Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại Công ty Cổ phần Năng Lượng Đại Việt - Chi nhánh Vinagas Miền Tây - pdf 12

Download Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại Công ty Cổ phần Năng Lượng Đại Việt - Chi nhánh Vinagas Miền Tây miễn phí



MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU . 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 2
1.2.1. Mục tiêu chung . 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể . 2
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU. 2
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 3
1.4.1. Không gian . 3
1.4.2. Thời gian . 3
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu . 3
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 4
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN . 4
2.1.1. Các khái niệm có liên quan . 4
2.1.2. Ý nghĩa của việc phân tích tình hình tiêu thụ . 5
2.1.3. Nhiệm vụ của phân tích tình hình tiêu thụ . 6
2.1.4. Nội dung phân tích tình hình tiêu thụ . 6
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 8
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu . 8
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu . 8
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VINAGAS MIỀN TÂY . 9
3.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY . 9
3.2. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CHI NHÁNH . 10
3.2.1. Chức năng . 10
3.2.2. Nhiệm vụ . 11
3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC . 11
3.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức . 11
3.3.2. Chức năng nhiệm vụ của ban giám đốc và bộ phận . 11
3.4. CẤU TRÚC LAO ĐỘNG . 13
3.5. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN . 15
3.5.1. Thuận lợi . 15
3.5.2. Khó khăn . 15
3.7. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ĐƠN VỊ
QUA 3 NĂM 2006-2008 . 16
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GAS VÀ CÁC
NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GAS . 19
4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GAS . 19
4.1.1. Phân tích khái quát tình hình tiêu thụ . 19
4.1.2. Phân tích tình hình tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng . 23
4.1.3. Phân tích giá bán . 24
4.1.4. Phân tích doanh thu tiêu thụ . 25
4.2. NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ . 42
4.2.1. Các nhân tố khách quan . 42
4.2.2. Nguyên nhân khách quan . 46
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH QUÁ TRÌNH
TIÊU THỤ . 50
5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN . 50
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ . 50
5.2.1. Đảm bảo nguồn lực vỏ bình . 50
5.2.2. Duy trì lượng tồn kho hợp lý. 51
5.2.3. Điều chỉnh giá bán phù hợp . 51
5.2.4. Tăng cường hoạt động Marketing . 52
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 54
6.1. KẾT LUẬN . 54
6.2. KIẾN NGHỊ . 54
6.2.1. Đối với Tổng công ty . 55
6.2.2. Đối với chi nhánh Vinagas . 55
6.2.3. Đối với nhà nước . 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 57


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-29279/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

giảm mạnh so
với đầu năm (giá nhập vào tháng 1/2006 trung bình là 10.500 đồng/kg đến 3
tháng cuối năm 2006 giá nhập trung bình là 9.400 đồng/kg), tận dụng tình hình
giá gas giảm đơn vị đã tăng dự trữ nhằm mục đích tăng lợi nhuận cho kỳ sau. Vì
vậy trong có thể kết luận là hàng hóa nhập vào chưa tiêu thụ hết nhưng không thể
kết luận hàng tồn kho tăng là không tốt.
Năm 2007, tồn đầu kỳ là 51.822 kg, tăng 11.727 kg tương đương với
29,25% so với năm 2006. Tồn đầu kỳ tăng là do sản lượng tiêu thụ năm 2006
thấp hơn sản lượng nhập năm 2006. Nhập trong kỳ là 7.393.602 kg tăng
1.080.309 kg tương đương với 17,11% so với năm 2006. Xuất trong kỳ cũng tăng
nhưng tốc độ tăng của xuất cao hơn nhập (17,97% > 17,11%) làm cho tồn cuối
kỳ giảm 40.377 kg (tức giảm 77,91%) so với năm 2006. Tồn cuối kỳ năm 2007
giảm là do giá xăng dầu thế giới tăng mạnh đặc biệt là cuối tháng 11 giá dầu thế
giới chạm ngưỡng 100USD/thùng nên kéo theo giá gas tăng lên. Trong thời điểm
này đơn vị đã cân nhắc tính toán lượng dự trữ phù hợp để giảm thiểu nguy cơ giá
tăng rồi giảm làm ảnh hưởng đến lợi nhuận đơn vị cho nên đơn vị đã giảm lượng
dự trữ xuống đáng kể. Vì vậy hàng hóa mua vào tiêu thụ hết, đơn vị luân chuyển
vốn nhanh.
