Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà - pdf 12

Download Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà miễn phí



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN VÀ HIỆU QỦA SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 3
1.1.1. Khái niệm chung về vốn 3
1.1.2. Vai trò của vốn. 4
1.1.3. Phân loại vốn. 5
1.1.3.1 Phân theo tính chất sở hữu. .5
1.1.3.2. Phạm vi nguồn hình thành. .5
1.1.3.3. Theo thời gian sử dụng. .6
1.1.3.4. Theo nội dung kinh tế. .7
1.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. 11
1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn . 11
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn của doanh nghiệp. 11
1.2.2.1. Vòng quay toàn bộ vốn .11
1.2.2.2. Tỷ suất doanh lợi doanh thu . 11
1.2.2.3. Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn .12
1.2.2.4. Doanh lợi vốn chủ sở hữu. 12
1.2.2.5. Hiệu suất vốn chủ sở hữu. 12
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn cố định. 12
1.2.3.1 Hiệu suất sử dụng vốn cố định. 12
1.2.3.2.Hàm lượng vốn cố định. 13
1.2.3.3. Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định. 13
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.13
1.2.4.1 Vòng quay vốn lưu động. 13
1.2.4.2. Hàm lượng vốn lưu động.13
1.2.4.3. Sức sinh lời vốn lưu động.14
1.2.4.4. Mức tiết kiệm tuyệt đối vốn lưu động.14
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP.14
1.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp.14
1.3.1.1. Trình độ quản lý doanh nghiệp.14
1.3.1.2. Năng lực của lao động trong doanh nghiệp. 15
1.3.1.3. Công nghệ, kỹ thuật sản xuất. 15
1.3.1.4. Chu kỳ sản xuất kinh doanh. 16
1.3.1.5. Đặc điểm sản phẩm. 16
1.3.2. Các nhân tố khách quan. 16
1.3.2.1. Chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước đối với doanh nghiệp. 16
1.3.2.2 Tình hình thị trường. 17
1.3.2.3 Môi trường pháp lý. 17
1.4. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP. 17
1.4.1. Tổ chức, điều hành tốt hoạt động kinh doanh. 17
1.4.2. Đánh giá và sử dụng tốt nguồn vốn.18
1.4.3. Đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất. 19
1.4.4. Lựa chọn phương án mục tiêu kinh doanh. 20
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ
2.1. KHÁI QUÁT TRUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ. 21
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà. 21
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà. 22
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban của Công ty. 23
2.1.4. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 24
2.1.4.1. Đặc điểm về lao động . 24
2.1.4.2. Đặc điểm máy móc thiết bị .26
2.1.3.3. Đặc điểm sản phẩm, thị trường. 27
2.1.4.4. Đặc điểm về nguyên vật liệu và tổ chức sản xuất tại Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà. 28
2.1.4.5. Đặc điểm bộ máy kế toán ở Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà. 29
2.1.4.6. Đặc điểm về tài chính ở Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà. 29
2.2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ. 30
2.2.1. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây. 30
2.2.1.1. Tình hình sản xuất. 30
2.2.1.2. Tình hình tiêu thụ. 30
2.2.1.3. Thực trạng sử dụng tổng vốn kinh doanh của Công ty. 35
2.2.2. Thực trạng sử dụng vốn cố định. 38
2.2.3. Thực trạng sử dụng vốn lưu động. 39
2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ . 40
2.3.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà. 40
2.3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà. 43
2.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà. 47
2.3.4. Những thuận lợi khó khăn và nguyên nhân trong sử dụng vốn của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà. 52
2.3.4.1 Thuận lợi. 52
1.3.4.2 Những khó khăn và nguyên nhân. 53
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ
3.1. MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG, PHÁT TRIỂN KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI. 55
3.1.1. Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn cao. 55
3.1.2. Duy trì mức độ tăng trưởng và lợi nhuận. 55
3.1.3. Tăng cường thị phần trên thị trường. 56
3.1.4. Bảo vệ thương hiệu. 56
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY . 57
3.2.1. Nâng cao biện pháp bảo toàn vốn. 57
3.2.2. Tăng nhanh vòng quay vốn lưu động. 57
3.2.3. Tiết kiệm chi phí, sử dụng hợp lý các nguồn lực để tăng tích lũy vốn.58
3.2.4. Tăng cường công tác quản lý tài chính. 58
3.2.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. 59
3.2.6. Nâng cao hoạt động quản lý tài chính. 59
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC.59
KẾT LUẬN 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30056/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

cao hơn đường nhập ngoại, mà do chính sách bảo hộ của Nhà nước do đó nhiều khi doanh nghiệp muốn nhập đường từ nước ngoài thì gặp nhiều khó khăn về thuế quan và thủ tục hành chính. Chính vì vậy mà hiện nay Công ty chủ yếu sử dụng đường trong nước, nguồn chính từ hai nhà máy đường Quảng Ngãi và nhà máy đương Biên Hoà. Hầu hết, các nguyên vật liệu khác của Công ty đều sản xuất trong nước ngoại trừ các gia vị để sản xuất bimbim, giấy nhãn và một số hương liệu khác phải nhập từ Singapore.
