Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý - pdf 12

Download Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý miễn phí



MỤC LỤC
Lời cảm ơn.
Phần mở đầu. 1
Chương I. Bản chất của hiệu quả kinh doanh và những chỉ tiêu đánh giá. 4
1. Bản chất của hiệu quả kinh doanh. 4
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 7
2.1. Chỉ tiêu tổng quát. 7
2.2. Chỉ tiêu cụ thể. 8
2.2.1. Lợi nhuận. 8
2.2.2. Doanh thu. 9
2.2.3. Tỷ suất lợi nhuận. 10
2.2.4. Hiệu quả sử dụng lao động. 11
2.2.5. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định. 12
2.2.6. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. 12
2.2.7. Nộp ngân sách Nhà Nước. 13
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất thép nói riêng. 13
3.1. Các nhân tố bên ngoài. 13
3.1.1. Môi trường kinh tế. 13
3.1.2. Môi trường chính trị, luật pháp. 15
3.1.3. Môi trường văn hoá, xã hội. 16
3.1.4. Nhân tố tự nhiên. 16
3.1.5. Đối thủ cạnh tranh. 17
3.1.6. Nhà cung cấp. 17
3.1.7. Khách hàng và tiềm năng thị trường. 18
3.2. Các nhân tố thuộc nội bộ doanh nghiệp. 19
3.2.1. Nguồn nhân lực. 19
3.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp. 19
3.2.3. Nhân tố vốn. 20
3.2.4. Nhân tố kỹ thuật – công nghệ. 21
4. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước và các công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường. 21
4.1. Hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp Nhà nước. 21
4.1.1. Đặc điểm của doanh nghiệp Nhà nước. 22
4.1.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước. 22
4.1.3. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của các DNNN. 24
4.1.4. Nhân tố làm giảm hiệu quả kinh doanh của các DNNN. 25
4.2. Hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần. 26
4.2.1. Đặc điểm của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá. 26
4.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần. 27
4.2.3. Tình hình hiệu quả kinh doanh của các công ty sau cổ phần hoá. 28
4.2.4. Nhân tố cải thiện hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần. 30
 
Chương II. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý giai đoạn 2004 – 2007. 32
1. Tổng quan về công ty cổ phần thép Việt – Ý. 32
1.1. Thông tin chung về công ty và những mốc phát triển quan trọng. 32
1.2. Cơ cấu tổ chức. 36
1.3. Cơ cấu quản lý: 37
2. Thực trạng các yếu tố sản xuất kinh doanh trong công ty. 39
2.1. Tình hình máy móc thiết bị và công nghệ. 39
2.2. Trình độ nhân lực. 40
2.3. Nguồn vốn và đặc điểm về vốn. 41
3. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý giai đoạn 2004 – 2007. 43
3.1. Kết quả kinh doanh. 43
3.2. Hiệu quả kinh doanh. 45
3.2.1. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu. 45
3.2.2. Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh. 47
3.2.3. Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí kinh doanh. 48
3.2.4. Hiệu quả sử dụng lao động. 49
3.2.5. Hiệu quả sử dụng vốn cố định. 52
3.2.6. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 54
4. Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty. 58
4.1. Nhân tố khách quan. 58
4.1.1. Môi trường kinh tế. 58
4.1.2. Môi trường chính trị, luật pháp. 60
4.1.3. Môi trường văn hóa, xã hội. 61
4.1.4. Điều kiện tự nhiên tác động tới việc tiêu thụ sản phẩm thép. 61
4.1.5. Đối thủ cạnh tranh trên thị trường. 62
4.1.6. Nhà cung cấp nguyên liệu cho sản xuất. 62
4.1.7. Khách hàng và tiềm năng thị trường. 63
4.2. Yếu tố xuất phát từ bản thân công ty. 64
4.2.1. Nguồn vốn hoạt động và tình hình tài chính. 64
4.2.2. Nguồn nhân lực. 65
4.2.3. Trình độ công nghệ - Kỹ thuật. 65
4.2.4. Trình độ quản lý của doanh nghiệp. 67
4.2.5. Trình độ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. 68
5. Phân tích SWOT của công ty. 68
 
