Một số giải pháp nhằm hạn chế tranh chấp trong hợp đồng tín dụng - pdf 12

Download Luận văn Một số giải pháp nhằm hạn chế tranh chấp trong hợp đồng tín dụng miễn phí



Theo khoản 5 điều 474 của Bộ Luật dân sự quy định: Trong trường hợp mà
khi đến hạn bên vay không trả hay trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi nợ
gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhànước công bố tương
ứng với thời hạn tại thời điểm trả nợ.
Điều 476 thì lại quy định: Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không
được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhànước công bố đối với
loại cho vay tương ứng. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi
nhưng không xác định rõ lãi suất hay có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi
suất cơ bản do Ngân hàng Nhànước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời
điểm trả nợ. Theo các quy định này thì lãi suất huy động và lãi suất cho vay (vay
và cho vay) của các tổ chức tín dụng được ấn định trên cơ sở và ràng buộc chặt
chẽ về mặt pháp lý với lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhànước công bố.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-28083/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

và phù hợp với pháp luật về phương án sản xuất kinh doanh,
phương án sử dụng vốn, chứng từ hợp pháp chứng minh quyền sở hữu tài sản bảo
đảm hay quyền sử dụng đối với bất động sản. Còn việc thẩm định các phương án
sản xuất kinh doanh đó là việc của người cho vay chứ không phải là nghĩa vụ của
người vay. Vì thế trong chừng mực nào đó tổ chức tín dụng bắt buộc người vay
trả các chi phí nêu trên là không hợp lý và cũng không phù hợp với quy định của
pháp luật. Chẳng hạn; tại khoản 2 điều 8 Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày
29/12/1999 về bảo đảm tiền vay cho tổ chức tín dụng: “Đối với tài sản bảo đảm
tiền vay không phải là quyền sử dụng đất thì việc xác định giá trị tài sản bảo đảm
tiền vay do các bên thỏa thuận hay thuê tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn xác
định trên cơ sở giá trị thị trường tại thời điểm xác định, có tham khảo đến các loại
giá như giá quy định của Nhà nước (nếu có), giá mua, giá trị còn lại trên sổ sách
kế toán và các yếu tố về giá khác”. Từ quy định này ta thấy, rõ ràng đối với những
loại tài sản là động sản nếu không thỏa thuận được giá trị thì các bên có quyền
thuê tổ chức thứ ba đứng ra định giá tiền thuê này cũng do các bên thỏa thuận trả.
Do đó, nếu khách hàng vay không chấp nhận việc định giá của tổ chức tín dụng
thì lúc đó chi phí cho việc định giá mới được đặt ra cho khách hàng vay.
Thứ ba, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận giải ngân một lần và
khách hàng sẽ hoàn trả vốn cộng lãi suất hàng tháng, thì việc tổ chức tín dụng tự
động ứng trước tiền lãi mà đáng lẽ ra khách hàng phải trả vào một khoản thời gian
sau nữa. Rõ ràng đây là cách hành xử trái quy định của pháp luật vi phạm nghĩa
vụ đã cam kết trong hợp đồng. Mặt khác, với việc không quy định cụ thể thời gian
giải ngân có thể là một hạn chế lớn của hợp đồng tín dụng. Ta biết rằng giải ngân
là nghĩa vụ cơ bản nhất của người cho vay trong trường hợp này tổ chức tín dụng
có giải ngân thì các nghĩa vụ khác của khách hàng mới phát sinh. Về lý thuyết thì
như vậy nhưng thực tiễn nếu tổ chức tín dụng giải ngân chậm so với thời gian cam
kết trong hợp đồng thì tổ chức tín dụng có bị phạt do vi phạm hợp đồng này hay
không? Vì việc giải ngân chậm cũng ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của họ
thậm chí có thể bị thiệt hại do sự chậm trễ đó gây ra. Ngoài ra nếu khách hàng vay
tiếp tục thực hiện hợp đồng thì khả năng sử dụng tiền vay không đúng mục đích
như thỏa thuận ban đầu là rất cao và đây cũng là một trong những nguyên nhân
gây ra rủi ro hoạt động tín dụng ngân hàng hay nói chính xác hơn nhiều tranh
chấp hợp đồng tín dụng có nguồn gốc từ các lý do trên.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh
SV: Huỳnh Trung Hiếu Trang 29
Tóm lại, giải ngân là nghĩa vụ cơ bản nhất của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên
