Giải pháp nhằm tăng khả năng thắng thầu theo hình thức Tổng thầu EPC tại công ty Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI - pdf 12

Download Chuyên đề Giải pháp nhằm tăng khả năng thắng thầu theo hình thức Tổng thầu EPC tại công ty Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI miễn phí



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
Chương I: Một số lý luận cơ bản về hoạt động đấu thầu và hình thức Tổng thầu EPC 5
I. Đấu thầu. 5
1. Khái niệm về đấu thầu. 5
2. Một số thuật ngữ dùng trong đấu thầu: 5
3. Vai trò của đấu thầu. 7
3.1 Đối với chủ đầu tư: 7
3.2 Đối với các nhà thầu. 7
3.3 Đối với Nhà nước: 8
4. Trình tự của hoạt động đấu thầu. 8
4.1 Giai đoạn chuẩn bị đấu thầu. 8
4.1.1 Sơ tuyển nhà thầu. 8
4.1.2 Lập hồ sơ mời thầu. 9
4.1.3 Mời thầu. 9
4.2 Giai đoạn nhận đơn thầu. 9
4.3 Giai đoạn mở thầu và đánh giá. 9
4.3.1 Mở thầu. 9
4.3.2 Đánh giá hồ sơ dự thầu và xếp hạng nhà thầu. 9
4.3.3 Trình duyệt kết quả đấu thầu. 11
4.3.4 Thông báo kết quả trúng thầu và hoàn thiện hợp đồng. 12
4.3.5 Ký kết hợp đồng. 12
5. Hình thức lựa chọn nhà thầu. 12
5.1 Đấu thầu rộng rãi: 15
5.2 Đấu thầu hạn chế: 15
5.3 Chỉ định thầu: 16
6. Các cách đấu thầu: 17
7. Các nguyên tắc đấu thầu: 17
II. Tổng thầu EPC: 18
1. Một số khái niệm. 18
2. Vai trò và trách nhiệm của chủ đầu tư và nhà thầu. 18
2.1 Đối với chủ đầu tư: 18
2.2 Đối với Tổng thầu EPC: 19
2.2.1 Thiết kế ( E ) 19
2.2.2 Mua sắm ( P ) 19
2.2.3 Thi công ( C ) 19
3. Ưu điểm của hình thức Tổng thầu EPC so với các hình thức đấu thầu thông thường. 20
3.1 Đối với chủ đầu tư: 21
3.2 Đối với tổng thầu EPC 21
Chương II: Thực trạng việc áp dụng hình thức Tổng thầu EPC trong thời gian qua tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI. 23
I. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI. 23
1. Quá trình hình thành và phát triển. 23
2. Ngành nghề kinh doanh: 24
3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật. 25
3.1 Sơ đồ tổ chức Công ty. 25
3.2 Đặc điểm chức năng các phòng ban. 25
II. Thực trạng việc áp dụng hình thức Tổng thầu thời gian qua ở Công ty PIDI 28
1. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay. 28
1.1. Thực trạng nền kinh tế nói chung. 28
1.2. Thực trạng ngành xây dựng hiện nay ở Việt Nam. 31
2. Thực trạng việc áp dụng hình thức Tổng thầu thời gian qua. 35
2.1 Một số dự án áp dụng hình thức Tổng thầu. 35
2.2 Đánh giá việc áp dụng hình thức Tổng thầu. 40
2.2.1 Kết quả đạt được. 40
2.2.2 Những hạn chế. 41
2.3. Nguyên nhân. 41
2.3.1 Hợp đồng và việc ký kết hợp đồng. 41
2.3.2 Nguồn nhân lực. 42
2.3.3 Tài chính. 42
2.3.4 Kỹ thuật. 43
Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng khả năng thắng thầu theo hình thức Tổng thầu tại công ty PIDI. 44
I. Giải pháp vĩ mô: 44
1. Tạo được một tư duy nhất quán từ trên xuống dưới và giữa các Bộ ban ngành với nhau. 44
2. Nhà nước cần hoàn chỉnh Quy chế đấu thầu. 44
3. Giải pháp về nâng cao chất lượng công trình. 45
II. Giải pháp vi mô. 48
1. Các quy định về hợp đồng EPC và việc ký kết hợp đồng Tổng thầu EPC. 49
2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 50
3. Nâng cao công tác huy động vốn và sử dụng vốn tại công ty. 53
4. Đầu tư và đổi mới công nghệ, trang bị máy móc, thiết bị. 57
5. Quản lý chất lượng công trình trong quá trình thi công cũng như sau khi hoàn thành. 61
KẾT LUẬN 62
MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHỤ LỤC 1 64
PHỤ LỤC 2 65
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30022/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

n XD điện PIDI
CTy CP Đtư và XD
hạ tầng PIDI
Chi nhánh TP HCM
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Khối văn phòng
Phong Kế hoạch- đầu tư
Phòng Tài chính-kế toán
Phòng Tổ chức-hành chính
Phòng kỹ thuật-vật tư
CTy CP Xlắp và bảo trì cơ điện PIDI
CTy CP ĐT và XD PIDI
CTy CP Xlắp điện PIDI
Sơ đồ tổ chức công ty.