Năm 2008, do tồn kho cuối kỳ năm 2007 giảm nên làm cho tồn kho đầu kỳ
năm 2008 giảm 77,91% so với năm 2007. Tuy nhiên tốc độ tăng của sản phẩm
xuất trong kỳ thấp hơn nhập nên làm cho tồn kho cuối kỳ tăng 4.494 kg (tức tăng
39,27%) so với năm 2007. Nếu xét về mặt tỷ lệ thì tồn kho cuối kỳ tăng lên
nhưng xét về mặt số lượng thì con số này không lớn vì vậy không làm cho đơn vị
ứ đọng vốn mà còn đủ sản sản phẩm để dự trữ nhằm đáp ứng tiêu thụ kỳ sau.
Mặc khác nếu xét trong từng năm 2007/2006 và 2008/2007 thì tốc độ tăng
số lượng tiêu thụ năm 2008/2007 cao hơn 2007/2006 (30,58% > 17,97%). Số
lượng tiêu thụ tăng là do hàng hóa đạt chất lượng, cách bán hàng và
cách thanh toán linh hoạt, nguồn lực vỏ bình được đảm bảo và đơn vị đã
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa -21- SVTH: Võ Thị Mới
ký thêm hợp đồng với các nhà phân phối lớn như Công ty Cổ phần Vật Tư Hậu
Giang, Công ty TNHH Kim Anh, …
Trong kỳ phân tích doanh nghiệp tiêu thụ nhiều hay ít là biểu hiện ở chỉ tiêu
khối lượng hàng hóa tiêu thụ. Như đã nêu trên thì nhập chỉ có một sản phẩm là
Vinagas nhưng trong quá trình xuất tiêu thụ lại chia ra thành hai loại sản phẩm là
VN12 (bình Vinagas 12kg) và VN45 (bình Vinagas 45kg). Do đó khi phân tích
số lượng tiêu thụ ta sẽ có hai loại sản phẩm
Bảng 3: SỐ LƯỢNG TIÊU THỤ THEO MẶT HÀNG
Đvt: kg
LOẠI SP 2006 2007 2008
2007/2006 2008/2007
Chênh
lệch
Tỷ
lệ(%)
Chênh
lệch
Tỷ
lệ(%)
VN12 6.121.158 7.232.474 9.422.832 1.111.316 18,16 2.190.358 30,29
VN45 180.408 201.505 284.517 21.097 11,69 83.012 41,20
Cộng 6.301.566 7.433.979 9.707.349 1.132.413 17,97 2.273.370 30,58
(Nguồn: Phòng Kế toán tài chính chi nhánh Vinagas Miền Tây)
Xét về mặt tổng thể thì số lượng tiêu thụ liên tục tăng trong giai đoạn 2006-
2008, xét từng loại sản phẩm thì số lượng mỗi loại sản phẩm đều tăng nhưng tốc
độ tăng khác nhau và mức độ ảnh hưởng đến tổng số lượng tiêu thụ cũng khác
nhau. Cụ thể như sau:
Đối với VN12, số lượng tiêu thụ năm 2006 là 6.121.158 kg, năm 2007 là
7.232.474 kg tăng 1.111.316 kg (tức tăng 18,16%) so với năm 2006. Năm 2008
tăng 2.190.358 kg (tức tăng 30,29%) so với năm 2007. Điều này chứng tỏ tình
hình tiêu thụ VN12 có nhiều tiến triển, số lượng tiêu thụ tăng ngày càng nhanh.
Đối với VN 45, sản lượng tiêu thụ cũng tăng nhanh với số lượng tiêu thụ
năm 2006 là 180.408 kg, năm 2007 tăng 21.097 kg (tức tăng 11,69%) so với năm
2006. Năm 2008 số lượng tiêu thụ tăng 83.012 kg (tức tăng 41,20%) so với năm
2007.
