Hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp, thực trạng và giải pháp - pdf 12

Download Chuyên đề Hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp, thực trạng và giải pháp miễn phí



Mục lục
Lời mở đầu
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THI CÔNG CƠ GIỚI XÂY LẮP
I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THI CÔNG CƠ GIỚI XÂY LẮP
1 Quá trình hình thành phát triển
2. Chức năng nhiệm vụ của công ty
3. Quản lý chất lượng
4. Năng lực chung
4.1 Xếp hạng doanh nghiệp
4.2 Kinh nghiệm hoạt động
5. Năng lực cán bộ công nhân viên
6. Văn phòng công ty
7. Cơ cấu tổ chức
7.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
7.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
8. Tình hình sản xuất kinh doanh
8.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
8.2 Năng lực tài chính
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THI CÔNG CƠ GIỚI
1. Tình hình huy động vốn
1.1 Quy mô vốn đầu tư
1.2 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư
2. Đầu tư nhà xưởng máy móc thiết bị
3. Đầu tư tài sản cố định thuê tài chính
4. Đầu tư tài sản cố định vô hình
III. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THI CÔNG CƠ GIỚI
1. Kết quả đầu tư
1.1 Kết quả đầu tư tài sản cố định
1.2 Kết quả đầu tư phát triển nguồn nhân lực
2. Hiệu quả đầu tư
2.1 Hiệu quả tài chính
2.2 Hiệu quả kinh tế xã hội
2.2.1 Chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước
2.2.2 Nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên
3. Đánh giá chung về hoạt động đầu tư tai công ty
3.1 Về quy mô vốn đầu tư
3.2 Về cơ cấu vốn đầu tư
3.3 Về quản lý hoạt động đầu tư
3.4 Về kết quả và hiệu quả đầu tư
CHƯƠNG II. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THI CÔNG CƠ GIỚI XÂY LẮP
I. ĐỊNH HƯỚNG CỦA CÔNG TY ĐẾN NĂM 2015
1 Định hướng
2. Mục tiêu
II GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY
1. Giải pháp huy động vốn
2. Giải pháp đầu tư theo lĩnh vực
2.1 Giải pháp đầu tư và sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị
2.2 Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực
2.3 Giải pháp đầu tư xây dựng kinh doanh bất động sản
2.4 Giải pháp đầu tư sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng
2.5 Giải pháp lựa chọn phương án thi công hợp lý
2.6 Giải pháp phát triển thương hiệu
3. Giải pháp cho các giai đoạn của quá trình đầu tư
3.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
3.1.1 Công tác nghiên cứu , tìm kiếm cơ hội đầu tư
3.1.2 Lập dự án đầu tư
3.1.2.1 Ngiên cứu thị trường
3.1.2.2 Nghiên cứu khía cạnh kĩ thuật của dự án
3.1.2.2 Nghiên cứu khía cạnh kĩ thuật của dự án
3.1.2.3 Tổ chức quản trị dự án
3.1.2.4 Phân tích khía cạnh tài chính của dự án
3.1.2.5 Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội
3.1.3 Thẩm định dự án
3.3 Giai đoạn vận hành kết quả đầu tư
3.3.1 Vận hành kết quả dự án đầu tư máy móc thiết bị
3.3.2 Vận hành kết quả dự án đầu tư xây dựng kinh doanh bất động sản
4. Một số giải pháp khác
Kết luận


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30071/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

gói thầu SN1- Khu ngoại giao đoàn
6.248
6.248
Tháng 06/2007
tháng 9/2007
Khoan cọc nhồi khu hội nghị Quốc Gia – Hà Nội
11.000
11.000
2004 - 2005
Công trình trụ sở làm việc cục thuế Đắc Nông
16.500
16.500
2007 – 2009
Thi công khoan cọc nhồi - Dự án Làng Quốc Tế Thăng Long
11.183
11.183
Tháng 3/2007
tháng 8/2007
Nguồn: Phòng dự án – công ty cổ phần thi công xây lắp
Nếu như trước năm 2004 công ty chủ yếu tham gia thi công cơ giới và đóng vai trò nhà thầu trong các dự án đầu tư của tổng công ty và các dự án ngoài khác. Năm 2004 công ty tiến hành cổ phần hóa theo chiến lược của công ty đề ra là phải tham gia vào nhiều công trình ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngoài thi công cơ giới, thi công xây dựng dân dụng, gia cố nền móng như những năm truớc, hiện nay công ty đã thi công cả những công trình nhà ở, chung cư, văn phòng cho thuê...Ngoài ra công ty còn tiến hành đầu tư vào lĩnh vực bất động sản bên cạnh các lĩnh vực vốn là truyền thống của công ty.
