Tiểu luận Quản lý nhà nước về mặt hàng sữa - pdf 12

Download Tiểu luận Quản lý nhà nước về mặt hàng sữa miễn phí



Mục lục
I. Cơ sở lý luận: . 3
1.1 Các khái niệm 3
1.2.Vai trò của quản lý nhà nước về thương mại đối với mặt hàng sữa 4
1.3. Các phương pháp và công cụ quản lí nà nước về thương mại 4
a. Các phương pháp quản lý nhà nước về thương mại 4
b. Các công cụ quản lý nhà nước về thương mại 5
II. Nội dung quản lí nhà nước về thương mại đối với mặt hàng sữa 7
2.1. Tổng quan về mặt hàng sữa 7
a. Cơ cấu mặt hàng sữa trên thị trường Việt Nam hiện nay 7
b. Nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng 8
c. Chất lượng sữa: 9
d. Giá các loại sữa trên thị trường hiện nay: 3 năm, sữa tăng giá 16 lần 9
2.2 Nội dung cơ bản của quản lí nhà nước về thương mại đối với mặt hàng sữa 10
a. Quản lý, kiểm soát lưu thông mặt hàng sữa trên thị trường. 10
b. Quản lý hệ thống thương nhân và các giao dịch thương mại liên quan tới mặt hàng sữa. 10
c. Quản lý cơ sở hạ tầng và mạng lưới thương mại 11
d. Quản lý chấp hành chế độ quy định và pháp luật liên quan đến mặt hàng sữa 11
e. Các nội dung quản lý khác 11
III. Thực trạng quản lí nhà nước về thương mại đối với mặt hàng sữa. 12
3.1. Nhà nước sử dụng công cụ kế hoạch hóa 12
a. Chiến lược phát triển thương mại 12
b) Quy hoạch phát triển: 12
c) Chương trình dự án: 14
3.2.Nhà nước sử dụng các chính sách kinh tế và chính sách thương mại 14
a. Chính sách tỉ giá hối đoái: 14
b. Chính sách giá cả 15
c. Chính sách chất lượng 16
d. Chính sách thuế 18
e. Chính sách chăn nuôi bò sữa 20
3.3. Nhà nước Sử dụng công cụ pháp luật: 20
a. Luật thuế xuất nhập khẩu của mặt hàng sữa. 20
b. Luật cạnh tranh 22
c. Pháp lệnh giá 23
d. Các văn bản pháp luật về thương mại khác 23
3.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý nhà nước về thương mại đối với mặt hàng sữa 23
IV.Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước về thương mại đối với mặt hàng sữa và kết luận 24
4.1.Sửa đổi, bổ sung một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ thương nhân hoạt động kinh doanh 24
4.2. Đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả của các hình thức tổ chức và cách kinh doanh thương mại 25
4.3. Tăng cường hiệu lực của nhà nước đối với thị trường và thương mại trong nước 26
4.4. Đổi mới, hoàn thiện các chính sách và cách bảo hộ sản xuất trong nước và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. 26
4.5. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống phân phối thích ứng với tổ chức, đặc điểm và quy mô thị trường 27
4.6. Bộ Tài chính cần nhanh chóng soạn thảo dự thảo Luật Giá để Chính phủ sớm trình Quốc hội ban hành 27
Kết luận 27
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-28823/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

