Tiểu luận Việt Nam và hiệu ứng Wal-Mart - pdf 12

Download Tiểu luận Việt Nam và hiệu ứng Wal-Mart miễn phí



MỤC LỤC:
Chương I: Tổng quan về thị trường bán lẻ Việt Nam
- 1. Sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam
- 2. Thực trạng phát triển của thị trường bán lẻ nước ta hiện nay
- 3. Ưu điểm của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
- 4. Nhược điểm của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
Chương II: Wal-Mart và Hiệu ứng Wal-Mart
- 1.Giới thiệu về chung về Wal-Mart
- 2.Hiệu ứng Wal-Mart
Chương III: Ảnh hưởng của Hiệu ứng Wal-mart đối với nền kinh tế Việt Nam:
- 1. Tác động củaHiệu ứng Walmart đối với thị trường bán lẻ Việt Nam:
1.1: Walmart làm thay đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng :
1.2: Walmart tác động mạnh đến các doang nghiệp bán lẻ trong nước:
- 2. Tác động của hiệu ứng Walmart đối với toàn bộ nền kinh tế Việt Nam:
2.1:Những tác động cơ bản đối với nền kinh tế:
2.2: Hiệu Ứng Wal-mart trong vai trò định hướng nền kinh tế:
2.3:Vấn đề năng suất và lạm phát:
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-28311/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

