Luận án Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam - pdf 12

Download Luận án Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam miễn phí



Đối với mỗi DNBH, hoạt động đầu tư tài chính có vị trí hết sức quan
trọng và luôn mang lại phần lợi nhuận hàng năm rất cao cho họ. Nguồn vốn
đầu tư của DNBH phi nhân thọ chủ yếu là vốn nhàn rỗi từ các quỹ dự phòng
nghiệp vụ và vốn chủ sở hữu. Các quỹ dự phòng nghiệp vụ ở đây bao gồm 3
loại: dự phòng phí bảo hiểm, dự phòng bồi thường vàdự phòng dao động lớn.
cách trích lập các loại dự phòng này cho từng nghiệp vụ bảo hiểm phi
nhân thọ được thực hiện theo các văn bản pháp quy của Nhà nước (như: Nghị
định 43/2001/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ trích lập các quỹ dự phòng nghiệp
vụ trong kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ; Thông tư94/2004/TT-BTC ngày
19/10/2004 hướng dẫn thi hành Nghị định 43/NĐ-CP v.v.). Còn vốn chủ sở
hữu mang đi đầu tư chỉ chiếm một phần nhỏ, vì phần lớn nguồn vốn này là
nằm ở tài sản cố định và các loại tài sản khác của DNBH. Những tài sản này
không thể trực tiếp mang đi đầu tư để sinh lời. Nhưvậy, có thể nói nguồn vốn
đầu tư của các DNBH phi nhân thọ chủ yếu là vốn nhàn rỗi từ các quỹ dự
phòng nghiệp vụ. Tùy theo mỗi loại hình DNBH mà hình thức tổ chức đầu tư
cũng khác nhau. Có thể là thành lập một bộ phận chuyên trách để tiến hành
đầu tư; hay uỷ thác đầu tư qua các tổ chức tài chính - tín dụng. Đây là 2 hình
thức khá phổ biến đối với các DNBH phi nhân thọ Việt Nam. Còn danh mục
đầu tư, các DNBH phải thực hiện theo Nghị định 43/2001/NĐ-CP như: mua
trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu, kinh doanh bất động
sản v.v.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-29242/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

từ nghiệp vụ là khá cao và rất ổn
định. Chẳng hạn, năm 2002, doanh thu toàn thị trường chỉ đạt 623 tỷ đồng,
83
đến năm 2006 lên đến 1.735 tỷ đồng, 178,4% so với năm 2002 và 27% so với
năm 2005. Các doanh nghiệp có mức doanh thu cao và chiếm thị phần lớn
trong nghiệp vụ này là Bảo Việt Việt Nam, Bảo Minh và Pjico. Tình hình bồi
thường nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tuy có cao hơn một số nghiệp vụ khác,
song các DNBH vẫn còn lãi và mức lãi tương đối ổn định. Chẳng hạn, năm
2002, tỷ lệ bồi thường toàn thị trường là 56,25%, đến năm 2007 chỉ có
54,74%. Các DNBH thường có tỷ lệ bồi thường cao là Pjico, Bảo Việt Việt
Nam, QBE. Mặc dù thị trường này ở nước ta còn rất nhiều tiềm năng, song
trong quá trình triển khai cho thấy, hiện tượng trục lợi bảo hiểm diễn ra nhiều
nhất ở nghiệp vụ này. Bởi thế, để nâng cao hiệu quả kinh doanh và hiệu quả
sử dụng phí bảo hiểm, các DNBH phi nhân thọ phải có những biện pháp
quyết liệt để đấu tranh với các hành vi trục lợi bảo hiểm xe cơ giới.
* Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm tài sản và thiệt hại.
Đây là nhóm nghiệp vụ bảo hiểm xếp thứ 2 về doanh thu phí bảo hiểm
gốc trong các năm từ 2003 đến 2007. Chẳng hạn, doanh thu phí bảo hiểm tài
sản và thiệt hại năm 2005 là 1.135 tỷ thì đến năm 2007 đã lên tới 1.546 tỷ.