II. Thực trạng việc áp dụng hình thức Tổng thầu thời gian qua ở Công ty PIDI
1. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
1.1. Thực trạng nền kinh tế nói chung.
a) Thực trạng nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986- 2008.
Năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã hoạch định đường lối đổi mới và mở đầu quá trình Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Trải qua 20 năm, đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, “công cuộc đối mới đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt của đất nước, cải thiện đáng kể đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”.
Với tư duy và đường lối phát triển kinh tế mới, Việt Nam đã từng bước làm cho nền kinh tế sống động, sức sản xuất phát triển khá nhanh, cơ sở vật chất được tăng cường, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,5%/năm. Đứng thứ 2 trên thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ sau Trung Quốc. Việt Nam được coi là điểm đầu tư lý tưởng đối với các nhà đầu tư trên khắp thế giới. Cơ cấu kinh tế ngành, vùng có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP năm 1998 chiếm 21,6%, đến năm 2005 tăng lên 41%; tỷ trọng nông nghiệp năm 1998 chiếm 43,6%, đến năm 2005 còn 20,5%; tỷ trọng dịch vụ năm 1998 chiếm 33,1%, đến năm 2005 tăng lên 38,5%. Các thành phần kinh tế cùng phát triển. Hiện nay, kinh tế Nhà nước đóng góp 8% GDP; kinh tế tư nhân chiếm 37,7% GDP; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 15% GDP. Rất nhiều khu công nghiệp mới, đô thị mới mọc lên. Hạ tầng cơ sở phát triển mạnh; bộ mặt nông thôn và đô thị thay đổi hàng ngày, hàng giờ. Hàng hóa phong phú, thị trường nhộn nhịp.
Cuối năm 2006 Việt Nam chính thức trở thành viên của WTO đánh dấu một bước ngoặt mới của kinh tế- xã hội Việt Nam.
Tuy nhiên, hòa với xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi những vấn đề mà nền kinh tế chung đang gặp phải. Năm 2008, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với tình trạng lạm phát và suy thoái. Năm 2008 tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 6, 23% thấp hơn năm 2007 và chưa đạt kế hoạch đề ra là 7%. Cụ thể:
* Khu vực nông - lâm nghiệp - thuỷ sản tăng 3,79%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 6,33%, khu vực thương mại - dịch vụ tăng 7,2%.
* Cơ cấu tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP tính theo giá thực tế năm 2008 như sau: khu vực nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 21,99% GDP, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 39,91% và khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 38,1%.  
* Giá tiêu dùng năm 2008 diễn biến rất phức tạp, khác thường so với xu hướng giá tiêu dùng các năm trước. Giá tăng cao ngay từ quý I và liên tục tăng lên trong quý II, III nhưng đến các tháng quý IV liên tục giảm. Tuy vậy, nhìn chung giá tiêu dùng cả năm  vẫn ở mức cao, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12-2008 so với 12-2007 tăng 19,89% và CPI bình quân năm 2008 so với năm 2007 tăng 22,97%.  
