Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Giang - pdf 12

Download Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Giang miễn phí



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN 4
1.1 Khái quát về nông nghiệp – nông thôn 4
1.2 Khái niệm về tín dụng ngân hàng 6
1.3 Các hình thức tín dụng chủ yếu của ngân hàng thương mại 8
1.3.1. Căn cứ theo thời hạn tín dụng 8
1.3.2 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng 8
1.3.3 Căn cứ vào xuất xứ của tín dụng 9
1.4. Phương pháp cho vay của ngân hàng 10
1.5 Chất lượng tín dụng và các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng. 11
1.5.1 - Quan niệm về chất lượng tín dụng. 11
1.5.2 - Chỉ tiêu phản ánh chât lượng tín dụng ngân hàng 12
1.5.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng 15
1.6. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự nghiệp sản xuất nông nghiệp 22
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN GIANG 24
2.1. Khái quát tình hình huyện Văn Giang 24
2.1.1 Đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Văn Giang 24
2.1.2 Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện Văn Giang 27
2.2 Thực trạng tín dụng ngân hàng đối với phát triển nông nghiệp huyện Văn Giang của NHNo&PTNT huyện Văn Giang. 32
2.2.1 Giới thiệu chung về ngân hàng No&PTNT huyện Văn Giang 32
2.3.2 Thực trạng tín dụng ngân hàng đối với phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Văn Giang của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Giang. 36
2.3.1 Kết quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng 38
2.3.2 Kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng 40
2.3.2 Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng ngân hàng của NHNo&PTNT huyện Văn Giang. 46
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại 51
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN HUYỆN VĂN GIANG 55
3.1 Những định hướng trong thời gian tới của huyện Văn Giang 55
3.2 Định hướng phát triển của NHNo&PTNT Văn Giang 55
3.3 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng góp phần phát triển nông nghiệp – nông thôn của NHNo&PTNT huyện Văn Giang trên địa bàn huyện 57
3.3.1 Xây dựng kế hoạch kinh doanh cụ thể, chi tiết theo những chỉ tiêu NHNo tỉnh và NHNoViệt Nam đặt ra: 57
3.3.2 Mở rộng khả năng tiếp cận nguồn vốn 58
3.3.3 Cải tiến quy trình và thủ tục vay vốn 59
3.3.4 Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng 60
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30091/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