Nhìn chung sản lượng tiêu thụ của cả hai loại sản phẩm đều tăng, sản l ượng
tiêu thụ VN12 cao hơn 30 lần sản lượng tiêu thụ VN45. Do đó sự biến động của
sản lượng tiêu thụ VN12 sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến tổng sản lượng tiêu thụ
hàng năm. Sở dĩ sản lượng tiêu thụ VN12 cao là do nhu cầu sử dụng loại sản
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa -22- SVTH: Võ Thị Mới
phẩm VN12 ngày càng nhiều đồng thời chỉ có một số ít ngành công nghiệp sử
dụng đến gas như các công ty hoạt động trong ngành sản xuất gạch men, gốm
sứ, xi mạ, sản xuất mỹ phẩm và sử dụng khí đốt hóa lỏng trong các lò nung, lò
hấp nên lượng khách hàng tiêu thụ loại sản phẩm VN45 chưa nhiều. Tính đến
thời điểm hiện nay đơn vị chỉ có 9 khách hàng công nghiệp.
4.1.1.2. Phân tích hệ số luân chuyển hàng tồn kho
Bảng 4: PHÂN TÍCH HỆ SỐ LUÂN CHUYỂN HÀNG TỒN KHO
Đvt: 1000 đồng
CHỈ TIÊU 2,006 2,007 2008 2007/2006 2008/2007
GVHB 61.355.506 87.117.806 145.669.633 25.762.301 58.551.827
GTTKBQ 457.180 320.066 147.341 (137.114) (172.725)
HSLCHTK (lần) 134 272 989 138 716
TG 1 VQ (ngày) 2,68 1,32 0,36 (1,36) (0,96)
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính chi nhánh Vinagas Miền Tây)
Giải thích:
GVHB: Giá vốn hàng bán
GTTKBQ: Giá trị tồn kho bình quân
HSLCHTK: Hệ số luân chuyển hàng tồn kho
TG 1 VQ: Thời gian một vòng quay
Nhìn vào các chỉ tiêu trên ta thấy hệ số luân chuyển hàng tồn kho qua 3
năm 2006-2008 liên tục tăng và thời gian của một vòng quay ngày càng ngắn lại.
Cụ thể là năm 2006, hệ số luân chuyển hàng tồn kho là 134 lần nhưng sang năm
2007 là 272 lần cao hơn 138 lần tương đương 102,82% so với năm 2006, ta thấy
tốc độ tăng vòng quay hàng tồn kho rất nhanh, điều này cho thấy tình hình kinh
doanh của đơn vị đã có bước tiến triển, hàng hóa ứ đọng giảm so với 2006. Thời
gian luân chuyển của một vòng quay cũng giảm đi rất nhiều. Năm 2006 là 2,68
ngày/vòng quay nhưng sang 2007 giảm xuống còn 1,32 ngày/vòng quay giảm
1,36 ngày ngày/vòng quay so với năm 2006. Số vòng quay ngày càng tăng lên
mà thời gian của 1 vòng quay ngày càng giảm, điều này cho thấy đơn vị hoạt
động có hiệu quả, làm giảm chi phí đầu tư cho hàng hóa dự trữ, rút ngắn được
chu kỳ chuyển đổi hàng dự trữ thành tiền mặt và làm giảm nguy cơ ứ đọng hàng
hóa tồn kho.
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa -23- SVTH: Võ Thị Mới
Song bước sang năm 2008, số vòng quay hàng tồn kho lại tăng lên 989 lần
cao hơn năm 2007 là 716 lần tương đương 263,23%, một tỷ lệ rất cao. Thời gian
của một vòng quay giảm đáng kể chỉ còn 0.36 ngày/vòng giảm 0,96 ngày/vòng
so với năm 2007. Như vậy một đợt hàng hóa tồn kho của đơn vị trong năm 2008
cần 0,36 ngày để quay vòng hay nói cách khác, kỳ đặt hàng bình quân của đơn vị
là 0,36 ngày, vòng quay 0,86 ngày là quá nhanh. Lượng tồn kho quay nhanh là
do giá vốn hàng bán tăng trong khi giá trị tồn kho bình quân giảm. Theo lý thuyết
điều này có thể dẫn đến nguy cơ đơn vị không đủ hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu
hàng bán, dẫn đến tình trạng cạn kho, mất khách hàng và điều này gây ảnh
hưởng ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status