Phát triển nghiệp vụ Tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) - pdf 12

Download Chuyên đề Phát triển nghiệp vụ Tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) miễn phí



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: Lý luận chung về nghiệp vụ TBH hàng hóa xuât nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. 4
1.1. Khái quát về Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 4
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 4
1.1.2. Sự cần thiết khách quan 6
1.1.3. Đặc điểm cơ bản 8
1.2. Tái bảo hiểm Hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 8
1.2.1. Khái niệm chung về TBH 8
1.2.2. Vai trò của Tái bảo hiểm Hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 12
1.2.3. Hợp đồng TBH 14
CHƯƠNG II: Hoạt động kinh doanh TBH nghiệp vụ Bảo hiểm Hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện trong giai đoạn 2004-2008 32
2.1 .Vài nét về PTI 32
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 32
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm vừa qua 36
2.1.2.1.Kết quả kinh doanh bảo hiểm gốc 36
2.1.2.2. Kết quả kinh doanh TBH 39
2.1.2.3. Hoạt động đầu tư 42
2.1.3. Phương hướng và giải pháp phát triển trong thời gian tới 43
2.2. Tổng quan về Thị trường Bảo hiểm và TBH Hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam 44
2.2.1. Tình hình XNK của Việt Nam trong những năm gần đây: 44
2.2.2. Thực trạng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam. 45
2.2.3. Thực trạng trên là do một số nguyên nhân sau: 46
2.3. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện trong hoạt động kinh doanh TBH Hàng hóa xuất nhập khẩu 48
2.3.1. Thuận lợi 48
2.3.2. Khó khăn 49
2.5. Quy trình TBH tại PTI 51
2.4.1. Sự cần thiết của Quy trình 51
2.4.2. Nội dung Quy trình TBH 51
2.4.2.1. Quy trình nhượng TBH 51
2.4.2.2. Quy trình nhận TBH 57
2.6. Hoạt động kinh doanh Nghiệp vụ TBH Hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại PTI 58
2.7. Đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh TBH Hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại PTI 64
2.5.1. Hoạt động nhượng TBH 64
2.5.2.Hoạt động nhận tái 65
CHƯƠNG III. Một số kiến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ TBH hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 67
3.1. Dự báo xu hướng của thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tới 67
3.2. Kiến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ TBH hàng hoá xuât nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển phù hợp với tình hình thị trường 68
3.2.1. Về phía Nhà nước: 68
3.2.2. Về phía các Công ty Xuất nhập khẩu: 69
3.2.3. Với Hiệp hội Bảo hiểm 69
3.2.4. Về phía Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện 70
KẾT LUẬN 73
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30030/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

