Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay - pdf 12

Download Luận văn Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay miễn phí



MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài. 3
5. Bố cục luận văn . 4
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ
PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.5
1.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU. 5
1.1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế hợp tác và hợp tác xã. . 5
1.1.2. Cơ sở thực tiễn, quá trình phát triển của kinh tế hợp tác và
hợp tác xã trên Thế giới và ở Việt Nam. 18
1.2. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 36
1.2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết. 36
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu. . 36
1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu. 39
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HỢP
TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI
NGUYÊN.40
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU. 40
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên. . 40
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội. 43
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN. 47
2.2.1. Quá trình phát triển kinh tế hợp tác xã tỉnh Thái Nguyên. 47
2.2.2. Tình hình hoạt động của các tổ hợp tác. 56
2.2.3. Tình hình hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp. 57
2.3. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT
TRIỂN CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN. 71
2.3.1. Về tổ chức quản lý ở các hợp tác xã nông nghiệp. 71
2.3.2. Về kết quả hoạt động của các HTX nông nghiệp. 72
2.3.3. Một số hạn chế. 75
2.3.4. Những nguyên nhân của hạn chế. 76
2.3.5. Bài học kinh nghiệm. 77
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HỢP
TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI
ĐOẠN 2010-2015. 79
3.1. ĐỊNH HưỚNG NHẰM PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ
NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THÁI NGUYÊN. 79
3.1.1. Cơ sở của những định hướng. 79
3.1.2. Định hướng và mục tiêu nâng cao hoạt động của các hợp
tác xã nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. 81
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ
NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010-2015. 85
3.2.1. Giải pháp về cách tổ chức và công tác cán bộ. 85
3.2.2. Tăng cường sự chỉ đạo của Nhà nước đối với hợp tác xã. 86
3.2.3. Giải pháp về thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển. 92
3.2.4. Giải pháp quản lý tài chính trong các hợp tác xã nông nghiệp. 93
3.2.5. Giải pháp về đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho
cán bộ quản lý hợp tác xã, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ hợp tác xã. . 93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 99


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-29334/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