Nam, thể hiện qua việc Việt Nam ngày càng trở thành một điểm kinh doanh hấp dẫn tại châu Á với tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững và nhu cầu tiêu dùng ổn định trong thời gian dài”. Thật vậy, sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam ngày càng tăng nhanh trong những năm gần đây. Trong năm 2007, chỉ số phát triển kinh doanh bán lẻ của Việt Nam xếp thứ 2 thế giới, sau Ấn Độ, và đến tháng 6 năm 2008 thì Việt Nam đã vượt lên chiếm ngôi thứ nhất (theo xếp hạng của Công ty tư vấn Mỹ A.T.Keaney về chỉ số phát triển kinh doanh bán lẻ toàn cầu). Như vậy, thị trường bán lẻ nước ta “qua mặt” cả ba “người khổng lồ” Ấn Độ, Nga và Trung Quốc để chiếm “ngôi hậu” trong “làng bán lẻ” thế giới. Năm 2009, doanh số vẫn tiếp tục tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái, trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế. Chính nhờ có sự phát triển mạnh mẽ này mà ngành dịch vụ bán lẻ đóng góp cho GDP 15%/năm và tạo ra việc làm cho 5,4 triệu lao động, tương đương với khả năng tạo việc làm của ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động của Việt Nam - công nghiệp chế biến. Đây thực sự là cơ hội tốt để các doanh nghiệp dự báo được về triển vọng thị trường bán lẻ, qua đó xây dựng chính sách phù hợp trong việc phát triển doanh nghiệp của mình.
2. Thực trạng phát triển của thị trường bán lẻ nước ta hiện nay
Yếu tố truyền thống và bền vững nhất cho sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam chính là sự đóng góp ngày càng lớn của những nhà bán lẻ tên tuổi, như: Sai Gon Co.op, Maxi Mart, Citi Mart, G7 Mart, Vissan…Họ đang ngày càng hoàn thiện, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các loại hình bán lẻ của mình. Đại diện của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho biết mục tiêu đến năm 2015, Hapro sẽ trở thành một trong những thương hiệu bán lẻ hàng đầu Việt Nam với hệ thống 2 đại siêu thị, 5 trung tâm thương mại, 60 siêu thị, 30 cửa hàng tiện ích mang thương hiệu HaproMart, 213 cửa hàng, điểm kinh doanh rau và thực phẩm an toàn HaproFood, 300 cửa hàng chuyên doanh và 1 hệ thống tổng kho, kho hàng hóa, dịch vụ hậu cần logistics…
Bên cạnh đó, nhiều công ty đa quốc gia cũng đang tăng cường mở rộng hệ thống phân phối và chuỗi cửa hàng riêng của mình như: Unilever, Procter & Gamble, Johnson & Johnson, Coca Cola, Adidas, Nestlé, KFC, Lotteria... với hàng loạt các nhãn hiệu đang đi sâu vào thói quen tiêu dùng của người Việt.
Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bán lẻ Việt Nam trong những năm gần đây còn có sự đóng góp không nhỏ của nhà phân phối bán lẻ quốc tế, như South Asia Investments Pte (Singapore), hệ thống siêu thị Big C (Pháp), Metro Cash & Carry (Đức), Zen Plaza (Nhật Bản), Diamond Plaza (Hàn Quốc), Parkson (Tập đoàn Lion, Malaysia),... Các tập đoàn này không chỉ tập trung tại các thành phố có sức mua lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội mà còn mở rộng phạm vi hoạt động đến các tỉnh thành tại miền Trung, miền Nam. Nhận định về sự xâm nhập của các thương hiệu bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam, ông Richard Leech, Giám đốc Công ty CB Richard Ellis Việt Nam cho biết, mặc dù bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu song năm vừa qua thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn xuất hiện nhiều thương hiệu quốc tế mới như Naf Naf, Morgan de Toi, Mexx, Aldo, Hard Rock Café, Debenhams. Điều này cho thấy chắc chắn trong năm 2010 sẽ có thêm nhiều nhà bán lẻ cao cấp nước ngoài tham gia vào thị trường bán lẻ Việt Nam.
3. Ưu điểm của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
Trước tiên phải kể đến sự thành lập của hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) vào ngày 5/10/2007, với hơn 130 doanh nghiệp tham gia. Hiệp hội đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và nâng cao năng lực cho các nhà bán lẻ Việt Nam, từng bước hình thành hệ thống bán lẻ Việt Nam với quy mô lớn và tính chuyên nghiệp cao; tham gia xây dựng cơ chế chính sách, quy hoạch phát triển loại hình kinh tế bán lẻ. Sự ra đời của AVR là cầu nối để kết nối các doanh nghiệp, tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ và là kênh thông tin hữu ích để trao đổi giúp các doanh nghiệp tận dụng những cơ hội và vượt qua mọi thách thức.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam nhận được ưu đãi về chính sách của Nhà nước. Chính phủ bảo vệ các doanh nghiệp trong nước bằng những chính sách mà WTO cho phép như: đào tạo nguồn nhân lực; tìm tòi những công nghệ mới; thiết lập hệ thống phân phối hiện đại...
Bằng sự nhanh nhạy, linh hoạt và khả năng nắm bắt các yếu tố thay đổi của thị trường, các nhà bán lẻ trong nước đang có được những lợi thế nhất định. Lợi thế của các nhà bán lẻ là người Việt Nam có phong trào người Việt ưu tiên dùng hàng Việt, nhu cầu tiêu dùng Việt Nam ngày càng cao và đa dạng, người tiêu dùng Việt Nam tiếp cận với cách bán hàng qua Internet, TV shopping, qua di động ngày càng nhiều hơn…Trong tương lai, thị trường bán lẻ của Việt Nam sẽ sẵn sàng mở cửa cho hội nhập và cạnh tranh bình đẳng đa dạng.
4. Nhược điểm của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
Nhận định về thị trường bán lẻ tại Việt Nam, Tiến sỹ Đinh Thị Mỹ Loan – Phó chủ tịch thường trực, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết: “Thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn có nhiều khó khăn và thách thức như tăng trưởng về số lượng nhưng chưa bền vững về chất lượng; tính chuyên nghiệp, nguồn nhân lực và kinh nghiệm quản lý còn yếu; cơ sở hạ tầng để phát triển ngành bán lẻ chưa nhiều” Bên cạnh đó, chúng ta còn gặp những rào cản khác về vốn, văn hóa phục vụ, công nghệ bán hàng, năng suất lao động, chưa xây dựng được thương hiệu mạnh... Trong đó 2 điểm yếu nhất của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam chính là khả năng tài chính và cách quản lý.
Ngoài ra còn xuất hiện nhiều bất cập từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước như chưa kiểm soát tốt vấn đề buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và chính sách thuế chưa công bằng. Trong thực tế, những vi phạm Luật Cạnh tranh vẫn xảy ra thường xuyên.
CHƯƠNG II: WAL-MART VÀ HIỆU ỨNG WAL-MART
1. Giới thiệu về chung về Wal-Mart:
Theo tạp chí Fortune (Mỹ), WalMart được mệnh danh là “nhà bán lẻ hàng hóa được ưa chuộng nhất”. Với tổng thu nhập trên toàn thế giới là 256 tỉ USD, WalMart được thành lập với cửa hàng đầu tiên ở Rogers, bang Arkansas (Mỹ) vào năm 1962. người sáng lập WalMart, Sam Walton
Ngày 31-10-1969, WalMart chính thức trở thành tập đoàn và mang tên WalMart Stores Inc. Tính đến năm 2005, WalMart có tất cả 1.300.000 công nhân viên trên toàn thế giới, trở thành tập đoàn tư nhân đông nhân viên nhất thế giới. Phương châm xuyên suốt của WalMart là quy tắc “người bán hàng vui vẻ” được mọi nhân viên của tập đoàn WalMart áp dụng. Nhờ đó, bất kỳ khách hàng nào bước vào cửa hàng cũng nhận được nụ cười tươi tắn từ các nhân viên và sự giúp đỡ lúc cần thiết.
2. Hiệu ứng Wal-Mart:
Wal-mart không chỉ là một cửa hàng, một công ty khổng lồ, hay một hiện tượng đơn thuần. Wal-mart sắp đặt nơi mà chúng ta mua sắm, những mặt hàng được mua, và mức giá mà chúng ta trả. Wal-mart "thâm nhập" vào bên trong...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status