b) Đối với việc tổ chức sản xuất
Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà có một phân xưởng sản xuất được tổ chức trong diện tích mặt bằng (không kể nhà kho) khoảng 9000 m2. Sản xuất trong Công ty được tổ chức theo hình thức đối tượng được chia làm 9 tổ sản xuất bao gồm: Tổ kẹo cứng, tổ kẹo que, tổ isomalt, tổ cookies, tổ bimbim, tổ sôcôla, tổ kẹo cao su, tổ bánh tươi, tổ bốc vác, mỗi tổ sản xuất một loại sản phẩm trong đó kẹo cứng do quy mô sản xuất lớn nên được chia làm hai bộ phận là bộ phận nấu và bộ phận đóng gói, đứng đầu các tổ sản xuất là các tổ trưởng chị trách nhiệm giám sát toàn tổ.
Đứng đầu mỗi phân xưởng là quản đốc phân xưởng. Phân xưởng có một quản đốc và hai phó quản đốc, một phó quản đốc phụ trách mảng bánh tươi và một phó quản đốc phụ trách mảng bánh khô, có nhiệm vụ phụ trách nhân sự và điều phối nguyên vật liệu.
2.1.4.5. Đặc điểm bộ máy kế toán ở Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà
Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty
Kế toán trưởng
Kế toán công nợ
Kế toán NVL
Thủ quỹ
K.T tổng hợp
Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà là một trong số các đơn vị áp dụng hình thức kế toán mới của Việt Nam. Việc chuyển hình thức kế toán làm thay đổi cơ bản việc ghi chép sổ sách, nhật ký, báo biểu kế toán, đồng thời phải chuyển đổi và làm mới một loạt các chương trình kế toán trên hệ thống máy tính.
2.1.4.6. Đặc điểm về tài chính ở Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà
Trong sản xuất kinh doanh nguồn vốn rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại của công ty. Vốn kinh doanh của Công ty bao gồm vốn cố định và vốn lưu động.
Bảng 2.4: Kết cấu vốn kinh doanh của Công ty
Đơn vị: triệu đồng
TT
Các chỉ tiêu
2006
2007
2008
1
Vốn cố định
34086.69
29685.307
42278.46
2
Vốn lưu động
25592.647
32839.931
23867.117
3
Tổng vốn kinh doanh
59679.337
62525.238
66145.577
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2006,2007,2008)
Vốn lưu động của công ty chiếm tỷ trọng tương đối lớn, năm 2006 chiếm 57,1%, năm 2007 do công ty có sự đầu tư thay đổi dây chuyền công nghệ nên tỷ trọng vốn lưu động giảm xuống còn 47,5% và đến năm 2008 công ty lại tăng tỷ trọng nguồn vốn lưu động lên 63,9%. Như vậy qua các năm vốn lưu động tăng dần tỷ trọng thể hiện hiệu quả kinh doanh ngày càng tăng, chứng tỏ công ty đã có những bước phát triển vững mạnh. Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bánh kẹo thì tỷ trọng vốn như trên là khá hợp lý, đảm bảo được yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty và giữ được uy tín với khách hàng.