Chương III. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt – Ý. 70
1. Mục tiêu phát triển của công ty đến năm 2015. 70
2. Một số dự báo về thị trường thép trong thời gian tới. 70
2.1. Thị trường Thế Giới. 70
2.2. Thị trường trong nước. 73
3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý. 75
3.1. Ma trận SWOT. 75
3.2. Các giải pháp. 77
3.2.1. Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp. 77
3.2.2. Củng cố chiến lược Marketing. 84
3.2.3. Giảm chi phí sản xuất để giảm giá bán và tăng lợi nhuận. 87
3.2.4. Tăng cường hiệu quả huy động và sử dụng vốn. 88
Kết luận. 91
Tài liệu tham khảo. 93
Phụ lục 94
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-29451/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

n của công ty cổ phàn thép Việt – Ý tận tuỵ và lành nghề hoàn toàn làm chủ được dây chuyền công nghệ:
Năm 2004, công ty có 326 cán bộ công nhân viên, mỗi năm tăng khoảng 10%. Tính đến cuối năm 2007 công ty có 460 cán bộ công nhân viên bao gồm cả trình độ đại học và trên đại học. Cơ cấu trình độ lao động của công ty được thể hiện qua bảng sau
Bảng 2: Trình độ lao động của công ty tính đến ngày 31/12/2007.
Trình độ
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Trên Đại học
7
1,52
Đại học
129
28,04
Cao đẳng
8
1,74
Trung cấp
9
1,96
Sơ cấp, cán sự
3
0,65
Công nhân kỹ thuật
304
66,09
TỔNG
460
100
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính.
2.3. Nguồn vốn và đặc điểm về vốn.
Đặc điểm về nguồn vốn.
Năm 2004,Với mức vốn điều lệ ban đầu mới thành lập chỉ là 30 tỷ đồng (sau đó được tăng lên 75 tỷ đồng), cộng với yếu tố là một doanh nghiệp mới được thành lập nên quan hệ tín dụng của công ty cổ phần thép Việt - Ý với các ngân hàng thương mại chưa được thực sự thiết lập. Với đặc điểm như vậy, trong năm 2004, công ty đã không có đủ vốn lưu động để chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong việc nhập khẩu phôi thép vào những thời điểm thích hợp. Công ty thường phải nhập khẩu phôi qua ủy thác, thậm chí phải vay phôi. Đây một trong những nguyên nhân làm cho chi phí thành phẩm của công ty năm 2004 cao.
Nhưng kể từ năm 2005, công ty đã có kế hoạch và chủ động được nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của mình. Ngoài sự hỗ trợ của Tổng công ty Sông Đà, công ty cổ phần thép Việt - Ý luôn giữ vững và tạo uy tín đối với các tổ chức tín dụng. Biểu hiện qua hạn mức vay của một số ngân hàng dành cho công ty liên tục gia tăng theo các năm.
Bảng 3: Hạn mức vay của các Ngân hàng danh cho công ty qua các năm.
TT
Ngân hàng
Hạn mức vay (tỷ đồng)
2005
2006
2007
1
CN Ngân hàng Ngoại thương Hải Dương
200
250
270
2
CN Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Hưng Yên
210
240
290
3
CN Ngân hàng Nông nghiệp Nam Hà Nội
130
150
160
4
CN Ngân hàng Techcombank Hưng Yên
120
150
180
Tổng cộng:
660
790
900
Nguồn: Phòng tài chính - Kế toán.
Nhìn vào bảng trên ta thấy hạn mức vay của các Ngân hàng dành cho công ty cổ phần thép Việt - Ý hàng năm đều tăng. Chứng tỏ, uy tín của công ty với các tổ chức tín dụng đang đựơc cải thiện rất nhiều. Đồng thời, điều đó cũng cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao.
Cơ cấu vốn của công ty.
Bảng 4: Cơ cấu vốn của các năm 2005-2007.
Nội dung
2005
2006
2007
Tuyệt đối
(tỷ đồng)
%
Tuyệt đối
(tỷ đồng)
%
Tuyệt đối
(tỷ đồng)
%
VCĐ
234
32,45
227
29,14
222
28,16
VLĐ
487
67,55
552
70,86
567
71,84
Tổng vốn
721
100
779
100
789
100
Nguồn: Phòng tài chính - Kế toán.
Từ biểu số liệu trên ta thấy cơ cấu vốn của công ty khá hợp lý.
Vì công ty là đơn vị sản xuất kinh doanh nên tỷ lệ vốn cố định trên tổng số vốn liên tục giảm (từ 32,4% năm 2005 xuống còn 28,16% năm 207), đến năm 2007 tỷ lệ vốn cố định trên tổng số vốn chỉ chiếm 28,16% tức là có hơn một phần tư số vốn của công ty nằm trong máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kho bãi…Nếu tỷ lệ VCĐ chiếm quá cao khi tham gia gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh thời gian thu hồi VCĐ khá dài, tỷ lệ rủi ro cao.