Bảo hiểm tài sản và thiệt hại được các DNBH triển khai theo những nhóm sản
phẩm chủ yếu như:
- Bảo hiểm xây dựng lắp đặt;
- Bảo hiểm máy móc thiết bị;
- Bảo hiểm thiết bị điện tử;
- Bảo hiểm dầu khí....
Các DNBH phi nhân thọ có doanh thu và thị phần cao trong nhóm này
là Bảo Việt Việt Nam, Bảo Minh, PVI, PTI. Bảo hiểm tài sản và thiệt hại
được Bảo Việt triển khai từ năm 1988 với nghiệp vụ sản phẩm bảo hiểm xây
dựng và lắp đặt, doanh thu lúc đầu chỉ đạt hơn 131.000 USD. Sau một số năm
triển khai, doanh thu nghiệp vụ đã tăng lên nhanh chóng và trở thành một
84
trong những nghiệp vụ trọng yếu của hầu hết các DNBH. Doanh thu cao, song
tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ này là khá thấp so với các nghiệp vụ khác. Chẳng
hạn, năm 2005, tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ là 12,4% thì năm 2007 là 13,2%.
Bên cạnh loại hình bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm dầu khí, bảo hiểm
thiết bị điện tử cũng rất phát triển. Đây là thế mạnh của các DNBH như PVI
và PTI. Nếu như năm 2005, phí bảo hiểm gốc của nghiệp vụ bảo hiểm dầu khí
chỉ đạt 468,8 tỷ đồng, bảo hiểm thiết bị điện tử là 41,1 tỷ đồng thì đến năm
2007, con số này lần lượt là 647,9 tỷ đồng và 69,5 tỷ đồng. Tỷ lệ bồi thường
của cả hai nghiệp vụ năm 2007 chỉ có 21,6% và 19,3%. Bảo hiểm tài sản và
thiệt hại là 1 trong những nghiệp vụ có rất nhiều tiềm năng và thế mạnh ở
Việt Nam trong tương lai. Bởi vì, vốn đầu tư trong nước và nước ngoài vào
Việt Nam không ngừng tăng lên hàng năm. Các công trình xây dựng lớn ngày
càng nhiều và tham gia bảo hiểm tài sản và thiệt hại là rất cần thiết đối với các
chủ dự án. Tuy vậy, đây là nghiệp vụ có số tiền bảo hiểm thường rất lớn, lại
mang tính kỹ thuật cao, cho nên các DNBH phi nhân thọ của Việt Nam gặp
rất nhiều khó khăn trong các khâu đánh giá rủi ro, giám định và bồi thường
tổn thất. Chính vì vậy, tỷ lệ tái bảo hiểm ra nước ngoài hàng năm thường khá
lớn. Đây thực sự là một vấn đề rất khó giải quyết trong một tương lai gần đối
với các DNBH trong nước.
