Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty xuất nhập khẩu da giầy Sài Gòn - Chi nhánh Hà Nội - pdf 12

Download Đề tài Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty xuất nhập khẩu da giầy Sài Gòn - Chi nhánh Hà Nội miễn phí



Với kênh phân phối trực tiếp, doanh nghiệp có thể nắm bắt được nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác tốc độ tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng, doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận cao. Nhưng loại kênh này hạn chế trình độ chuyên môn hoá. Việc tổ chức và quản lý kênh phức tạp.
Kênh phân phối gián tiếp thường áp dụng với những doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, cơ cấu mặt hàng phức tạp, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trên phạm vi rộng mà nếu quan hệ trực tiếp sẽ không có lợi. Ưu điểm của loại kênh này là nâng cao trình độ chuyên môn hoá do có trung gian. Nhược điểm là doanh nghiệp có thể gặp phải rủi ro lớn vì bị phụ thuộc vào tư cách của người trung gian. Doanh nghiệp sẽ không trực tiếp nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng, lợi nhuận làm ra bị chia sẻ cho nhiều người.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-28785/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ối với doanh nghiệp
- Nắm bắt và đoán nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm của doanh nghiệp để có thể chuẩn bị cho tương lai.
III. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP
1. Nghiên cứu thị trường
Để thành công trên thương trường, đòi hỏi bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện công tác nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường là khâu đầu tiên của quá trình kinh doanh, đó là việc tìm kiếm và khai thác cơ hội kinh doanh, xuất hiện trên thị trường.
- Mục đích của nghiên cứu thị trường là nghiên cứu, xác định, khả năng bán một loại hàng hoá hay một nhóm mặt hàng nào đó trên địa bàn xác định để trên cơ sở đó doanh nghiệp tổ chức các hoạt động của mình nhằm đáp ứng những gì mà thị trường đòi hỏi. Nếu thị trường được xác định quá hẹp có thể làm cho doanh nghiệp bỏ lỡ thời cơ kinh doanh, còn nếu thị trường được xác định quá rộng thì sẽ làm cho nỗ lực và tiềm năng của doanh nghiệp bị lãng phí. Thị trường thích hợp của một doanh nghiệp là thị trường phù hợp với mục đích và khả năng của doanh nghiệp. Vì vậy, nghiên cứu xác định được thị trường có nghĩa rất quan trọng đối với tiêu thụ sản phẩm.
- Yêu cầu của việc nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu thị trường luôn luôn được coi là vấn đề phức tạp, phong phú và đa dạng. Do đó, đòi hỏi phải có phương pháp nghiên cứu thích hợp, người nghiên cứu phải tuân theo trình tự sau đây:
Một là, tổ chức hợp lý việc thu thập các nguồn thông tin về nhu cầu của các loại thị trường
Hai là, phân tích và xử lý đúng đắn các loại thông tin đã thu thập được của các loại thị trường.
Ba là, xác định nhu cầu của từng loại thị trường mà doanh nghiệp có khả năng đáp ứng.
- Nội dung chủ yếu của nghiên cứu thị trường là nghiên cứu khả năng thâm nhập của thị trường và mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Nội dung của nghiên cứu này bao gồm:
+ Nghiên cứu các nhân tố môi trường để phân tích được những ràng buộc ngoài tầm kiểm soát của công ty cũng như những thời cơ có thể phát sinh.
+ Thu thập thông tin khái quát về quy mô thị trường, chủ yếu qua tài liệu thống kê về tiêu thụ và bán hàng giữa các không gian thị trường như: doanh số bán của ngành và nhóm hàng theo hai chỉ tiêu hiện vật và giá trị; số lượng người tiêu thu, người mua và người bán trên thị trường, mức độ thoả mãn nhu cầu thị trường so với tổng dung lượng thị trường.
+ Nghiên cứu tổng quan kết cấu địa lý, mặt hàng, phân bố dân cư và sức mua, vị trí và sức hút, cơ cấu thị trường người bán hiện hữu của thị trường tổng thể.
+ Nghiên cứu động thái và xu thế vận động của thị trường, ngành, nhóm hàng, lĩnh vực kinh doanh
+ Nghiên cứu các chính sách và ứng xử của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
+ Từ những kết quả phân tích các nội dung trên, doanh nghiệp có cách nhìn tổng quan về định hướng nhằm chọn cặp sản phẩm thị trường triển vọng nhất, đánh giá tiềm năng thị trường tổng thể, đo lường thị phần và tập khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải chú ý đến công tác nghiên cứu khách hàng nó bao gồm các vấn đề sau:
+ Xác định thông số khái quát và phân loại khách hàng tiềm năng theo các chỉ tiêu kinh tế và xã hội học như tuổi, giới tính, thu nhập…
+ Nghiên cứu tập tính và thói quen lựa chọn của khách hàng và ảnh hưởng của trao đổi thông tin mua bán đến tiến trình mua hàng của khách.
