Phân tích tài chính và các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Công ty Diana - pdf 12

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT TÀI CHÍNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1.1 Khái niệm
1.1.2 Bản chất của tài chính doanh nghiệp
1.1.3. Sự cần thiết của phân tích tài chính trong nền kinh tế thị trường
1.1.3.1. Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp
1.1.3.2. Đối với các nhà đầu tư
1.1.3.3. Đối với người cho vay
1.1.3.4. Các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế
1.1.3.5. Các đối tượng khác
1.2. NHIỆM VỤ, MỤC TIÊU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.2.1 Nhiệm vụ của phân tich tài chính
1.2.2 Mục tiêu của phân tích tài chính
1.2.3 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.3.1 Tài liệu phân tích
a) Bảng cân đối kế toán
b) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
d) Thuyết minh báo cáo tài chính
1.2.3.2. Công cụ phân tích
1.3 CÁC CHỈ TIÊU DÙNG TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ĐỂ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH
1.3.1 Năng lực tài chính
1.3.1.1 Khái niệm
1.3.1.2 Các chỉ tiêu dùng trong phân tích báo cáo tài chính để đánh giá năng lực tài chính
A) Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn
B) PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.
C) PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH
D) PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DIANA
PHẦN 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CP DIANA
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CP DIANA
1.2 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA SẢN PHẦM CÙNG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
1.3 HÌNH THỨC SỞ HỮU VỐN
1.4 NGHÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG – CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
PHẦN 2: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ CÁC CÔNG TÁC ĐƯỢC CHÚ TRỌNG
I. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
1. ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG
2. ĐẶC ĐIỂM VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT
3. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG
II. CÁC CÔNG TÁC ĐƯỢC CHÚ TRỌNG
1. CÔNG TÁC THU HÚT & ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
2. CÔNG TÁC ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
3. NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT & TINH THẦN CHO CBCNV
PHẦN 3: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC & CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA TỪNG PHÒNG BAN
2. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ TỪNG PHÒNG BAN
2.1 ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
2.2 HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
2.3 TỔNG GIÁM ĐỐC
PHẦN 5 : CÁC KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC
1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
1.1.Doanh thu
1.2. Về giá trị sản xuất công nghiệp :
1.3. Về nộp ngân sách nhà nước :
1.4. Về tăng trưởng lợi nhuận
2. THƯƠNG HIỆU
3. KẾT QUẢ PHONG TRÀO THI ĐUA ĐÃ ĐƯỢC GHI NHẬN
4. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU TRONG THỜI GIAN TỚI
PHẦN 6: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DIANA
I Đánh giá chung về tình hình tài chính tại công ty Diana
1. Đánh giá tổng quát về tài sản và nguồn vốn
PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN
PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN
PHÂN TÍCH KẾT CẤU TÀI SẢN
PHÂN TÍCH KẾT CẤU NGUỒN VỐN
II. Phân tích các tỷ số tài chính
1.Tỷ số về khả năng thanh toán
1.1 Khả năng thanh toán hiện thời
1.2 Khả năng thanh toán nhanh(Kn)
2. TỶ SỐ VỀ CƠ CẤU TÀI CHÍNH
2.1 hệ số nợ
2.2 HỆ SỐ THANH TOÁN LÃI VAY
3.TỶ SỐ HOẠT ĐỘNG
3.1 Số vòng quay tồn kho
3.2 Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu / Doanh thu bình quân 1 ngày
3.3 Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản
3.4 Hiệu suất sử dụng từng loại tài sản
4. TỶ SỐ VỀ DOANH LỢI
III. PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DIANA
1. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, không ngừng gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp
2. Nâng cao năng lực quản lý tài chính trong doanh nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Quốc gia là một con thuyền, doanh nghiệp là những tay chèo, con thuyền đất nước chỉ lướt tới đích nếu các tay chèo nhịp nhàng, phối hợp”. Đó là luận điểm của Robert S.Kaplan – một giáo sư chuyên nghành kế toán & quản trị kinh doanh tại trường đại học Harvard, là đồng chủ tịch cao cấp của tập đoàn Palladium Group và là cha đẻ của mô hình Balarced Scorecard. Luận điểm đó được ông nêu ra trong buổi lễ trao giải 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2009. Câu nói đó cho thấy mỗi doanh nghiệp đều có vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Dễ thấy, trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp không hoạt động đơn lẻ một mình mà có quan hệ với các nhà đầu tư, các chủ nợ, các cơ quan quản lý nhà nước, khách hàng….Các nhà đầu tư hiện hành hay tiềm năng khi quyết định đầu tư vốn vào doanh nghiệp rất quan tâm đến khả năng sinh lời trên đồng vốn đầu tư và mức rủi ro khi đầu tư vốn.Trong khi đó các chủ nợ lại quan tâm đến khả năng trả gốc và lãi của doanh nghiệp có quan hệ tín dụng. Các cơ quan quản lý nhà nước lại quan tâm đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra các chính sách kinh tế - tài chính phù hợp, sao cho doanh nghiệp phát triển đúng hướng và thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước.
Như vậy các nhà quản trị doanh nghiệp và các bên có liên quan đều muốn biết tình hình tài chính của doanh nghiệp như thế nào, cơ cấu vốn, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán….Để có câu trả lời cho vấn đề nêu trên họ phải thực hiện phân tích tài chính của doanh nghiệp, do đó phân tích tài chính là khâu rất quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Xuất phát từ những nhận thức đó cùng với thực tiễn của việc phân tích tài chính ở công ty Diana nên khi thực tập tại đây em đã chọn đề tài “ Phân tích tài chính và các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của công ty Diana” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình với mong muốn đóng góp 1 số kiến giải nhằm góp phần nâng cao năng lực tài chính tại công ty.