Tỷ lệ VLĐ chiếm trong tổng số vốn tăng lên. Năm 2005 chỉ chiếm 67,55% nhưng đến năm 2007 tỷ lệ này tăng lên đến 71,8% nghĩa là gần ba phần tư số vốn tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ nên thời gian thu hồi vốn nhanh, kịp thời ứng phó trong những trường hợp như:
- Chủ động về trong thời điểm và khối lượng phôi nhập.
- Khách hàng nợ quá nhiều hay nợ quá lâu.
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng…
3. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý giai đoạn 2004 – 2007.
3.1. Kết quả kinh doanh.
Trước hết xin đề cập tới kết quả sản xuất kinh doanh đã đạt được của công ty cổ phần thép Việt - Ý trong giai đoạn 2004 -2007. Qua đó có thể thấy được toàn cảnh về quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ số liệu ở bảng trên cho ta thấy, tổng doanh thu tăng đều qua các năm. Năm 2005 so với năm 2004 tổng doanh thu tăng 217495 triệu đồng, tương ứng với 24,2%. Theo xu hướng tích cực này, năm 2006 và năm 2007 tổng doanh thu vẫn tăng nhưng tăng chậm hơn so với năm 2005. Năm 2006, tổng doanh thu tăng 151619 triệu đồng tương ứng 13,58%. Đến năm 2007 tỷ lệ tăng này tuy không bằng năm 2005 nhưng đã khá hơn năm 2006 một chút, tổng doanh thu tăng 201033 tương ứng 15,86%. Sở dĩ tỷ lệ tăng doanh thu của hai năm gần đây giảm xuống là do trong hai năm này thị trường phôi thép, thép trên Thế giới biến động rất phức tạp gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất kinh doanh của công ty: Giá phôi tăng lên liên tục và khó dự báo khiến nguồn cung cấp phôi bị hạn chế. Bên cạnh đó, thép Việt – Ý đang phải cạnh tranh khốc liệt với các nhà sản xuất đã có dây chuyền sản xuất phôi trong nước (giá thấp hơn khoảng 30 – 50 USD một tấn so với phôi thép nhập khẩu) như TISCO, Hoà Phát và các nhà sản xuất khác đã hết khấu hao như Việt – Úc, VPS…
Doanh thu tăng đều và tăng nhiều hơn so với giá trị của tổng sản lượng là rất tốt. Nó sẽ tốt hơn nếu lợi nhuận phát sinh có tốc độ tăng bằng tốc độ tăng của doanh thu. Trong các năm 2006 và 2007 thì lợi nhuận phát sinh đều tăng nhưng năm 2005 thì lợi nhuận lại giảm. Năm 2004, mức lợi nhuận là 11955 triệu đồng thì năm 2005 lại giảm xuống chỉ còn 6522 triệu đồng. Nguyên nhân có thể do sang năm 2005 công ty cổ phần thép Việt - Ý tiếp tục phải đối mặt với một loạt những khó khăn. Giá phôi thép trên thị trường tiếp tục có biến động thất thường gây ảnh hưởng không tốt tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Cũng trong năm này, giá dầu F.O, một trong nhiên liệu dùng trong hoạt động sản xuất cũng liên tục tăng giá. Thêm vào đó là tình hình khủng hoảng điện năng vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6 đã làm VISCO phải ngưng sản xuất gần 1 tháng. Đến năm 2006, lợi nhuận tăng 7455 triệu đồng so với năm 2005, tương ứng tăng 114,31%. Mức tăng trưởng của lợi nhuận năm 2006 là khá cao có thể do trong năm 2006 công ty cổ phần thép Việt - Ý đã tìm kiếm được nhiều nguồn mua phôi, đặc biệt là nguồn từ Trung Quốc nên đã giúp công ty hạn chế được sự phụ thuộc vào một số đối tác. Mặt khác, công ty cổ phần thép Việt - Ý là một thành viên của Tổng công ty Sông Đà. Trong năm 2006 Tổng công ty Sông Đà đã triển khai và tiếp tục thực hiện các công trình xây dựng có quy mô lớn, đặc biệt là các công trình thuỷ điện như Sơn La, Nậm Chiến ... và đã có chính sách ưu tiên sử dụng thép Việt – Ý vào các công trình của Tổng công ty. Năm 2007, xu hướng tăng vẫn tiếp tục như vậy. Lợi nhuận năm 2007 tăng 7935 triệu đồng, tương ứng tăng 56,77% so với năm 2006.
Doanh thu và lợi nhuận của công ty trong hai năm 2006 và 2007 đều tăng chứng tỏ tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí, điều này chứng tỏ hiệu quả sản xuất đã từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, doanh thu tăng trong hai năm này không nằm n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status