giải quyết trong năm. Khoản này công ty nhượng sẽ giữ lại không thanh toán cho nhà TBH vào thời điểm quyết toán của năm tài chính mà dùng để thanh toán cho các vụ tổn thất đó trong kỳ thanh toán kế tiếp. Thông thường mức tạm giữ bồi thường là 100% tổng số tiền ước tính. Khoản này sẽ được hoàn trả cho nhà TBH vào kỳ tương ứng của năm kế tiếp. Điều khoản ứng dụng về bồi thường tạm giữ cũng tương tụ như điều khoản về phí tạm giữ, bao gồm những điểm chính sau:
Khoản tạm giữ này là tiền mặt hay bằng chứng khoán có giá trị ngang tiền mặt.
Lãi suất do công ty nhượng thoả thuận.
Khoản bồi thường phải thanh toán ngay, thường không được đối trừ trong khoản bồi thường tạm giữ này, nhưng trong trường hợp thanh toán TBH thực hiện theo quý, công ty nhượng có thể thoả thuận đồng ý đối trừ các khoản bồi thường phải thanh toán ngay trong bản quyết toán theo quý.
Quản lý Hợp đồng
Hợp đồng là thoả ước được ký kết giữa công ty nhượng và nhà TBH. Những đạo luật về các hợp đồng bảo hiểm của hầu hết các nước đều chỉ tuyên bố không áp dụng cho ngành TBH hay giả nếu có đề cập đến TBH thì lại không quy định các chi tiết. Nhìn chung, các hợp đồng TBH được chi phối bởi luật chung về hình thức hợp đồng và cá quy tắc áp dụng cho các hợp đồng bảo hiểm nói riêng.
Do đó, những quy định của Luật hợp đồng liên quan đến những vấn đề như ý định tạo ra một mối quan hệ pháp lý, việc chào bán và chấp nhận, sự cân nhắc xem xét, khả năng tham gia vào hợp đồng, tính hợp pháp, sự chuyển nhượng và các vấn đề khác áp dụng nói chung cho hình thức, kết cấu, thực hiện và tính hiệu lực của hợp đồng TBH. Ngoài ra, hợp đồng TBH còn phụ thuộc bởi những quy tắc đặc biệt chi phối hợp đồng bảo hiểm, cụ thể:
Phải có quyền lợi được bảo hiểm.
Hợp đồng là một thoả ước tín nhiệm tuyệt đối.
Hợp đồng là một thoả ước bồi thường.
Sau khi hợp đồng được ký kết, các bên phải tiếp tục theo dõi biểu phí và tình hình tổn thất. Nếu mức phí có thay đổi thì phải được báo cho nhà TBH được biết. Tổn thất xảy ra nếu thuộc phạm vi bảo hiểm cũng phải báo cho nhà TBH để thực hiện nghĩa vụ bồi thường theo trách nhiệm hợp đồng. Tổn thất có thể được phân bổ theo:
Cơ sở “Rủi ro có hiệu lực” (Risks attaching basis). Trong TBH tỷ lệ hay phi tỷ lệ, cá nhà nhận TBH chịu trách nhiệm đối với các tổn thất phát sinh theo đơn bảo hiểm gốc được cấp hay được tái tục trong thời hạn TBH với điều kiện ngày bắt đầu hiệu lực của đơn bảo hiểm gốc phải nằm trong thời hạn của hợp đồng TBH.
Theo cơ sở “Tổn thất xảy ra” (Loses Occuring basis): Với hợp đồng thu xếp trên cơ sở “Tổn thất xảy ra”, công ty TBH phải chịu trách nhiệm đối với tất cả các khiếu nại có ngày xảy ra tổn thất nằm trong phạm vi thời hạn của hợp đồng TBH, mà không cần quan tâm đến ngày bắt đầu hiệu lực của đơn bảo hiểm gốc có khiếu nại phát sinh.
CHƯƠNG II: Hoạt động kinh doanh TBH nghiệp vụ Bảo hiểm Hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện trong giai đoạn 2004-2008
2.1 .Vài nét về PTI
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tên đơn vị: Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (Tên viết tắt: PTI)
Tên Tiếng Anh: Posts & Tel. Joint-Stock Insurance Company
Trụ sở chính: Tầng 8 Tòa nhà 4A - Láng Hạ - Ba Đình - Hà Nội
Ngành nghề kinh doanh chính: Bảo hiểm gốc, Nhận và nhượng tái liên quan đến các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ; Giám định, điều tra, tính toán, phân bổ tổn thất, đại lý giám định, xét giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba.
Sau Nghị Định 100CP năm 1993 của Chính Phủ về kinh doanh bảo hiểm, hàng loạt Công ty bảo hiểm ra đới chấm dứt tình trạng độc quyền trên thị trường. Hoà chung với xu thế phát triển đó, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) đã được thành lập ngày 01/08/1998 do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội cấp giấy phép thành lập số 3633/GP-UP và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/09/1998, với phạm vi kinh doanh tập trung chủ yếu vào mảng bảo hiểm phi hàng hải và TBH phi nhân thọ trong nước và quốc tế.
Thành viên sáng lập
Công ty PTI có 07 thành viên sáng lập, đều là những Công ty có uy tín và tiềm lực tài chính vững mạnh, gồm:
Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT);
Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội (HANCORP);
Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (VINCONEX);
Tổng Công ty CP TBH Quốc gia Việt Nam (VINARE);
Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Quốc tế (VIBank);
Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh (BAOMINH).
Quan hệ hợp tác
Ngay từ khi mới đi vào hoạt động, Công ty đã thiết lập quan hệ hợp tác chặt chẽ với các đối tác mang tính chiến lược ở trong và ngoài nước có kinh nghiệm và uy tín lâu năm. Về hoạt động TBH phải kể đến những nhà nhận tái của thị trường Châu Âu và Châu Á như: Công ty TBH SwissRe Thụy Sĩ, MunichRe Đức, Sumitomo Nhật Bản, Tổng Công ty CP TBH Quốc gia Việt Nam (VINARE), CCR, Tokyo Marine, Hannover Re. Tất cả những công ty này đều có khả năng tài chính được xếp hạng A (theo AM Best) hay AA (theo Standard and Poor). Không chỉ trực tiếp thu xếp hợp động nhận, nhượng tái với các công ty trên, Công ty còn thực hiện hoạt động TBH thông qua các Công ty Môi giới hàng đầu như: Marsh, AON, Grass Savoye Willis, Arthur J.Gallangher…Sớm nhận thức được vai trò của Công tác giám định - giải quyết bồi thường “không chỉ thuần tuý là một mắt xích trong quy trình nghiệp vụ bảo hiểm, mà còn là biện pháp tốt nhất để nâng cao uy tín và năng lực kinh doanh của Công ty trên thị trường bảo hiểm”, không chỉ tiến hành giám định độc lập trong tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm cơ bản, Công ty còn hợp tác với những nhà giám định chuyên nghiệp, có tên tuổi như: Crawfort, McLauren, Cunningham Lindsey.
Phạm vi kinh doanh
Được phép của Bộ Tài chính, Công ty PTI đang triển khai gần 50 sản phẩm bảo hiểm trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ.
Bảng II.1.1: Cơ cấu sản phẩm của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện
Đơn vị tính: triệu đồng
TT
Nghiệp vụ
2007
2008
Giá trị
%
Giá trị
%
Thu phí BH gốc
100
100
Trong đó
1
Bảo hiểm Y tế và Tai nạn con người
16.336
6,15%
19.812
7,.05%
2
Bảo hiểm tài sản và thiệt hại
119.383
44,95%
110.256
39,21%
3
Bảo hiểm vận chuyển hàng hoá
21.712
8,18%
24.735
8,80%
4
Bảo hiểm trách nhiệm chung
1.769
0,67%
1.757
6,62%
5
Bảo hiểm xe cơ giới
94.689
35,65%
112.594
40,04%
6
Bảo hiểm cháy
11.662
4,39%
11.993
4,27%
7
Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh
31
0,01%
46
0.02%
(Nguồn: Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện)
Mặc dù mới chỉ có 10 năm kinh nghiệm, nhưng Công ty đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường bảo hiểm Việt Nam ở vị trí thứ 5 trong tổng số 28 công ty bảo hiểm phi nhân thọ toàn thị trường tính đến hết năm 2008. Các sản phẩm bảo hiểm thế mạnh của Công ty là: bảo hiểm thiết bị điện tử, bảo hiểm xây dựng – lắp đặt, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm hàng hóa. Thời gian qua, Công ty đã khai thác được nhiều hợp đồng bảo hiểm lớn trong lĩnh vực bảo hiểm xây dựng lắp đặt, trong đó có các dự ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status