Sau thời gian kiến tập tại công ty Cổ phần Diana, được sự giúp đỡ tận tình của Giám đốc công ty, ban lãnh đạo công ty cán bộ công nhân viên chức trong công ty và đặc biệt là sự tận tình của PGS.TS Nguyễn Thị Phương Thảo giảng viên hướng dẫn tôi, để tui hoàn thành bán báo cáo này.
Trong thời gian đầu thực tập tại công ty, tui xin trình bày nội dung bài: "Báo cáo thực tập" của mình, bao gồm những nội dung sau:
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT TÀI CHÍNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1.1 Khái niệm
Phân tích tài chính là tập hợp các khái niệm, phương pháp, công cụ theo một hệ thống nhất định cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán cũng như các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp nhằm đưa ra những đánh giá chính xác, đúng đắn về tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp nhà quản lý kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như đoán trước những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai để đưa ra các quyết định xử lý phù hợp tùy theo mục tiêu theo đuổi.
1.1.2 Bản chất của tài chính doanh nghiệp
Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất như :
1 Tư liệu lao động
2 Đối tượng lao động
3 Sức lao động
Trong nền kinh tế thị trường mọi vận hành kinh tế đều được tiền tệ hóa vì vậy các yếu tố trên đều được thế hiện bằng tiền. Số tiền ứng trước để mua sắm các yếu tố trên gọi là vốn kinh doanh.
Trong doanh nghiệp vốn luôn vận động rất đa dạng có thể là sự dịch chuyển trong giá trị chuyển quyền sở hữu từ chủ thể này sang chủ thể khác hay sự dịch chuyển trong cùng một chủ thể. Sự vận động của vốn tiền tệ trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vân diễn ra liên tục, xen kẽ kế tiếp nhau không ngừng phát triển.
Mặt khác sự vận động của vốn tiền tệ không chỉ bó hẹp trong một chu kỳ sản xuất mà sự vận động đó hay trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội ( sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng ). Nhờ sự vận động của tiền tệ đã làm hàng loạt các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị phát sinh ở các khâu của quá trình tái sản xuất trong nền kinh tế thị trường. Những quan hệ kinh tế đó tuy chứa đựng nội dung kinh tế khác nhau nhưng đều có những đặc trưng giống nhau mang bản chất của tài chính doanh nghiệp. Hệ thống những quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị thuộc phạm trù bản chất tài chính doanh nghiệp bao gồm :
+ Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với nhà nước : Thể hiện thông qua việc nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp ( đối với các doanh nghiệp nhà nước ); ngân sách nhà nước mua cổ phiếu, góp vốn liên doanh….cấp trợ giá cho doanh nghiệp khi cần thiết; doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính với nhà nước như các loại thuế, phí, và lệ phí…
+ Quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp với nhau : Quan hệ giữa doanh nghiệp với các tổ chức tài chính trung gian( như ngân hàng, quỹ tiền tệ ) với các cơ quan, tổ chức kinh tế phi tài chính , với dân cư. Thể hiện thông qua các hoạt động như vay, cho vay vốn, mua bán trao đổi cổ phiếu, trái phiếu, mua bán trao đổi sản phẩm, hàng hóa các vật tư máy móc phục vụ cho sản xuất, cung cấp các dịch vụ, chi trả tiền công, cổ tức…
+ Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp : Quan hệ giữa doanh nghiệp với các phòng ban, đơn vị sản xuất trong việc tạm ứng, thanh toán tài sản, thể hiện thông qua các hoạt động tài chính như trả lương, thưởng, chi trả cổ tức cho các cổ đông, trích lập quỹ của doanh nghiệp,…
Những quan hệ này một mặt phản ánh rõ doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế độc lập chiếm địa vị chủ thể trong nền kinh tế, một mặt phản ánh rõ nét mối liên hệ giữa tài chính doanh nghiệp với các khâu khác trong hệ thống tài chính quốc gia.
1.1.3. Sự cần thiết của phân tích tài chính trong nền kinh tế thị trường
Thông qua một hệ thống các phương pháp, công cụ, kỹ thuật phân tích giúp cho người sử dụng thông tin có thể vừa đánh giá tổng hợp toàn diện khái quát, vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp để qua đó có thể đánh giá chính xác sức mạnh tài chính và triển vọng phát triển của doanh nghiệp. Vì thế phân tích tài chính mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp là mối quan tâm của rất nhiều đối tượng. Mỗi nhóm đối tượng này có nhu cầu thông tin khác nhau do vậy họ sẽ quan tâm đến những khía cạnh riêng trong bức tranh tài chính của doanh nghiệp
1.1.3.1. Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp
Mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý là lợi nhuận và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Vì vậy hơn ai hết các nhà quản lý cần đầu đủ thông tin để nhận biết đánh giá khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào có hiệu quả hay không, cơ cấu vốn, khả năng thanh toán… thông qua việc phân tích tài chính. Đây chính là cơ sở để các nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra các quyết định cần thiết có hiệu quả để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp và là cơ sở để định hướng cho Ban giám đốc, Giám đốc tài chính xây dựng các kế hoạch đầu tư, dự báo tài chính, kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp

03Lbb0I7k6uY0tc
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status