bột ở Việt Nam hiện nay còn tồn tại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh như có những chức năng sản phẩm chưa được cơ quan có thẩm quyền kiểm định, nhưng doanh nghiệp vẫn công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng gây sự hiểu nhầm cho người tiêu dùng.
d. Giá các loại sữa trên thị trường hiện nay: 3 năm, sữa tăng giá 16 lần
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong 3 năm qua, thị trường sữa bột tại Việt Nam tăng giá tới 16 lần, mỗi lần tăng từ 3-10%.
Đến hẹn lại lên, từ đầu năm đến giờ cứ 2 - 3 tháng là giá sữa lại tăng một lần. Có muôn vàn lý do được các hãng đưa ra như tỷ giá, nguyên liệu đầu vào tăng, thay đổi mẫu mã cho đến bổ sung dưỡng chất…
Đầu tháng 1/2010, hãng sữa Abbott, Mead Johnson, Friesland Campina Việt Nam tăng từ 4 - 9%. Hai tháng sau, một số sản phẩm của hãng Dumex, Meiji… cũng tăng thêm 5%. Ào ạt nhất là đợt tăng giá từ tháng 7 đến tháng 9 của nhiều hãng như Abbott, Friesland Campina Việt Nam, XO với mức điều chỉnh 5 - 10%...
2.2 Nội dung cơ bản của quản lí nhà nước về thương mại đối với mặt hàng sữa
a. Quản lý, kiểm soát lưu thông mặt hàng sữa trên thị trường.
-Là một nội dung quan trọng của nhà nước góp phần định hướng đầu tư và cơ cấu lại sản xuất cho nền kinh tế, đặc biệt là định hướng phát triển sản phẩm cho các doanh nghiệp.
- Quản lý, kiểm soát lưu thông mặt hàng sữa trên thị trường tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:
+Khuyến khích lưu thông và cung ứng các mặt hàng sữa, tạo điều kiện thuận lợi để đa dạng hóa chủng loại các mặt hàng về sữa trên thị trường, có cơ cấu phù hợp với nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu.
+Khuyến khích sữa sản xuất trong nước thay thế sữa nhập khẩu.
+Cấm các hành vi cản trở lưu thông sữa trên thị trường.
+Quản lý chất lượng sữa trên thị trường trong nước và xuất nhập khẩu
b. Quản lý hệ thống thương nhân và các giao dịch thương mại liên quan tới mặt hàng sữa.
- Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
- Quản lý của nhà nước đối với thương nhân và các giao dịch thương mại liên quan tới mặt hàng sữa tập trung chủ yếu vào các nội dung sau:
+ Quy định các điều kiện, thủ tục đăng ký, điều kiện kinh doanh và phạm vi hoạt động của thương nhân, điều chỉnh các hành vi thương mại và quy định những nguyên tắc, chuẩn mực trong hoạt động thương mại.
+ Đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp luật của các thương nhân trong hoạt động thương mại.Nghiêm cấm các hành vi cạnh tranh gây tổn hại đến lợi ích quốc gia.
+ Định hướng, tạo khuôn khổ và hành lang cho các hoạt động thương mại của các thương nhân.
+ Thực hiện hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển và chấp hành pháp luật về mặt hàng sữa ,về thương mại.Hạn chế và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại.
c. Quản lý cơ sở hạ tầng và mạng lưới thương mại
- Cơ sở hạ tầng và mạng lưới thương mại đóng vai trò quan trọng đối với phát triển lưu thông và cung ứng sữa trên thi trường.Cơ sở hạ tầng và mạng lưới thương mại bao gồm các trung tâm đầu mối giao dịch thương mại, trung tâm thương mại nhập khẩu và phân phối hàng nhập khẩu, hệ thống kho ở các vùng sản xuất tậo trung hay bến cảng…
- Quản lý cơ sở hạ tầng và mạng lưới thương mại tập trung vào các vấn đề sau:
+ Lập quy hoạch và kế hoạch đầu tư và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển về mặt hàng sữa.
+ Tăng cường quản lý cơ sở hạ tầng thương mại.
d. Quản lý chấp hành chế độ quy định và pháp luật liên quan đến mặt hàng sữa
- Kiểm tra việc đăng ký kinh doanh
- Kiểm tra việc chấp hành các chế độ quy định và pháp luật về mặt hàng sữa
- Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm chế độ quy định và pháp luật liên quan đến mặt hàng sữa.
e. Các nội dung quản lý khác
- Hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm
- Đào tạo và xây dựng về đội ngũ cán bộ hoạt động thương mại
- Tổ chức hướng dẫn các hoạt động xúc tiến thương mại
- Tổ chức và quản lý về công tác nghiên cứu khoa học thương mại
III. Thực trạng quản lí nhà nước về thương mại đối với mặt hàng sữa.
Sữa là một trong những ngành đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngành thực phẩm ở Việt Nam, với mức tăng trưởng doanh thu trung bình đạt 18% năm. Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành năm 2008 đạt 7.083 tỷ đồng, chiếm 4,97% giá trị sản xuất công nghiệp của ngành thực phẩm đồ uống và 1,09% giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp.Để ngành sữa có thể phát triển ổn định và bền vững thì cần có sự quản lý của nhà nước.
3.1. Nhà nước sử dụng công cụ kế hoạch hóa
a. Chiến lược phát triển thương mại
Chiến lược phát triển ngành sữa Việt Nam đến năm 2020 :
Mục tiêu đến năm 2020:
Sản xuất sữa:
Mục tiêu số lượng bò sữa năm 2010 là 200.000 con năm 2015 là 350 000 và năm 2020 khoảng 500.000 con. Mục tiêu SX sữa năm 2010: 350.000 tấn, năm 2015: 700.000 tấn, 2020: khoảng 1.000.000 tấn
Tiêu thụ sữa:
Mức tiêu thụ sữa trên đầu người năm 2010: 12k/ 2015 16 k / 2020 >20k / kg/ ng, 2015: 16 kg/ng, 2020: >20kg/ng.
SX sữa đáp ứng tiêu dùng trong nướcnăm 2010: khoảng 30%, năm 2015: 34% và 2020:38%
b) Quy hoạch phát triển:
Theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sữa VN đến năm 2010 và định hướng đến 2020 mà Bộ Công nghiệp vừa ban hành, sản lượng sữa toàn ngành trung bình tăng khoảng 5-6%/năm trong giai đoạn 2006-2010.Trong đó, sữa đặc có mức tăng trưởng 1%, sữa bột 10%, sữa tươi thanh trùng 20%, sữa chua các loại là 15% và kem là 10%. Hiện năng lực sản xuất toàn ngành đạt khoảng 547,3 triệu lít/năm (quy sữa đã chế biến). Tuy nhiên, để đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ đang có xu hướng tăng, trong năm nay, toàn ngành phải đầu tư bổ sung thêm năng lực sản xuất 120 triệu lít và đến năm 2010 là 248 triệu lít. Ngoài ra, để xây dựng và phát triển ngành sữa đồng bộ, Bộ Công nghiệp đặc biệt chú ý đến sản xuất nguyên liệu đến chế biến sản phẩm quy sữa chế biến đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước đạt mức bình quân 8 kg/người/năm vào năm 2005; 10 kg/người/năm vào năm 2010, 20 kg/người/năm vào năm 2020 và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.Để đạt được mục tiêu trên, theo Bộ Công nghiệp, ngành cần sự đóng góp và huy động 1.997 tỷ đồng trong năm nay và 2.195 tỷ đồng vào năm 2010.Hiện nay, giá thu mua sữa ở VN đắt hơn giá sữa thế giới bình quân 600 đồng/lít (cao hơn khoảng 17%). Vì vậy, các doanh nghiệp có xu hướng nhập sữa ngoại, mặc dù thuế nhập khẩu sữa đang ở mức cao.
Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Sữa
Đối chiếu với năng lực sản xuất toàn ngành hiện có khoảng 547,3 triệu lít/năm (quy sữa tươi đã chế biến) và nhu cầu tiêu thụ sẽ tăng lên theo hàng năm, dự kiến đến 2005 toàn ngành phải đầu tư bổ sung thêm năng lực sản xuất 120 triệu lít ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status