p trung khoảng 87% vào mùa mưa , trong đó riêng tháng
8 lượng mưa chiếm gần 30% tổng lượng mưa cả năm , vì vậy thường gây ra
những trận lũ lớn . Vào mùa khô (đặc biệt là tháng 12), lượng mưa trong tháng
chỉ bằng 0,5% lượng mưa cả năm .
2.1.1.4. Tài nguyên, khoáng sản
- Tài nguyên đất:
+ Đất núi: chiếm 48,4% diện tích tự nhiên , nằm ở độ cao trên 200 m so
với mực nước biển , hình thành do sự phong hóa trên đá mácma , đá biến chất
và đá trầm tích . Đất núi thích hợp cho phát triển lâm nghiệp , trồng rừng đầu
nguồn, rừng phòng hộ , rừng kinh doanh và trồng các cây đặc s ản, cây ăn quả,
cây lương thực phục vụ nhân dân vùng cao .
+ Đất đồi: chiếm 31,4% diện tích tự nhiên , chủ yếu hình thành trên cát
kết, bột kết , phiến sét và một phần phù sa cổ . Đất đồi tại một số vùng như :
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
Đại Từ, Phú Lương,... nằm ở độ cao 150 - 200 m, độ dốc 5 - 200, phù hợp cho
sự sinh trưởng của cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm [13].
+ Đất ruộng: chiếm 12,4% diện tích tự nhiên , đây là loại đất có sự phân
hoá phức tạp . Một phần phân bố dọc theo các con suối , rải rác không tập
trung, chịu tác động lớn của chế độ thuỷ văn khắc nghiệt (lũ đột ngột , hạn
hán,...), khó khăn cho việc canh tác .
Điều đáng lưu ý , diện tích đất chưa sử dụng ở Thái Nguyên khá lớn,
chiếm 22,18% diện tích đất tự nhiên[13]. Diện tích đất này có khả năng phát
triển lâm nghiệp , nhất là mô hình trang trại vườn rừng . Đây là tiềm năng ,
đồng thời cũng là nhiệm vụ lớn đặt ra cho tỉnh trong việc khai thá c, sử dụng
hiệu quả nguồn tài nguyên này .
- Tài nguyên rừng
Là tỉnh miền núi với diện tích đất lâm nghiệp 152 nghìn ha (chiếm 43%
diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh), Thái Nguyên có lợi thế trong khai thác và phát
triển kinh tế rừng.
- Tài nguyên khoáng sản
Trong lòng đất Thái Nguyên chứa đựng những nguồn tài nguyên
khoáng sản phong phú , đa dạng và phân bố tập trung tại các huyện Đại Từ ,
Phú Lương , Đồng Hỷ và Võ Nhai .
Khoáng sản nhiên liệu: sau Quảng Ninh , Thái Nguyên được đánh giá là
tỉnh có trữ lượng than lớn thứ 2 trong cả nước, đáp ứng nhu cầu cho ngành sản
xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện.
Khoáng sản kim loại : Thái Nguyên là tỉnh giàu tài nguyê n kim loại đen ,
kim loại màu , kim loại quý hiếm . Đến năm 2004, toàn tỉnh đã đăng ký 39 mỏ
và điểm quặng sắt , với tổng trữ lượng trên 50 triệu tấn , trong đó nhiều mỏ có
trữ lượng 1 - 5 triệu tấn[13].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
Kim loại màu cũng khá phong phú với các chủng loại : chì kẽm , thiếc,
vonfram. Trong đó , chì kẽm có 19 mỏ và điểm quặng , tập trung ở 2 khu vực :
vùng Lang Hít (Đồng Hỷ) trữ lượng trên 130 nghìn tấn ; vùng nam Đại Từ, trữ
lượng trên 23 nghìn tấn . Đặc biệt , vùng Hà Thượng (Núi Pháo - Đại Từ ) đã
phát hiện thấy mỏ đa kim với trữ lượng thăm dò khoảng 110 triệu tấn , trong
đó có nhiều loại như : WO3, CaF2, Au, Cu, Bi,... Mỏ đa kim này được đánh giá
là một trong các mỏ có trữ lượng lớn nhất thế giới[13].
Kim loại quý hiếm có vàng với 20 mỏ và điểm quặng , trong đó có 10
điểm quặng vàng gốc .
Khoáng sản phi kim: Thái Nguyên có rất nhiều khoáng sản phi kim phục
vụ cho công nghiệp xây dựng như: đá vôi trữ lượng thăm dò gần 200 triệu tấn, dự
tính còn hàng trăm triệu tấn chưa được thăm dò. Sét cao lanh có ở nhiều nơi, trữ
lượng đã thăm dò 356.937 tấn, trong đó có một mỏ sét (cao lanh) trữ lượng lớn,
chất lượng cao được phát hiện ở Đại Từ, dự đoán trữ lượng trên 20 triệu tấn[13].
Ngoài ra, Thái Nguyên còn có trữ lượng cát, cuội, sỏi khá lớn, phân bố chủ yếu
trên sông Cầu và sông Công.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
2.1.2.1. Dân số - lao động
Dân số: Thái Nguyên có 1,150 triệu dân, gồm 8 dân tộc, chủ yếu là người
Kinh (chiếm khoảng 75%)[13]. Mật độ dân số khoảng 325 người/ km2, cao nhất
trong các tỉnh miền núi phía bắc. Tuy nhiên, dân cư phân bố không đều, vùng cao
và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở vùng thành thị, đồng bằng dân cư
rất dày đặc . Nơi có mật độ dân cư cao nhất là thành phố Thái Nguyên (1.366
người/km2), nơi có mật độ dân cư thấp nhất là huyện Võ Nhai (78 người/km2).
2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông thuận lợi tạo điều kiện cho Thái Nguyên đẩy mạnh
giao lưu kinh tế , văn hóa - xã hội với các địa phương khác trong vùng và cả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
nước. Hệ thống đường bộ của tỉnh có t ổng chiều dài 2.753 km[13]. Quốc lộ 3
từ Hà Nội đi Bắc Kạn , Cao Bằng cắt dọc tỉnh Thái Nguyên , chạy qua thành
phố Thái Nguyên - cửa ngõ phía nam nối Thái Nguyên với Hà Nội , các tỉnh
đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh , thành phố trong cả nước . Các quốc lộ 37, 1B,
279 cùng với hệ thống tỉnh lộ , huyện lộ là những mạch máu quan trọng nối
Thái Nguyên với các tỉnh trong vùng . Tuyến đường sắt Hà Nội - Quan Triều
là đầu mối giao lưu quan trọng giữa vùng đồng bằng sông Hồng với Khu công
nghiệp Sông Công , Khu gang thép Thái Nguyên và thành phố Thái Nguyên .
Hệ thống đường thuỷ có 2 tuyến sông chính đi Hải Phòng và Hòn Gai (Quảng
Ninh), rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàn g hoá từ Thái Nguyên đến hai
cảng lớn Hải Phòng và Cái Lân (Quảng Ninh ).
Với vị trí trung tâm vùng Việt Bắc , Thái Nguyên còn là nơi hội tụ văn
hoá của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc , đầu mối hoạt động văn hoá ,
giáo dục của cả vùng núi phía Bắc . Với 7 trường đại học thuộc Đại học Thái
Nguyên và trên 20 trường cao đẳng , trung học chuyên nghiệp và dạy nghề ,
Thái Nguyên là trung tâm đào tạo khoa học và giáo dục lớn thứ ba cả nước
(sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh ). Đó là những tiền đề , những tiềm
năng quan trọng đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm chính trị , kinh tế , văn
hoá của Việt Bắc và vùng núi Đông Bắc trong hiện tại và tương lai .
2.1.2.3. Phát triển kinh tế - xã hội
Kinh tế - xã hội qua 3 năm ổn định phát triển, năm 2008 tổng sản phẩm
trong tỉnh (GDP) năm 2008 (theo giá so sánh 1994) đạt 5.234,783 tỷ đồng,
tăng 11,47% so với năm 2007. Trong đó, khu vực nông lâm nghiệp thuỷ sản
1.252,769 tỷ đồng, tăng 4,5%; khu vực công nghiệp và xây dựng 2.203,684 tỷ
đồng, tăng 14,04%; khu vực dịch vụ 1.778,330 tỷ đồng, tăng 12,2%; riêng các
ngành dịch vụ có tính chất kinh doanh 1.023,5 tỷ đồng, tăng 13,8% so với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
năm 2007. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 (theo giá cố định năm
1994) 8.600 tỷ đồng, tăng 17,2% so với năm 2007, đạt 93,57% kế hoạch[19].
Trong năm 2008, nhiều nhà đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status