* Bảo hiểm sức khoẻ và tai nạn con người
Đây là nhóm nghiệp vụ được hầu hết các DNBH phi nhân thọ triển
khai. Nhóm này bắt đầu từ bảo hiểm tai nạn khách hàng, sau đó Bảo Việt thiết
kế thêm khá nhiều sản phẩm nữa như bảo hiểm sinh mạng cá nhân; bảo hiểm
tai nạn 24/24, bảo hiểm học sinh; bảo hiểm kết hợp con người... bảo hiểm tai
nạn lái phụ xe; bảo hiểm thuyền viên, bảo hiểm tai nạn khách du lịch... Nhóm
nghiệp vụ này hiện đang đứng thứ ba về doanh thu phí bảo hiểm toàn thị
trường. Nếu như năm 2005 doanh thu phí đạt 830 tỷ đồng, thì đến năm 2006
85
đã tăng lên 1.203 tỷ đồng, tức tăng 26,7%. Tỷ lệ chi trả tiền bảo hiểm nghiệp
vụ năm 2005 là 50%, năm 2007 cũng chỉ có 51,7%. Trong số các DNBH phi
nhân thọ triển khai các nghiệp vụ liên quan thì Bảo Việt, Bảo Minh và Pjico
luôn đứng đầu về thị phần doanh thu phí bảo hiểm. Ví dụ năm 2006, doanh
thu toàn thị trường là 977 tỷ đồng, Bảo Việt chiếm 41,6%, Bảo Minh 18,6%;
Pjico 14,2%. Nếu xem xét từ năm 2003 đến năm 2006 thì thị phần của 3
DNBH này luôn có sự thay đổi giảm đi. Bởi vì, một số DNBH lúc đầu chưa
thực sự chú ý đến nhóm nghiệp vụ này, nhưng từ cuối những năm 2000, họ đã
bắt đầu để ý tới. Cộng thêm một số DNBH phi nhân thọ mới ra đời cũng tập
trung khai thác ngay từ đầu cho nên thị phần của tất cả các DNBH luôn thay
đổi qua từng năm. Bảo hiểm sức khoẻ và tai nạn con người có đối tượng
khách hàng tham gia khá đông đảo, hơn nữa các nghiệp vụ có liên quan có thể
triển khai bảo hiểm theo nhóm. Vì thế, khi mức sống của người dân ngày một
tăng, trình độ dân trí về bảo hiểm cao thì tiềm năng về nghiệp vụ trong tương
lai là rất lớn. Thêm vào đó, khi triển khai nhóm nghiệp vụ này hầu như chưa
cần đến tái bảo hiểm vì số tiền bảo hiểm trong từng sản phẩm thấp, quy luật
số đông phát huy tối đa tác dụng do lượng khách hàng tham gia. Chắc chắn
đây là nhóm nghiệp vụ đầy triển vọng cho tất cả các DNBH. Vấn đề thắng
thua trong nghiệp vụ này chủ yếu nằm ở khâu dịch vụ chăm sóc khách hàng
và phòng chống trục lợi bảo hiểm ở từng DNBH.
* Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu
Nhóm nghiệp vụ này mang tính truyền thống đối với lĩnh vực kinh
doanh bảo hiểm phi nhân thọ. Ngay từ khi thành lập năm 1965, Bảo Việt đã
triển khai và cho đến nay phần đông các DNBH phi nhân thọ đều chú tâm đến
các sản phẩm thuộc nhóm nghiệp vụ này. Tuy vậy, doanh thu hàng năm từ
nghiệp vụ trên toàn thị trường vẫn còn rất khiêm tốn. Năm 2005 đạt 516 tỷ
đồng, năm 2007 đạt 809 tỷ, tăng 30% so với năm 2006. Cơ cấu doanh thu
86
nghiệp vụ năm 2007 chỉ đạt 9,9% tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc toàn thị
trường. Các DNBH có thị phần cao là PVI 275 tỷ đồng; Bảo việt 251 tỷ đồng;
Bảo minh 130 tỷ đồng... Năm 2007, các DNBH này có thị phần giảm không
đáng kể và vẫn là những doanh nghiệp mức có doanh thu cao. Tỷ lệ bồi
thường toàn thị trường luôn giữ ở mức trên 50% trong giai đoạn 2003 - 2007.
Tiềm năng của nhóm nghiệp vụ này được các nhà chuyên môn đánh giá rất
cao, song doanh thu và cơ cấu doanh thu còn rất khiêm tốn vì 3 nguyên nhân
chủ yếu sau đây:
Một là, đội tàu sông, tàu cá có tỷ lệ tham gia rất thấp (năm 2006
khoảng 3,76%). Mặc dù theo số liệu ước tính của các nhà bảo hiểm, năm
2007 trên phạm vi cả nước có khoảng 50.000 tàu sông, tàu cá, song số tàu có
tham gia bảo hiểm chỉ đạt con số 1.868. Nguyên nhân chủ yếu là các chủ tàu
chưa thực sự hiểu biết về nghiệp vụ, chưa thấy hết sự cần thiết và vai trò của
bảo hiểm. Thêm vào đó là sự nỗ lực của các DNBH vẫn còn rất hạn chế, nhất
l...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status