Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Agribank Long Biên - pdf 12

[h2:mp97u9ir]Download miễn phí Đề tài Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Long Biên[/h2:mp97u9ir]



Trụ sở chính huy động các cán bộ có học hàm học vị , cán bộ giỏi nghiệp vụ tham gia xây dựng chương trình đào tạo, các chương trình có mời giảng viên ngoài từ các trường ĐH, viện nghiên cứu, chuyên gia các ngân hàng bạn thì họ tự lên chương trình theo yêu cầu nội dung cần truyền đạt cho học viên mà TTĐT đưa ra. Các chương trình học được cụ thể hóa đến từng nội dung, kiến thức, kĩ năng mà chương trình sẽ cung cấp cho học viên( được trình bày cụ thể trong công văn yêu cầu chi nhánh cử cán bộ đi học). Tài liệu học tập do trụ sở chính, các giảng viên ngoài biên soạn được hội đồng khoa học NHNNo&PTNT Việt Nam phê duyệt, in và gửi các đơn vị để học viên nghiên cứu trước khi học. Tài liệu cung cấp những kiến thức cần thiết, cụ thể về lĩnh vực chuyên môn hoạt động của ngân hàng, sát với thực tiễn nên rất thiết thực và hữu ích cho công tác đào tạo.

[h3:mp97u9ir]Tóm tắt nội dung:[/h3:mp97u9ir] tính đến tháng 31/12/2007 số cán bộ nữ chiếm 75% do đặc thù công việc của ngành ngân hàng. Vì vậy cần có kế hoạch đào tạo phù để phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của lao động nữ, để họ vừa có thể hoàn thành công việc của người phụ nữ trong gia đình và công việc cơ quan. Tuổi đời của cán bộ nói chung và cán bộ nữ nói riêng trong chi nhánh là trẻ, họ thường có con nhỏ điều này ảnh hưởng lớn đến điều kiện học tập của họ. Các nữ cán bộ thường ngại tham gia các lớp học vì phải chăm sóc con nhỏ, khi xây dựng một chương trình đào tạo cần tính toán để họ vừa chăm sóc con và vừa có thể học tập. Một ảnh hưởng khác của cán bộ nữ đến đào tạo là do quan niệm xã hội ít nhiều còn ảnh hưởng dẫn tới thái độ an phân, tự thỏa mãn với vị trí, mức lương hiện tại của mình nên không muốn phấn đấu học tập.
Đội ngũ cán bộ trẻ trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, tuổi bình quân là 35,8 tuổi, năng động, ham học hỏi và dễ tiếp thu kiến thức mới, trình độ đại học trở lên chiếm tỉ lệ cao 79,7% nên hoạt động đào tạo chủ yếu là các lớp học ngắn hạn để nâng cao trình độ nghiệp vụ. Chi nhánh có cử cán bộ đi học các khóa học cao học, đại học và dài hạn khác nhưng chiếm tỉ lệ nhỏ
2.3.1.3. Đặc điểm kinh doanh của chi nhánh
Là nhân tố ảnh hưởng lớn đến đào tạo và phát triển của chi nhánh. Trong tương lai ngân hàng là ngành dịch vụ phát triển mạnh và có vại trò quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế đồng thời cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các ngân hàng khác, từ các hãng cung cấp sản phẩm thay thế như bảo hiểm, quỹ đầu tư, …và từ sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ ngân hàng. Trước đây chỉ có một hình thức giao dịch với khách hàng là giao dịch trực tiếp giờ đây khoa học công nghệ phát triển làm cho hình thức giao dịch cũng phong phú và hiện đại hơn nhiều. Chi nhánh đã ứng dụng các công nghệ hiện đại để cung cấp các dịch vụ mới như dịch vụ chuyển tìên nhanh WESTERN UNION, dịch vụ trả lời tự động PHONE BANKING, nghiệp vụ thẻ… Vì vậy đội ngũ cán bộ ngân hàng cần được đào tạo hơn nữa để đáp ứng sự phát triển nhanh chóng và sự cạnh tranh khốc liệt của ngành ngân hàng.
Ngân hàng là một ngành dịch vụ hoạt động giao dịch tiếp xúc với khách hàng là chủ yếu nên thái độ của CBNV trong phục vụ khách hàng là vô cùng quan trọng cần có một thái độ phục vụ chu đáo, nhiệt tình, thân thiện. Đào tạo không thể bỏ qua kĩ năng này.
Đối tượng phục vụ rộng cả trong và ngoài nước, nhiều loại hình doanh nghiệp, tầng lớp dân cư vì vậy đòi hỏi các cán bộ nhân viên trong chi nhánh phải thường xuyên cập nhật kiến thức để các hoạt động giao dịch trong chi nhánh có hiệu quả hơn.
Những đặc điểm trên đòi hỏi CBNV trong chi nhánh phải không ngừng học hỏi nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, tinh thần, trách nhiệm và thái độ phục vụ để đáp ứng đòi hỏi của công việc ngày càng cao.
2.3.1.4. Quan điểm về đào tạo của ban lãnh đạo