doanh trong tương lai. Vai trò của tín dụng ngày càng to lớn, nó thúc đẩy quá trình thể hiện:
Tín dụng ngân hàng tạo thuận lợi để khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng kinh tế, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, lao động,….trong nông nghiệp
Tín dụng ngân hàng góp phần tích tụ, tập trung vốn và tư liệu sản xuất thúc đẩy kinh tế nông nghiệp – nông thôn phát triển sản xuất hàng hóa.
Tín dụng ngân hàng thúc đẩy ngành nghề phát triển giải quyết phần lớn lao động ở nông thôn, hạn chế luồng di dân vào thành phố, tạo công ăn việc làm làm tăng thu nhập cho nông dân, đời sống kinh tế - văn hóa- xã hội tăng lên, làm giảm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.
Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng và phát triển công nghiệp chế biến, khôi phục và mở rộng ngành nghề truyền thống giải quyết việc làm trong nông thôn.
Tín dụng ngân hàng tạo cho nông dân không ngừng nâng cao trình độ sản xuất, tăng cường hạch toán tiếp cận nhanh phương pháp tính toán hiệu quả kinh tế trong sản xuất đồng thời tạo tâm lý tiết kiệm tiêu dùng tăng cường đầu tư.
Nếu tín dụng ngân hàng được nhận thức và tổ chức sử dụng đúng đắn, khoa học thì nó sẽ trở thành đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN GIANG
2.1. Khái quát tình hình huyện Văn Giang
2.1.1 Đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Văn Giang
Ngày 01/09/1999 huyện Văn Giang được tái lập theo nghị định số 60/NĐ – CP của Chính Phủ sau 22 năm hợp nhất với Yên Mỹ và Khoái Châu. Là huyện đồng bằng, nằm ở phía tây bắc tỉnh Hưng Yên, phía bắc và phía tây giáp huyện Gia Lâm (Hà Nội), phía đông giáp huyện Văn Lâm, phía nam giáp huyện Khoái Châu, Yên Mỹ, phía tây nam giáp huyện Thường Tín (Hà Nội). Tuy cách rất xa trung tâm tỉnh, song Văn Giang lại có một vị trí địa lý vô cùng thuận lợi tiếp giáp thủ đô – trung tâm giao lưu văn hóa – kinh tế - chính trị của cả nước vì vậy mà việc tiếp nhận sự tiến bộ của KH – CN luôn được đón đầu so với các huyện khác trong tỉnh.
Với tổng diện tich tự nhiên là 71,79 km2, huyện Văn Giang được chia thành 11 đơn vị hành chính, trong đó có 10 xã và 1 thị trấn, dân số 117.029 người (tính đến 31/12/2008), diện tích đất nông nghiệp là 3.845 ha với địa hình thuần túy là đồng bằng, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng đồng bằng Bắc bộ nóng ẩm quanh năm, lượng mưa nhiều rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp – thế mạnh của huyện, mặt trận hàng đầu trong chính sách phát triển kinh tế của huyện.
Sau 9 năm tái lập, Văn Giang đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ:
Tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 8-9%. Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng thương nghiệp và dịch vụ chuyển dịch tích cực theo hướng CNH – HĐH.
Tổng giá trị thu nhập tăng từ 316 tỷ đồng (năm 2000) lên 930,478 tỷ đồng (năm 2008), tăng lên gần 3 lần sau 8 năm. Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh năm 2000 đạt 3,45 triệu đồng /người /năm, năm 2008: 10 triệu đồng /người /năm.
Huyện đã xây dựng chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn và bước đầu có hiệu quả. Năm 2008 huyện đón nhận trên 100 dự án thuê đất của các nhà đầu tập trung chủ yếu ở xã Tân Tiến, Liên Nghĩa và Phụng Công, 07 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, 1052 cơ sở sản xuất tư nhân đầu tư trong lĩnh vực sản xuất CN - TTCN góp phần làm tăng giá trị sản xuất CN – TTCN của huyện.
Thương mại, dịch vụ phát triển mạnh, hàng hóa ngày càng phong phú. Từ năm 2001 đến nay khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển đều tăng, Nghị quyết số 37 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển thương mại dịch vụ, du lịch sinh thái huyện Văn Giang giai đoạn 2003-2010 được triển khai rộng khắp ở tất cả các xã, thị trấn, hiện trên địa bàn huyện có 34 doanh nghiệp trong đó: 20 doanh nghiệp tư nhân, 14 công ty TNHH kinh doanh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ với các loại hình kinh doanh đa dạng và phong phú.
Huyện đang triển khai thực hiện xây dựng dự án Khu đô thị thương mại – du lịch Việt Hưng ở các xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao, dự án khu công nghiệp Vĩnh Khúc, Tân Tiến và dự án cụm công nghiệp làng nghề gốm sứ Xuân Quan.
Cơ sở hạ tầng có bước phát triển vượt bậc, các tuyến đường được cải tạo, nâng cấp với tổng chiều dài 37,41 km, làm mới đường nội thị phân kỳ I, đang phối hợp triển khai thực hiện dự án đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên và đường ôtô cao tốc 5B.
Các vấn đề xã hội như: sự nghiệp giáo dục, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được coi trọng, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và thực hiện chương trình y tế.
Sau đây là bảng thể hiện giá trị các ngành nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ đóng góp cho nền kinh tế huyện qua 3 năm: năm 2000, năm 2005, năm 2008
Bảng 2.1: Kết quả sản xuất nông nghiệp- công nghiệp- dịch vụ của
huyện Văn Giang
Đơn vị: tỷ đồng
Giá trị
Năm 2000
Năm 2005
Năm 2008
1- Nông nghiệp
241,164
365,9
440,7
Tỷ trọng
82,7%
70%
60,8%
2- Công nghiệp – xây dựng
30,016
82,2
149,92
Tỷ trọng
10,3%
15,7%
20,7%
3- Thương mại - dịch vụ
20,457
74,54
134,18
Tỷ trọng
7%
14,3%
18,5%
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa với tốc độ khá chậm, so với các mục tiêu đặt ra mới chỉ đạt bình quân 95% kế hoạch đặt ra, tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm thay vào đó là sự tăng lên của ngành công nghiệp và dịch vụ, nông nghiệp giảm xuống còn 60,8% năm 2008, mức giảm bình quân 8 năm qua là 2.7%, công nghiệp – xây dựng tăng nhanh hơn năm 2008 đạt 149,92 tỷ đồng chiếm 20,7% tổng giá trị sản phẩm của toàn huyện, tăng 10,4% so với năm 2000, dịch vụ cũng có sự biến đổi, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 1,5%.
Biểu đồ2.1: Sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế huyện VG qua 3 năm
2.1.2 Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện Văn Giang
Đất canh tác đã được cải tạo 100%, không còn đất hoang hóa, năng suất, sản lượng nông nghiệp tăng mạnh do thực hiện chương trình 4 hóa (cơ giới hóa – điện khí hóa – hóa học hóa - thủy lợi hóa) trong nông nghiệp theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, máy móc nông nghiệp thay thế dần cho các công cụ sản xuất thô sơ nhờ đó mà thu nhập người dân tăng lên, đời sống nhân dân được cải thiện.
Nông nghiệp những năm qua phát triển khá toàn diện, đều được mùa, cơ cấu nông nghiệp chuyển đổi mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, có thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng rãi, phần lớn các sản phẩm nông nghiệp của huyện xuất khẩu sang thị trường Hà Nội.
Thực hiện nghị quyết 36 của Huyện uỷ về phát triển CN – TTCN làng nghề huyện Văn Giang giai đoạn 2003-2010 được sự giúp đỡ của đồng vốn ngân hàng, một số ngành nghề truyền thống đã được khôi phục, nghề mới đang hình thành như làng nghề mây tre đan ở Văn Phúc, làng cây cảnh Phụng Công, làng hoa Ngọc Bộ - Long Hưng. Dự án cho vay quỹ quốc gia đã kích...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status