* Tổng thu chi ngân sách nhà nước năm 2008 ước tính tăng 22,3% so với năm 2007 và bằng 118,9% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển bằng 118,3%, chi sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể bằng 113,3%, chi trả nợ và viện trợ bằng 100%. Bội chi ngân sách nhà nước năm 2008 bằng 97,5% mức bội chi dự toán năm đã được Quốc hội thông qua đầu năm.  
* Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2008 theo giá thực tế ước tính đạt 637,3 nghìn tỷ đồng, bằng 43,1% GDP và tăng 22,2% so với năm 2007. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2008 đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007.
* Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản năm 2008 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 5,6% so với năm 2007, bao gồm giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 5,4%, lâm nghiệp tăng 2,2%, thuỷ sản tăng 6,7%.
* Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế năm 2008 ước tính tăng 31% so với năm 2007 (nếu loại trừ yếu tố tăng giá, mức tăng chỉ đạt 6,5%). Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008 ước tính đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007…
Như vậy, so với những chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch đề ra thì chúng ta thì còn 7 chỉ tiêu không đạt là: tốc độ tăng GDP, tổng chi ngân sách, chỉ số giá tiêu dùng, mức giảm tỷ lệ sinh, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ che phủ rừng, cung cấp nước sạch cho đô thị. Trong bối cảnh năm 2008 có rất nhiều  khó khăn, thách thức: những tháng đầu năm phải thắt chặt chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá, đầu tư công để kiềm chế lạm phát; những tháng cuối năm chịu tác động của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến nguy cơ giảm phát… thì những kết quả đã đạt được như vậy là một sự cố gắng lớn của cả nước ta, trong đó cần thấy trước hết là vai trò chỉ đạo, điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Chính phủ mà dưới đây ta sẽ xem xét ở những nét cơ bản nhất.
b) Thực trạng nền kinh tế Việt Nam quý I năm 2009.
Trong 3 tháng đầu năm 2009, kinh tế thế giới trong tình trạng ảm đạm. Theo dự báo gần đây nhất, khả năng tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ chỉ từ -0,5% đến -1% (trong đó EU là -3,2% thay vì năm ngoái là + 0,9%, Mỹ là -2,6% , đặc biệt Nhật là -5,8%). Thực tế, Mỹ đã đóng cửa 17 ngân hàng, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ trong tháng 2 tăng 8,1%, đây là mức cao nhất trong 25 năm qua. Theo các đoán mới đây của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thì nền kinh tế Mỹ và thế giới sẽ tiếp tục suy thoái trong năm 2009. Đặc biệt hậu quả mà nó gây ra cho nền kinh tế các nước còn lớn hơn đối với nền kinh tế Mỹ. Kinh tế Nhật đang suy thoái ở mức tệ hại nhất kể từ sau Thế chiến thứ 2 đến nay. Châu Âu suy thoái nặng, nhiều nền kinh tế Đông Âu đang đứng trước nguy cơ phá sản "cấp quốc gia". 
Trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam trong những tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn: Sản xuất công nghiệp có xu hướng chững lại; mức tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trên thị trường trong nước chậm; xuất, nhập khẩu hàng hoá bị giảm nhiều và thị trường xuất khẩu bị thu hẹp; tình trạng thiếu việc làm xảy ra tại một số khu công nghiệp và doanh nghiệp lớn. Mặc dù tháng 1 có xuất siêu do xuất khẩu vàng, gạo tăng mạnh nhưng một số mặt hàng chủ lực như thủy sản, dầu thô, giày dép, dây cáp điện và cao su vẫn đang trên đà suy giảm mạnh.  Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản quí I/2009 so với cùng kỳ năm trước là 2,86%; công nghiệp và xây dựng 8,15%; dịch vụ 8,05%; giá trị sản xuất công nghiệp 16,3%, nông, lâm, thủy sản 4,1%; tổng mức bán lẻ hàng hoá d
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status