2.2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ
2.2.1. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây
2.2.1.1. Tình hình sản xuất
Hiện nay do nhu cầu của người tiêu dùng về bánh kẹo hết sức đa dạng, trong hoàn cảnh tình hình cạnh tranh trên thị trường bánh kẹo nước ta lại rất phức tạp do đó tình hình sản xuất của công ty thay đổi theo nhu cầu thị trường. Công ty lập kế hoạch sản xuất theo khả năng tiêu thụ, theo tình hình tồn kho và công suất của các dây chuyền. Căn cứ vào các tiêu thức trên, hàng tuần phó tổng giám đốc lập kế hoạch sản xuất giao cho các phòng ban và phân xưởng trong công ty để thực hiện đúng tiến độ đề ra.
Thực tế trong những năm gần đây do thị trường bánh kẹo có nhiều biến động cho nên tình hình sản xuất của công ty cũng có nhiều biến động.
2.2.1.2. Tình hình tiêu thụ
Từ khi nước ta chuyển sang cơ chế thị trường bên cạnh vấn đề sản xuất, tài chính, công nghệ thì vấn đề tiêu thụ cũng đóng vai trò quan trọng. Chính vì vậy công ty đã cố gắng tích cực tìm kiếm thị trường cho sản phẩm của mình. Trong đó miền Bắc là thị trường tiêu thụ chủ yếu sản phẩm của công ty, đem lại cho công ty phần lớn doanh thu và lợi nhuận, những mặt hàng bán chạy trên thị trường này là kẹo cứng, bim bim, bánh tươi, isomalt, cookies. Công ty luôn tìm cách, mọi biện pháp để giữ vững và duy trì thị trường truyền thống này bằng cách cải tiến kỹ thuật, chất lượng mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm...Thị trường miền Trung là thị trường chủ yếu tiêu thụ các mặt hàng kẹo cao su, kẹo cứng còn các mặt hàng khác hầu như không tiêu thụ được hay tiêu thụ rất ít trên thị trường này. Công ty mấy năm gần đây đã chú ý tiêu thụ tại thị trường miền Nam nhưng đây là thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh và công ty chưa nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng một cách sâu sắc nên có nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây công ty đã bắt đầu thâm nhập vào một số thị trường nước ngoài tuy nhiên lượng hàng xuất khẩu còn nhỏ, chủ yếu là kẹo que và kẹo cao su. Kết quả kinh doanh của công ty những năm gần đây:
Bảng 2.5: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây
Đơn vị: đồng
Các chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Doanh thu thuần
60.750.518.000
64.634.102.000
67.981.206.000
Giá vốn hàng bán
47.827.703.000
51.082.603.000
51.443.563.000
Lợi nhuận gộp
12.922.815.000
13.551.499.000
16.537.643.000
Chi phí bán hàng
7.357.355.000
7.031.074.000
7.899.660.000
Chi phí quản lý DN
4.191.330.000
4.605.994.000
6.676.213.000
Lợi nhuận thuần
1.374.130.000
1.914.431.000
1.961.770.000
Thuế thu nhập
439.722.000
612.618.000
627.766.000
L/nhuận thuần sau thuế
934.408.000
1.301.813.000
1.334.004.000
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp, là chỉ tiêu chất lượng phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận là cơ sở để tính các chỉ tiêu chất lượng nhằm đánh giá hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Qua bảng trên ta thấy các chỉ tiêu đều có sự gia tăng qua các năm. Doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006 là 3.883.584.000 đồng (tăng 6,4%), năm 2008 tăng 3.337.104.000 đồng so với năm 2007 (tăng 5,18%). Do đó lợi nhuận thực hiện được qua các năm cũng tăng lên, cụ thể năm 2007 tăng so với năm 2006 là 367.405.000 đồng và năm 2008 tăng so với năm 2007 là 32.191.000 đồng. Kết quả trên cho thấy thời gian qua công ty đã đạt được những kết quả hết sức khả quan, có được kết quả đó là do có sự phối hợp của nhiều yếu tố khác nhau, một trong những yếu tố đó là công ty đã làm tốt công tác quản trị vốn lưu động từ đó mà hiệu quả sử dụng vốn lưu động được cải thiện dần.
Bảng 2.5a. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31/12/2007
Tài sản
Mã số
Số đầu kỳ
Số cuối kỳ
A.Tài sản lưu động và ĐTNH
100
27.712.290.000
29.685.307.000
I. Tiền
110
1.946.238.000
3.494.281.000
1. Tiề...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status