Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị cung ứng hàng hoá ở công ty kinh doanh và chế biến lương thực Hà Nội - pdf 12

Download Đề tài Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị cung ứng hàng hoá ở công ty kinh doanh và chế biến lương thực Hà Nội miễn phí



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ VÀ QUẢN TRỊ CUNG ỨNG HÀNG HOÁ TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
I.DNTM và môi trường kinh doanh
1.Khái niệm về doanh nghiệp thương mại
2.Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp thương mại
II.Những nội dung cơ bản của quản trị doanh nghiệp
1.Khái niệm về quản trị doanh nghiệp
2.Vai trò của quản trị
3.Chức năng của quản trị
III.Mua hàng và quản trị mua hàng trong DNTM
1.Bản chất của hoạt động mua hàng
2.Vai trò của hoạt động mua hàng trong DNTM
3.Nội dung cơ bản của quản trị mua hàng trong DNTM
4.Các hình thức mua hàng và tạo nguồn hàng trong DNTM
IV.Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng
1.Khách hàng
2.Giá cả và chất lượng nguồn hàng
3.Nhà cung cấp
4.Nhân viên mua hàng của doanh nghiệp
5.Chính sách, pháp luật, thị trường
V.Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng quản trị cung ứng hàng hoá
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CUNG ỨNG HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY KINH DOANH VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC HÀ NỘI
I.Giới thiệu chung về công ty
1.Qúa trình hình thành và phát triển của công ty
2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty
3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
4.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
II.Thực trạng của quá trình hoạt động cung ứng hàng hoá ở công ty kinh doanh và chế biến lương thực Hà Nội
1.Hoạt động mua hàng
2.Hoạt động dự trữ hàng hoá
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CUNG ỨNG HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY KINH DOANH VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC HÀ NỘI
I.Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của côngty
1.Những điểm mạnh
2.Những điểm yếu tồn tại của công ty
II.Đánh giá hoạt động quản ttrị cung ứng hàng hoá tại công ty
1.Những điểm mạnh
2.Những mặt còn tồn tại
III.Những giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị cung ứng tại công ty
1.Phát huy hơn nữa thế mạnh trong cung ứng
2.Thể hiện cao độ tính thống nhất khuôn phép trong lãnh đạo
3.Công tác đào tạo đãi ngộ nhân sự được củngcố
4.Tích cực nghiên cứu bám sát những biến động của thị trường
5.Đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi có quy mô
6.Thiết lập mối quan hệ với bạn hàng, nhà cung cấp
PHẦN KẾT LUẬN
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-29855/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ADING AND PROCESSING COMPANY
Trụ sở chính của công ty: 67A Trương Định - Hà Nội.
Điện thoại: 8631515 - 8631977
Fax: 8743221 - 8746552
Tài khoản giao dịch tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Hai Bà Trưng Hà Nội.
Trong lịch sử phát triển của mình, công ty đã trải qua nhiều thời kì biến đổi với nhiều tên gọi khác nhau. Tiền thân của công ty là xí nghiệp bột Hoàng Mai được thành lập vào 27/10/1967 đặt trụ sở chính tại 67A Trương Định - quận Hai Bà Trưng Hà Nội với tổng diện tích 10230 m2. Sản phẩm chính của xí nghiệp lúc này là chế biến bột mì, bột sắn và bột gạo. Sau đó nhờ sự giúp đỡ của Trung Quốc về trang thiết bị và dây chuyền công nghệ xí nghiệp đã sản xuất thêm bột dinh dưỡng trẻ em và bánh đa nem phục vụ cho nhân dân Hà Nội và các vùng lân cận vào những năm 1980. Từ năm 1967 đến 1988 xí nghiệp bột Hoàng Mai hoạt động dưới sự chỉ đạo điều hành của sở lương thực Hà Nội.
Do sự thay đổi cơ chế quản lí từ tập trung bao cấp sang tự hoạch toán (cơ chế thị trường) xí nghiệp đã củng cố cơ sở, tìm rất nhiều đối tác để liên doanh liên kết nhằm phù hợp với cơ chế mới. Tháng 10 năm 1989 xí nghiệp đã xây dựng luận chứng kinh tế kĩ thuật và góp vốn liên doanh với công ty kĩ nghệ thực phẩm Sài Gòn (với tên giao dịch VIFON). Tháng 1/1990 xí nghiệp liên doanh chính thức đi vào hoạt động. Sản phẩm chính của xí nghiệp liên doanh là mì ăn liền nhãn hiệu VIFON Hà Nội ra đời. Năm 1992 công ty tiến hành dự án đầu tư xây dựng nhà máy nước ngọt Đông Dương. Đến năm 1993 xí nghiệp bột Hoàng Mai đổi tên thành công ty liên doanh và chế biến lương thực Hà Nội theo quyết định số 986/QĐ - UB ngày 10/3/1993 của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Tháng 6/1996 xí nghiệp liên doanh chấm dứt hoạt động, toàn bộ tài sản, tiền vốn và số lao động của xí nghiệp liên doanh giao lại với tổng số vốn đầu tư 10 tỷ đồng và hơn 180 công nhân viên. Tên sản phẩm VIFON quen thuộc nay được đổi tên là “ FOOD HANOI “ từ tháng 7 năm 1996. Ngay sau khi xí nghiệp liên doanh chấm dứt hoạt động công ty đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư trang thiết bị mới, dây chuyền công nghệ và một số máy móc chuyên dùng hiện đại khác. Ngoài nhiệm vụ sản xuất chính là chế biến các loại mì ăn liền, cháo, phở công ty còn sản xuất bột canh iốt phục vụ mọi nhu cầu đa dạng trong dân chúng. Không những thế công ty còn nhận gia công chế biến các loại nước giải khát cho công ty nước giải khát quốc tế IBC.