1.2 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư
Bảng 6: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2005 – 2008
Đơn vị: VND
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
Tổng vốn đầu tư
102.495.688.710
121.095.490.537
162.619.777.421
267.709.093.950
1. Vốn chủ sở hữu
7.743.663.801
16.951.272.762
30.534.550.770
32.803.434.478
1.1 Vốn tự có
7.000.000.000
7.000.000.000
20.000.000.000
20.000.000.000
1.2 Vốn từ các quỹ, lợi nhuận chưa chia
743.663.801
9.951.272.762
10.534.550.770
12.803.434.478
2. Vốn vay
94.752.024.909
104.144.217.775
132.085.226.651
234.905.659.472
2.1 Nợ ngắn hạn
86.135.930.804
99.449.553.280
122.317.331.862
205.238.456.488
2.2 Nợ dài hạn
8.616.094.105
4.694.664.495
9.767.894.789
29.667.202.984
Nguồn: báo cáo tài chính- công ty cổ phần thi công cơ giới
Nguồn vốn huy động cho hoạt động đầu tư phát triển của công ty bao gồm các nguồn: vốn tự có của công ty, vốn từ các quỹ và lợi nhuận chưa chia, vốn vay dài hạn và vay ngắn hạn. Vốn tự có là nguồn vốn hình thành từ các cổ đông sáng lập công ty. Đây là nguồn vốn nhằm duy trì sự hoạt động của công ty mặc dù nó chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư nhưng lại có vai trò hết sức quan trọng. Trong hai năm 2005, 2006 nguồn vốn này là 7 tỷ đồng nhưng đến năm 2007 đã được tăng lên 20 tỷ đồng, điều đó cho thấy sự quan tâm của các cổ đông chiến lược đối với sự tăng trưởng vốn của công ty. Nguồn vốn từ các quỹ và lợi nhuận chưa chia bao gồm các quỹ như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Nguồn vốn này hình thành chứng tỏ công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đặc biệt là năm 2006, một năm sau khi thực hiện cổ phần hóa, nguồn vốn này tăng đến hơn 12 lần và tiếp tực tăng ổn định trong các năm tiếp theo. Đây là thành quả của chủ trương cổ phần hóa đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Nói chung vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư nhưng nó lại có vai trò to lớn. Đối với một doanh nghiệp vốn chủ sở hữu tạo cho doanh nghiệp đó khả năng chủ động trong đầu tư, kinh doanh ngoài ra đây còn là điều kiện để có thể vay vốn ngân hàng.
