Tiểu luận Nghiệp vụ thị trường mở - Thực trạng và giải pháp phát triển ở Việt Nam - pdf 12

Download Tiểu luận Nghiệp vụ thị trường mở - Thực trạng và giải pháp phát triển ở Việt Nam miễn phí



Trong NVTTM, NHTƯ là người chủ động lựa chọn người tham gia trên thị
trường. Các đối tác này phải thoả mãn hai điều kiện cơ bản: có tình hình tài chính
lành mạnh và việc giao dịch với các đối tác đó mang lại hiệu quả tích cực đối với
NHTƯ trong việc điều hành CSTT. Căn cứ vào hai điều kiện đó, mức độ quan
trọng của các đối tác được xếp theo trật tự là :
• Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác
• Các tổchức tài chính phi ngân hàng.
• Các khách hàng lớn.
- Các ngân hàng thương mại: là một trung gian tài chính đặc biệt quan
trọng đứng ra nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế, trên cơ sở đó cấp tín
dụng cho các thành phần kinh tế có nhu cầu. Tính chất đặc biệt của
NHTM là mối liên hệ mang tính hệ thống giữa các Ngân hàng và khả
năng tạo tiền gửi thanh toán. Việc mua bán giấy tờ có giá của đối tác này
sẽ có tác động lan truyền mạnh mẽ tới cả hệ thống. Trong điều kiện
nguồn vốn tín dụng là chủ yếu, những ảnh hưởng này còn chi phối hành
vi của các khách hàng của bản thân ngân hàng, từ đó mà tác động tới các
hoạt động của toàn bộ nền kinh tế.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-29035/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ới hình thức chứng chỉ hay dưới hình thức ghi sổ trên cơ sở quy
định chuẩn mực về mệnh giá và thời hạn.
Trong trường hợp này, khối lượng chứng chỉ nợ trúng thầu được hạch toán
vào tài khoản lưu ký chứng khoán tại NHTW hay trung tâm lưu ký chứng khoán .
Các chứng chỉ nợ được phát hành dưới hình thức chiết khấu nghĩa là giá phát hành
thấp hơn mệnh giá. Khi đáo hạn người sở hữu nhận được số tiền thanh toán bằng
mệnh giá của chứng chỉ nợ. Chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá là lãi suất
phát sinh trên giá phát hành, lãi suất áp dụng đối với chứng chỉ nợ là lãi suất đơn
tính theo ngày thực tế với số ngày trong năm là 365 ngày.
1.4 Giao dịch hoán đổi ngoại tệ
Tương tự như giao dịch có hoàn lại, giao dịch hoán đổi ngoại tệ, bao gồm 2
giao dịch đồng thời là giao dịch giao ngay và giao dịch có kỳ hạn giữa đồng nội tệ
Tiểu luận Tài chính - Tiền tệ
K 46 – Anh 4 – TCQT B 7
và ngoại tệ được chọn để giao dịch. Bằng cách đó NHTW có thể ảnh hưởng đến
lượng vốn khả dụng của nền kinh tế trong khoảng thời gian cần thiết tùy thuộc vào
thời hạn của hợp đồng kỳ hạn.
Theo nguyên tắc của nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ trên thị trường ngoại hối
trong mỗi giao dịch hoán đổi ngoại tệ, NHTW là các đối tác thỏa thuận các điểm
swap(swap points) để xác định tỷ giá có kỳ hạn từ tỷ giá giao ngay. Nghiệp vụ có
thể được sử dụng để tăng thêm khả năng thanh toán cho nền kinh tế mua bán trao
ngay và bán có kỳ hạn hay hấp thụ khả năng thanh toán bán ngoại tệ trao ngay và
mua có kỳ hạn.
1.5 Giao dịch hoán đổi chứng khoán đến hạn
Nghiệp vụ này được thực hiện khi NHTW trao đổi các chứng khoán Chính
phủ mà nó sở hữu đã đến hạn bằng cách chứng khoán Chính phủ mới phát hành.
Nếu giá trị các chứng khoán của Chính phủ đến hạn lớn hơn giá trị chứng khoán
Chính phủ mới thay thế thì dự trữ của hệ thống ngân hàng tăng lên và ngược lại dữ
trữ của hệ thống ngân hàng giảm xuống khi giá trị các chứng khoán mới thay thế
lớn hơn lượng chứng khoán đến hạn.
2.Hàng hoá của nghiệp vụ thị trường mở.
2.1 Tín phiếu kho bạc(TB)
Tín phiếu kho bạc là giấy nhận nợ do chính phủ phát hành để bù đắp thiếu
hụt tạm thời trong năm tài chính. Thời hạn của tín phiếu thông thường là dưới 12
tháng. Đây là công cụ chủ yếu của Nghiệp vụ thị trường mở của hầu hết NHTW
các nước vì:
- Tín phiếu kho bạc có tính thanh khoản cao.
- Được phát hành định kỳ với khối lượng lớn và vì thế có thể thoả mãn nhu
cầu can thiệp của NHTW với liều lượng khác nhau.