Là một công ty chuyên chế biến sản xuất các sản phẩm từ lương thực thuộc loại hình sản xuất hàng loạt, quy mô của công ty được điều chỉnh nhiều lần cho phù hợp. Hiện nay công ty có 286 lao động chính thức trong số đó cán bộ công nhân viên phục vụ gián tiếp là 76 người, số người lao động trực tiếp là 210 người.
Quy mô vốn của công ty năm 1999
Tổng số vốn kinh doanh: 43,5 tỷ VND
Vốn cố định : 9,75 tỷ VND
Vốn lưu động : 33,75 tỷ VND
Để thích ứng với cơ chế thị trường ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao công ty đã phải kịp thời nắm bắt và cải tiến toàn bộ từ bộ máy tổ chức quản lý đến việc cho ra đời các sản phẩm có chất lượng cao. Hiện nay công ty đang chuẩn bị một số điều kiện vật chất nhất định để khai trương phân xưởng sản xuất tương ớt nhằm đem lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của công ty.
2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty:
a. Chức năng: Công ty kinh doanh và chế biến lương thực Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước với chức năng chủ yếu là sản xuất ra các sản phẩm có nguồn gốc từ lương thực. Nhưng ngày nay cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường công ty không đơn thuần chỉ giữ một chức năng sản xuất mà thêm vào đó công ty trở thành doanh nghiệp thương mại. Vì vậy chức năng tiêu thụ hàng hoá cũng là một trong những chức năng quan trọng của công ty. Chức năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty tồn tại song song với nhau cùng bổ xung hỗ trợ nhau hoàn thiện và phát triển. Tiêu thụ sản phẩm làm cơ sở cho sản xuất vì ngày nay sản xuất phải bắt nguồn từ tiêu thụ, từ nhu cầu khách hàng. Sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng để thúc đẩy tiêu thụ hoàn thành mục tiêu chung của công ty.
b. Nhiệm vụ của công ty: Đi đôi với chức năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty, nhiệm vụ của công ty là phải tự hạch toán kinh tế, tự cân đối tình hình cung cầu thị trường từ đó công tác hoạch định mang tính khả thi, cân đối nguồn nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra. Mọi hoạt động kinh doanh của công ty đều do công ty chịu trách nhiệm từ việc phát triển kinh doanh để thu lợi nhuận đến việc phá sản đều do cá nhân công ty đảm đương giải quyết. Nhiệm vụ nặng nề này đòi hỏi phải có sự nỗ lực cố gắng của toàn bộ các thành viên trong công ty từ ban lãnh đạo đến công nhân
2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của công ty
a.Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty
Ban Giám Đốc
Phân xưởng mì phở
Phòng tổ chức
Phân xưởng cháo gia vị
Phòng tài vụ
Phòng kế hoạch vật tư
Phân xưởng nước ngọt
Phòng tài chính
Phân xưởng cơ điện
Phòng bán hàng
Phân xưởng bao bì
Phòng kĩ thuật sản xuất
b.Chức năng cụ thể của từng ban phân xưởng:
Cùng với quá trình phát triển công ty đã không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lí của mình. Đến nay công ty tổ chức bộ máy quản lí theo hệ thống trực tuyến bao gồm 6 phòng ban chính và 5 phân xưởng sản xuất. Đứng đầu là ban giám đốc chỉ đạo trực tiếp đến từng phòng ban, phân xưởng thông qua các trưởng phòng và quản đốc phân xưởng.
*Ban giám đốc: gồm hai người ( giám đốc và phó giám đốc)
- Giám đốc: là người đứng đầu bộ máy quản lí có nhiệm vụ lãnh đạo công ty. Ngoài việc uỷ quyền cho phó giám đốc còn trực tiếp điều hành việc quản lí công ty thông qua các trưởng phòng và quản đốc phân xưởng.
- Phó giám đốc: là người trực tiếp phụ trách về khâu sản xuất sản phẩm cũng như chịu trách nhiệm cung cấp đầu vào nguyên vật liệu và quản lí việc tiêu thụ thành phẩm ở tầm vĩ mô.
*Phòng tổ chức: gồm 21 người quản lí về lao động trong toàn công ty. Nhiệm vụ chính của phòng là bố trí, sắp xếp lao động trong công ty cả về số lượng lẫn trình độ nghiệp vụ tay nghề công nhân. Ngoài ra phòng còn chịu trách nhiệm về vấn đề bảo hộ lao động, an toànlao động, tuyển dụng bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên toàn công ty.
*Phòng tài vụ: gồm 9 người thực hiện hoạch toán chi tiết tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong toàn công ty cung cấp thông tin cho ban giám đốc để thực hiện các kế hoạch dự án sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
*Phòng kế hoạch vật tư: gồm 9 người có nhiệm vụ tổ chức thu mua nguyên liệu đưa vào sản xuất đồng thời tham mưu cho ban giám đốc về kế hoạch sản xuất và đưa kế hoạch trực tiếp đến các bộ phận.
*Phòng bán hàng: gồm 9 người có nhiệm vụ tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm đồng thời tìm kiếm thị trường nhằm mở rộng thị trường cho sản phẩm của công ty. Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ nghiên cứu sức c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status