trên thực tế nghĩa vụ này không được các tổ chức tín dụng thực hiện một cách đầy
đủ biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau mà khách hàng vay không phát hiện
hay cho rằng mình đang cần vốn nên sẳn sàng chấp nhận cách giải quyết đó của
tổ chức tín dụng. Đây là yếu tố dẫn đến tranh chấp trong quan hệ này là khách
hàng vay và tổ chức tín dụng liên quan đến hợp đồng tín dụng giữa hai bên.
1.2.2 Vấn đề tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng liên quan đến
thanh toán nợ gốc và lãi suất.
Về mặt pháp lý ở nước ta vấn đề tranh chấp hợp đồng tín dụng nói chung
luôn là vấn đề phức tạp. Nó phức tạp không chỉ từ chính các chủ thể tham gia
trong quan hệ đó mà còn từ chính các quy định của pháp luật trong việc điều
chỉnh các quan hệ đó cụ thể là pháp luật về hợp đồng để sao cho hợp đồng được
thiết lập chặt chẽ, đúng luật và hiệu quả khi nó được áp dụng thực tế. Giải quyết
được vấn đề này chắc chắn tranh chấp hợp đồng tín dụng sẽ được hạn chế tối đa.
Về bản chất hợp đồng tín dụng giữa một bên là tổ chức tín dụng (bên cho
vay) và bên còn lại là khách hàng vay (bên đi vay) chính là hợp đồng vay tài sản
mà đối tượng vay ở đây là một lượng tiền tệ nhất định. Hợp đồng tín dụng giữ vai
trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Do hợp đồng tín dụng có tác động rất
lớn đến đời sống kinh tế- xã hội. Có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật được
ban hành để điều chỉnh những vấn đề liên quan đến hợp đồng tín dụng như: Bộ
Luật dân sự 2005, Luật các tổ chức tín dụng đã được sửa đổi, bổ sung 2004, Luật
Ngân hàng Nhà nước các văn bản dưới Luật trực tiếp quy định cho hoạt động tín
dụng như: Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29-12-1999 về bảo đảm tiền vay của
tổ chức tín dụng; Thông tư số 06/2000/TT-NHNN1 ngày 04-04-2000 của Ngân
hàng Nhà Nước hướng dẫn thi hành nghị định 178; Nghị định số 85/2002/NĐ-CP
ngày 25-10-2002 sửa đổi, bổ sung nghị định 178; quyết định số 1627/2001/QĐ-
NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 31-12-2001 về việc
ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Gần đây văn
bản này tiếp tục bị sửa đổi, bổ sung một số điều bởi quyết định số 127/2005/QĐ-
NHNN ngày 03-02-2005 của Thống Đốc Ngân hàng Nhà Nước. Thông tư số
03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BTC-BCA-TCĐC ngày 23-04-2001 hướng dẫn việc
xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng….
Mặc dù có rất nhiều quy định điều chỉnh cho hoạt động tín dụng nhưng tranh chấp
hợp đồng tín dụng vẫn xảy ra từ chính các quy định này, chẳng hạn:
Nguyên nhân của tranh chấp hợp đồng tín dụng do không hoàn thành
nghĩa vụ trả nợ, lãi suất do từ các các quy định của Bộ Luật Dân Sự 2005.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh
SV: Huỳnh Trung Hiếu Trang 30
Theo khoản 5 điều 474 của Bộ Luật dân sự quy định: Trong trường hợp mà
khi đến hạn bên vay không trả hay trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi nợ
gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương
ứng với thời hạn tại thời điểm trả nợ.
Điều 476 thì lại quy định: Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không
được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với
loại cho vay tương ứng. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi
nhưng không xác định rõ lãi suất hay có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi
suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời
điểm trả nợ. Theo các quy định này thì lãi suất huy động và lãi suất cho vay (vay
và cho vay) của các tổ chức tín dụng được ấn định trên cơ sở và ràng buộc chặt
chẽ về mặt pháp lý với lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố.
Theo quy định tại khoản 9, điều 12 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
thì lãi suất cơ bản là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố làm cơ sở cho các
tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh.
Tổng hợp các quy định trên ta thấy rằng: Lãi suất ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status