Tiểu luận Tài chính - Tiền tệ
K 46 – Anh 4 – TCQT B 8
Bộ tài chính là người có vai trò quan trọng trong việc xác định khối lượng
phát hành, thanh toán lãi và gốc của tín phiếu. Tín phiếu kho bạc được phát hành
hàng tuần để chi trả các khoản nợ ngắn hạn của chính phủ.
Vì vậy, khối lượng tín phiếu này thay đổi tuỳ theo nhu cầu vay mượn của
chính phủ và sự hạn chế tốc độ tăng trưởng của các nhà chức trách tiền tệ.
2.2 Chứng chỉ tiền gửi. (CD).
Chứng chỉ tiền gửi là giấy nhận nợ của Ngân hàng hay các định chế tài chính
phi ngân hàng, xác nhận món tiền đã được gửi vào ngân hàng trong một thời gian
nhất định với một mức lãi suất định trước. Thời hạn của chứng chỉ tiền gửi thường
là ngắn hạn. Sự ra đời của chứng chỉ tiền gửi đánh dấu sự thay đổi căn bản trong cơ
chế quản lý ngân hàng: Chuyển từ quản lý tài sản nợ sang quản lý tài sản có vì nó
cung cấp một hình thức huy động vốn chủ động cho ngân hàng thay vì phải phụ
thuộc vào người gửi tiền. Tình ưu việt của chứng chỉ tiền gửi chính là bảo đảm sự
lưu thông của nó và do đó nó được sử dụng như là hàng hoá phổ biến cho Nghiệp
vụ thị trường mở.
2.3 Thương phiếu. (CP).
Thương phiếu là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hay
cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất
định. Đây là giấy nhận nợ được phát hành bởi các doanh nghiệp nhằm bổ xung vốn
ngắn hạn. Thương phiếu là tài sản có đối với người sở hữu và là tài sản nợ đối với
người phát hành thương phiếu. Cơ chế bảo lãnh của ngân hàng làm cho thương
phiếu có tính chuyển nhượng cao và vì thế được chấp nhận dễ dàng trong thanh
toán. Việc mua bán thương phiếu của NHTW sẽ ảnh hưởng mạnh đến dự trữ của
các ngân hàng hay tiền gửi của các khách hàng tại NHTM.
Tiểu luận Tài chính - Tiền tệ
K 46 – Anh 4 – TCQT B 9
2.4 Trái phiếu chính phủ.
Trái phiếu chính phủ là chứng khoán nợ dài hạn được Nhà nước phát hành
nhằm bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước. Mặc dù là dài hạn nhưng trái phiếu
chính phủ được sử dụng phổ biến trong Nghiệp vụ thị trường mở bởi tính an toàn,
khối lượng phát hành, tính ổn định trong phát hành và khả năng tác động trực tiếp
đến giá cả trái phiếu kho bạc trên thị trường tài chính.
2.5 Trái phiếu chính quyền điạ phương.
Tương tự như trái phiếu chính phủ, những trái phiếu chính quyền địa phương
khác về thời hạn và các điều kiện ưu đãi liên quan đến trái phiếu. Thông thường
người sở hữu trái phiếu chính quyền địa phương được hưởng ưu đãi về thuế thu
nhập từ trái phiếu.
2.6 Các hợp đồng mua lại.
Đây là những món vay ngắn hạn, trong đó tín phiếu kho bạc được sử dụng
làm vật đảm bảo cho tài sản có mà người cho vay nhận được nếu người đi vay
không thanh toán nợ.
3.Hình thức giao dịch:
Các giao dịch trên thị trường mở có thể thực hiện thông qua cách đấu
thầu hay giao dịch song phương.
3.1. Đấu thầu
Việc mua hay bán các loại giấy tờ có giá giữa NHTW với các NHTM được
thực hiện thông qua cách đấu thầu khối lượng hay đấu thầu lãi suất.
Giá của giấy tờ có giá hay lãi suất giao dịch trên thị trường mở là yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến mặt bằng lãi suất trên thị trường nói chung. Vì vậy, lãi
Tiểu luận Tài chính - Tiền tệ
K 46 – Anh 4 – TCQT B 10
suất cũng là một mục tiêu mà NHTW cần quan tâm khi quyết định cách
đấu thầu trên nghiệp vụ thị trường mở . Đấu thầu lãi suất hay đấu thầu khối lượng
trên nghiệp vụ này tuỳ từng trường hợp vào mục tiêu của NHTW . Để có thể can thiệp trực
tiếp vào lãi suất thì thực hiện đấu thầu khối lượng, ở đó lãi suất cố định do NHTW
chỉ đạo. Khi mục tiêu của chính sách tiền tệ nghiêng về giác độ bơm hay rút tiền
ra theo một khối lượng mong muốn thì thực hiện đấu thầu lãi suất ở đó lãi suất
được thả nổi theo cung cầu thị trường, còn lãi suất trúng thầu sẽ được xác định tại
điểm đạt được khối lượng cần bơm hay rút tiền khỏi lưu thông. Lãi suất chỉ đạo
đối với đấu thầu khối lượng hay lãi suất trúng thầu đối với đấu thầu lãi suất là cơ
sở để tính giá của giấy tờ có giá.
3.1.1. Đấu thầu khối lượng:
NHTW công bố mức lãi suất và khối lượng các loại giấy tờ có giá cần mua
hay bán. Các ngân hàng dự thầu...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status