+ Nghiên cứu động cơ mua sắm và hành vi ứng xử của khách hàng tiềm năng.
+ Nghiên cứu tâm lý khách hàng.
Như vậy, nghiên cứu thị trường là một khâu quan trọng đối với các doanh nghiệp, nó giúp các doanh nghiệp nhận biết được và đánh giá được khả năng xâm nhập và tiềm năng của thị trường để định hướng quyết định lựa chọn thị trường tiềm năng và chiến lược tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp .
2. Xây dựng chiến luợc tiêu thụ sản phẩm
2.1. Những căn cứ xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm
a. Căn cứ vào khách hàng: Trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt trongđiều kiện xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng hàng hoá dịch vụ giữa các nhóm dân cư càng bị phân hoá bởi thế không còn thị trường đồng phát. Để tồn tại và phát triển mỗi doanh nghiệp có thể và cần chiếm được khách hàng, không có khách hàng thì doanh nghiệp không có đối tượng để phục vụ do đó cũng không cần có sự kinh doanh. Do vậy, khách hàng là cơ sở của mọi chiến lược, là yếu tố xuyên suốt quá trình tiêu thụ, triển khai và thực hiện chiến lược tiêu thụ của bất cứ doanh nghiệp nào. Để chiến lược tiêu thụ thực sự dựa vào khách hàng khi xây dựng chiến lược tiêu thụ, doanh nghiệp phải phân chia thị trường và trên cơ sở đó xác định tỷ trọng khách hàng mà doanh nghiệp phải thu hút.
b. Căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp: Khai thác thế mạnh của doanh nghiệp là một yêu cầu quan trọng, vì bất cứ một doanh nghiệp nào khi so sánh với doanh nghiệp khác đều có mặt mạnh và mặt yếu. Do vậy, khi hoạch định chiến lược tiêu thụ, doanh nghiệp cần khai thác triệt để mặt mạnh và nhìn thẳng vào vấn đề hạn chế. Mặt khác, cần phân bổ các nguồn lực một cách có hiệu quả. Nguồn lực ở đây chính là tài sản và nhân lực. Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần chú ý khi xây dựng chiến lược tiêu thụ, đây chính là lực lượng quyết định sự phát triển về chiều sâu của doanh nghiệp.
c. Căn cứ vào đối thủ cạnh tranh: Cơ sở của căn cứ này là so sánh các khả năng của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh để tìm ra lợi thế. Ưu thế của doanh nghiệp được thể hiện trên hai giác độ:
+ Ưu thế hữu hình: được định lượng bằng các chỉ tiêu cụ thể như:vật tư, tiền vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật…
+ Ưu thế vô hình: là ưu thế không thể định lượng được như uy tín doanh nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, khả năng chiếm giữ các luồng thông tin…
2.2. Nội dung cơ bản của chiến lược tiêu thụ sản phẩm
Chiến lược tiêu thụ sản phẩm của mỗi doanh nghiệp được xây dựng trên những căn cứ khác nhau, với những mục đích khác nhau nhưng đều phải có hai phần đó là chiến lược tổng quát và chiến lược bộ phận
a. Chiến lược tổng quát: chiến lược này có nhiệm vụ xác định các bước đi và hướng đi cùng với mục tiêu cần hướng tới. Nội dung của chiến lược này thể hiện bằng những mục tiêu cụ thể như: phương hướng sản xuất, loại sản phẩm và thị trường tiêu thụ… Nhưng vấn đề quan trọng là phải xác định được mục tiêu then chốt cho từng thời kỳ
b. Chiến lược bộ phận
* Chiến lược sản phẩm
+ Vai trò của chiến lược sản phẩm: chiến lược sản phẩm là xương sống của chiến lược tiêu thụ. Trình độ sản xuất càng cao, cạnh tranh càng gay gắt thì vai trò của chiến lược sản phẩm càng trở nên quan trọng. Chiến lược sản phẩm không những chỉ bảo đảm cho sản xuất kinh doanh đúng hướng mà còn gắn bó chặt chẽ giữa các khâu của quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp với nhau nhằm thực hiện các ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status