Tiểu luận Sự khủng hoảng của các ngân hàng Mỹ hiện nay - pdf 12

Download Tiểu luận Sự khủng hoảng của các ngân hàng Mỹ hiện nay miễn phí



Trong diễn biến gây sốc, Hạ viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu bác bỏ kế hoạch
ứng cứu khẩn cấp thị trường tài chính trị giá 700 tỷ đôla. Kết quả kiểm phiếu
như sau: 228 phiếu phản đối / 205 phiếu ủng hộ (cụ thể tỷ lệ phiếu ủng
hộ/phản đối tại Đảng Dân Chủ là 140/95 trong khi tỷ lệ này tại Đảng Cộng
Hòa là 65/133). 228 phiếu chống –205 phiếu thuận, chỉ còn thiếu đúng 12
phiếu để kế hoạch hồi sinh thị trường.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-29057/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

uá hạn.
Theo FDIC (Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Mỹ (FDIC), bản danh sách
“đen” này tính đến ngày 30/6 vừa qua đã bao gồm 117 ngân hàng, so với
mức 90 ngân hàng ở thời điểm cuối quý 1. Các ngân hàng trong danh sách
này có tổng tài sản 78,3 tỷ USD tính đến cuối quý 2, tăng gấp 3 lần so với
mức 26,3 tỷ USD trong bản danh sách công bố hồi cuối quý 1.
Nhiều ngân hàng trong danh sách này có mức độ cho vay địa ốc cao,
đặc biệt là các khoản cho vay các dự án xây dựng. Tuy nhiên, FDIC không
công bố đích danh các ngân hàng này. Theo các quan chức của FDIC, bản
danh sách này sẽ còn dài ra trong thời gian tới.
FDIC cho biết, các ngân hàng được tập đoàn này bảo hiểm đạt lợi
nhuận ròng 4,96 tỷ USD trong quý 2, giảm 87% so với mức 36,8 tỷ USD
cùng kỳ năm ngoái. Số các khoản nợ quá hạn 90 ngày trở lên đã tăng 20% so
với quý 1, từ mức 136 tỷ USD lên mức 162 tỷ USD. Trong số nợ quá hạn
tăng thêm này, 90% là nợ vay trong lĩnh vực địa ốc.
Cũng trong quý 2 này, các ngân hàng thương mại thuộc diện bảo hiểm
của FDIC đã tăng gấp hơn 4 lần quỹ dự phòng để bù đắp cho các khoản nợ
không đòi được, lên tới 40,5 tỷ USD so với mức 11,4 tỷ USD cùng kỳ năm
ngoái.
FDIC là một cơ quan của Chính phủ Mỹ, bảo hiểm cho 8.451 ngân
hàng thương mại ở Mỹ với tổng tài sản là 13.300 tỷ USD. Do phải giải quyết
các vụ phá sản của các ngân hàng trong quý 2, quỹ bảo hiểm tiền gửi của
FDIC đã giảm 14% xuống còn 45,2 tỷ USD, từ mức 52,8 tỷ USD hồi quý 1.
Vì sự sụt giảm này, tỷ lệ dự trữ của FDIC - tức tỷ lệ giữa số tiền có
trong quỹ bảo hiểm tiền gửi chia cho tổng số tiền gửi mà FDIC bảo hiểm -
đã giảm xuống còn 1,01% so với mức 1,19% trong quý 1. Mà theo quy định,
một khi tỷ lệ này giảm xuống 1,15% là FDIC phải lên kế hoạch làm đầy quỹ.
Việc đưa hay không đưa một ngân hàng vào danh sách này được
FDIC dựa vào chất lượng tài sản, lợi nhuận, tính thanh khoản… của ngân
hàng đó.
B.Cơn lốc phá sản ngân hàng:
Được sự bảo lãnh của chính phủ liên bang, ngày 29/9, ngân hàng có
giá trị tài sản lớn nhất thế giới Citigroup Inc. đã ra thông báo đồng ý mua lại
các tài sản của ngân hàng Wachovia Corp có trụ sở tại thành phố Charlotte,
bang North Carolina, Mỹ.
Cùng ngày, ngân hàng Lehman Brothers Holdings Inc cũng loan báo
ý định bán một phần tài sản cho một công ty bất động sản tư nhân. Đây là
hai tập đoàn tài chính và đầu tư danh tiếng của Mỹ nhưng vừa bị phá sản do
các khoản nợ xấu tràn lan trong lĩnh vực tín dụng thế chấp, chủ yếu là tín
dụng thế chấp mua nhà.
Theo thỏa thuận do Citigroup và Wachovia vừa ký kết, Citigroup sẽ
mua lại các đơn vị dịch vụ ngân hàng đầu tư và bán lẻ của Wachovia với giá
2,16 tỷ USD, đồng thời tiếp quản 42 tỷ USD tiền thua lỗ trong 312 tỷ USD
tiền cho vay của Wachovia. Wachovia cũng sẽ chuyển giao 4.365 chi nhánh
với hơn 600 tỷ USD tiền tiết kiệm, chiếm 9,8% tổng giá trị tiền gửi tiết kiệm
của Mỹ, cho Citigroup. Thương vụ này dự kiến hoàn tất vào ngày
31/12/2008. Wachovia là ngân hàng lớn thứ 6 của Mỹ và đến tháng 2/07 vẫn
có giá trị thị trường hơn 112 tỷ USD. Mặc dù bị thua lỗ tổng cộng 17,4 tỷ
USD trong 3 quý gần đây, nhưng với sự cứu giúp của chính phủ liên bang để