Ban lãnh đạo luôn coi người lao động là tài sản quý nhất và quyết định thành bại của chi nhánh vì vậy công tác đào tạo luôn nhận được sự quan tâm của ban lãnh đạo chi nhánh. Phỏng vấn bà Đặng Thị Hồng Vân - Giám đốc chi nhánh cho biết “ Ngân hàng nông nghiệp có đội ngũ cán bộ được coi là yếu nhất trong hệ thống các ngân hàng cả nước, đặc biệt chi nhánh Long Biên mới được nâng cấp từ phòng giao dịch Chương Dương lên vì vậy đội ngũ CBNV vẫn tồn tại nhiều bất cập, yếu kém cần đào tạo nâng cao. Chi nhánh luôn coi đào tạo NNL là một nhiệm vụ quan trọng, là một yếu tố quyết định sự thành bại của chi nhánh vì vậy luôn tạo điều kiện tốt nhất cho công tác đào tạo”.
Chi nhánh có nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ: hỗ trợ kinh phí, bố trí công việc phù hợp để nhân viên chi nhánh vừa tham gia học tập vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ…Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế là sự quan tâm của ban lãnh đạo còn chung chung chưa có chương trình, kế hoạch cụ thể.
2.3.1.5. Các nhân tố khác
Tài liệu: tài liệu cho các chương trình học gồm có : tài liệu do NHNNo&PTNT VN biên soạn, tài liệu do giảng viên kiêm chức chịu trách nhiệm giảng dạy biên soạn sau đó ngân hang trung ương duyệt, tài liệu do các cơ sở liên kết đào tạo biên soạn , các văn bản pháp quy. Các tài liệu nhìn chung đã cung cấp được các kiến thức cơ bản, cần thiết với công việc cho người lao động nhưng vẫn còn có một số nhược điểm là một số tài liệu do các cơ sở liên kết cung cấp đưa ra những kiến thức chung chung chưa sát với thực tế hoạt động của đơn vị nên có một số khó khăn khi áp dụng vào thực tế.
Giảng viên gồm có: giảng viên kiêm chức của chi nhánh và của ngân hàng trung ương, các chuyên gia của các bộ , chuyên gia các ngân hàng và đơn vị liên kết, các giảng viên đại học,…
Chương trình và hình thức học đa dạng: học tập ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, học tại các trường chính quy, các hội nghị, hội thảo, tập huấn, các chuyến tham quan học tập, khảo sát tình hình thực tế tại các đơn vị bạn trong hệ thống NHNNo&PTNT Việt Nam. Hình thức học đa dạng giúp cho người học tiếp thu bài học tốt nhất, tránh sự nhàm chán khi học, kết hợp được cả việc học và nghỉ ngơi cho người học.
Kinh phí đào tạo lớn và tăng qua từng năm
Bảng 2.7: Chi phí đào tạo các lớp chi nhánh tự tổ chức và cử người đi đào tạo các tổ chức bên ngoài
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng chi phí (đồng)
73.504.300
82.374.750
153.892.000
Chi phí đào tạo bq 1 người (đồng)
1.336.442
1.525.458
2.404.563
Tỉ lệ % so với tổng chi phí cho CBNV (%)
2,9
2,2
2,8
Tỉ lệ % so với doanh thu (%)
0,002
0,0007
0,00096
Ta thấy kinh phí dành cho đào tạo ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước và tốc độ tăng cũng cao hơn chi phí đào tạo bình quân 1 người năm 2006 tăng 14,14% so với năm 2005, năm 2007 tăng 57,63% so với năm 2006. Tuy nhiên phần trăm kinh phí dùng cho đào tạo và phát triển nhân lực so với tổng chi phí cho cán bộ nhân viên và phần trăm so với tổng doanh thu còn thấp, lại đang có xu hướng giảm. Đặc biệt năm 2006 chi phí đào tạo so với tổng chi phí cho CBNV và so với doanh thu đều giảm, và giảm nhiều so với năm 2005, đến năm 2007 có tăng nhưng vẫn ít hơn năm 2005. Kinh phí là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác và kết quả đào tạo. Kinh phí lớn cho phép xây dựng những chương trình tốt với giảng viên và trang thiết bị học tập tốt hơn. Nhưng kinh phí cho đào tạo của chi nhánh so với tổng chi phí cho CBNV, và so với doanh thu lại rất nhỏ và đang có xu hướng giảm. Trong khi công nghệ ngân hàng biến đổi nhanh chóng cần đào tạo nhân viên trong chi nhánh để đáp ứng sự thay đổi đó. Công nghệ càng nhanh biến đổi và biến đổi càng nhanh thì đào tạo càng cần thiết và cần đào tạo với trang thiết bị hiện đại.
2.3.2. Đánh giá về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại chi nhánh
Quy trình đào tạo của NHNNo&PTNT Việt Nam quy định trong quyết định 596/QĐ/NHNNo-TCCB
2.3.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo
X...

Link download cho anh em
lRS4Eop14YA4xRh

Nhớ thank nhé
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status