Nguồn vốn vay bên ngoài chiếm phần lớn tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư. Năm 2005 chiếm 92,44%, năm 2006 chiếm 86%, năm 2007 chiếm 81,22%, năm 2008 chiếm 87,74%. Vốn vay chủ yếu được huy động từ Ngân hàng Công thương Thanh Xuân. Trong đó chủ yếu là vay ngắn hạn phục vụ cho nhu cầu vốn để thi công các công trình. Nguồn vốn vay ngân hàng có ưu điểm làm giảm thu nhập chịu thuế do phần thanh toán lãi vay được khấu trừ nhưng khi dử dụng nguồn vốn này cũng có hạn chế đó là khi tình hình tài chính của công ty không lành mạnh công ty vẫn phải trả lãi định kì, điều này là rất khó khăn và có thể đưa doanh nghiệp đến chỗ phá sản. Tuy vậy vốn vay ngân hàng vẫn là nguồn rất quan trọng với các doanh nghiệp nói riêng và tổng thể nền kinh tế nói chung. Một phần vốn vay bên ngoài được huy động từ các tổ chức cá nhân trong đó có khoản đóng góp trước của người mua nhà trong các dự án xây dựng nhà ở, bất động sản. Trong tất cả các nguồn vốn tài trợ cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp thì đây là nguồn có chi phí sử dụng rẻ, tiện dụng và linh hoạt. Tuy nhiên nó cũng có những hạn chế nhất định. Trong một số trường hợp nhận tài trợ từ các tổ chức kinh tế với số vốn lớn thì cần thận trọng với các điều kiện ràng buộc kèm theo. Trong trường hợp nhận vốn từ các cá nhân có ý định mua nhà thì cần có phương án đề phòng người mua nhà rút lại tiền đặt cọc, đây là trường hợp rất hay xảy ra do tâm lý của người dân rất dễ thay đổi.
2. Đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị
Bảng 7: Giá trị đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị
Đơn vị: VND
Khoản mục
2005
2006
2007
2008
Nhà xưởng
12.895.443.167
12.916.991.834
4.302.582.497
7.859.439.607
Máy móc
thiết bị
27.990.736.994
27.578.658.008
45.601.639.943
44.787.261.977
Phương tiện vận tải
2.303.858.506
1.851.896.506
2.282.482.556
2.897.158.339
Thiết bị
dụng cụ
82.714.109
117.044.107
354.895.639
419.039.921
Tổng
43.272.752.776
42.464.590.455
52.541.600.635
56.114.100.589
Nguồn: Báo cáo tài chính – công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp
Có thể nói nhà xưởng và máy móc thiết bị là xương sống của các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp xây dựng. Trong những năm qua công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp luôn chú trọng đầu tư vào nhà xưởng máy móc thiết bị nhằm phục vụ tốt nhu cầu thi công. Giai đoạn 2005 – 2008 công ty đã đầu tư 56.114.100.589 đồng vào tài sản cố định, máy móc thiết bị, nhà xưởng. Riêng năm 2007 công ty đầu tư lớn 52.541.600.635 đồng đã được rót vào tài sản cố định, đây là giai đoạn đẩy mạnh đầu tư của công ty để thực hiện những công trình lớn.
Nhà xưởng là tiền đề cho bất cứ hoạt động đầu tư nào cùng với sự phát triển của công ty, sự tăng lên của vốn đầu tư thì vốn đầu tư cho nhà xưởng cũng tăng lên. Tuy nhiên với đặc điểm của một công ty xây dựng là phần lớn thời gian thi công là ở công trường do vậy công ty chủ yếu đầu tư vào nhà kho, kho bãi để bảo quản máy móc thiết bị, chứa nguyên vật liệu.
Trong thời kì đổi mới, để đẩy mạnh quá trình đô thị hóa và phát triển hơn nữa các khu đô thị mới, Nhà nước đã tạo hành lang pháp luật cơ chế thông thoáng khuyến khích các chủ đầu tư tổ chức triển khai các khu đô thị từ khâu tiếp thị, huy động vốn đến quá trình thực hiện đầu tư.
Để góp phần tham gia vào công cuộc xây dựng thủ đô, xây dựng đất nước, đồng thời tạo công ăn việc làm cho công nhân, cán bộ công nhân viên công ty đã nỗ lực tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực xây dựng, một lĩnh vực khác biệt so với các lĩnh vực kinh doanh khác là phải tìm được khách hàng trước khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh mà năng lực về máy móc thiết bị công nghệ, trình độ quản lý, trình độ người lao động là cơ sở để khách hàng chấm điểm và đi đến quyết định ký kết hợp đồng. Do đó công ty đã huy động các nguồn lực để mua sắm máy móc thiết bị phục vụ quá trình thi công xây lắp.
3. Đầu tư tái sản cố định ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status