mua lại số tài sản trên của Wachovia, Citigroup sẽ có tổng giá trị tài sản trên
quy mô toàn cầu khoảng 2.900 tỷ USD, lớn hơn tổng giá trị tài sản của Bank
of America sau khi mua lại Merrill Lynch.
Cùng ngày, hai công ty kinh doanh bất động sản tư nhân Bain Capital
Partners LLC và Hellman & Friedman LLC cũng đã đồng ý mua lại đơn vị
quản lý tài sản Neuberger Berman của tập đoàn vừa bị phá sản Lehman
Brothers với giá 2,15 tỷ USD.
Trong đó, đáng kể nhất là vụ phá sản của ngân hàng IndyMac. Được
biết, vụ phá sản này có thể khiến quỹ bảo hiểm tiền gửi của FDIC phải chi ra
số tiền lên tới 8,9 tỷ USD, cao hơn rất nhiều so với dự kiến trước đó. FDIC
cũng đã tiếp quản ngân hàng này hồi tháng 7 vừa qua.
Văn phòng Giám sát tiết kiệm (OTS) của Mỹ vừa đóng cửa ngân hàng
Ameribank, đánh dấu vụ ngân hàng thương mại phá sản thứ 12 trong năm
2008 ở nước này. Theo Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC),
ngân hàn Ameribank có trụ sở ở Northfork, Tây Virginia, có tổng tài sản 115
triệu USD và lượng tiền gửi của khách hàng là 102 triệu USD. OTS cho biết,
lý do khiến Ameribank ghi danh mình vào danh sách ngân hàng vỡ nợ của
Mỹ là do đã cho các dự án bất động sản giá rẻ vay quá nhiều và không đòi
được nợ. Tháng 5 năm ngoái, trước khi khủng tín dụng hoảng nổ ra ở Mỹ,
Ameribank đã bị các nhà chức trách thông báo là đang gặp vấn đề. OTS cho
biết, lý do khiến Ameribank ghi danh mình vào danh sách ngân hàng vỡ nợ
của Mỹ là do đã cho các dự án bất động sản giá rẻ vay quá nhiều và không
đòi được nợ. Tháng 5 năm ngoái, trước khi khủng tín dụng hoảng nổ ra ở
Mỹ, Ameribank đã bị các nhà chức trách thông báo là đang gặp vấn. Quý 2
vừa qua là quý thứ tư liên tiếp Ameribank chịu lỗ ròng và hao hụt vốn. OTS
nhận định, ngân hàng này ở tình trạng “kẹt vốn nghiêm trọng” và không thể
đưa ra một kế hoạch khả thi để đưa lượng vốn của mình trở lại mức hợp lý.
Hiện FDIC đã tiếp quản Ameribank và công bố đã đạt được thỏa thuận
chuyển toàn bộ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng tại ngân hàng phá sản này
sang cho hai ngân hàng có tên Pioneer Community Bank ở Tây Virginia và
Citizens Savings Bank ở Ohio. Cũng theo FDIC, tài khoản tiền gửi của
khách hàng tại ngân hàng phá sản sẽ tự động chuyển sang hai ngân hàng mới
và toàn bộ số tiền trong tài khoản sẽ tự động được bảo hiểm.
Nhưng đáng lưu ý nhất là Ngân hàng Washington Mutual (WaMu)
của Mỹ vừa bị cơ quan chức năng của nước này tiếp quản do không còn khả
năng thanh khoản. Đây là vụ phá sản ngân hàng thương mại lớn nhất trong
lịch sử nước Mỹ. JPMorgan Chase ngay lập tức đã mua lại WaMu với giá
1,9 tỷ USD và trở thành ngân hàng thương mại lớn nhất nước Mỹ xét về số
lượng tiền gửi của khách. Văn phòng Giám sát Tiết kiệm Mỹ (OTS) đã tiến
hành các thủ tục đóng cửa ngân hàng tiết kiệm WaMu. “Do không còn đủ
khả năng thanh khoản để thực hiện các nghĩa vụ của mình, WaMu ở trong
tình trạng không an toàn để tiến hành hoạt động kinh doanh bình thường”,
OTS cho biết lý do của việc đóng cửa ngân hàng này. Có lịch sử 119 năm,
tài sản lên tới 307 tỷ USD và 2.300 chi nhánh tại 15 bang, trước khi bị các
nhà chức trách tiếp quản, WaMu là ngân hàng cho vay dưới chuẩn lớn thứ
hai ở Mỹ, sau Wachovia, và là ngân hàng tiết kiệm lớn nhất ở Mỹ dưới sự
giám sát của OTSVụ phá sản của WaMu là diễn biến lớn mới nhất trong
cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ. Tính tới thời điểm này, cuộc khủng hoảng
đã khiến ngân hàng đầu tư Lehman Brothers phá sản, Bear Stearns và
Merrill Lynch bị bán lại, Goldman Sachs và Morgan Stanley buộc phải
chuyển đổi mô hình kinh doanh sang tập đoàn ngân hàng đa chức năng. Ba
đại gia tài chính khác đã bị Chính phủ Mỹ tiếp quản là Fannie Mae, Freddie
Mac và AIG.Thêm vào đó, cùng với vụ phá sản của WaMu, s...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status