Quản trị rủi ro pháp lý của công ty xuất nhập khẩu thủy sản An Giang - pdf 12

Download Đề tài Quản trị rủi ro pháp lý của công ty xuất nhập khẩu thủy sản An Giang miễn phí



Là một doanh nghiệp lấy xuất khẩu làm chủ đạo, doanh thu của AGIFISH hầu hết bằng ngoại tệ (chiếm gần 90%). Do đó, chính sách quản lý tỷ giá hối đoái của Nhà nước sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Chẳng hạn, khi tỷ giá tăng dẫn đến doanh thu theo tiền đồng tăng lên và ngược lại. Hiện nay, tỷ giá có xu hướng tăng nên chưa có ảnh hưởng xấu đến hoạt động của Công ty.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-29848/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

àng tồn kho
_ Cạnh tranh là tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường. Hiện nay, đã có hơn 20 doanh nghiệp sản xuất cá tra, cá basa ở khu vực ĐBSCL, nên sức ép cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước hết sức gay gắt. Các nhà xuất khẩu thủy sản nước ngoài đầu tư vào Việt Nam có lợi thế về vốn và công nghệ, tình hình doanh nghiệp trong nước sẽ càng khó khăn hơn.
_ Cái khó hiện nay của DN xuất khẩu thủy sản Agifish là chi phí đầu vào quá cao. Chính sách thắt chặt tín dụng gây khó khăn về vốn và lãi suất quá cao đối với DN. Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, tình hình cắt điện thường xuyên khiến giá thành mỗi kg sản phẩm tăng thêm khoảng 1.000 đồng. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu hàng tại cảng nhiều khi bị ách tắc.
_ Do giá nguyên liệu đầu vào tăng 7% so với tháng đầu năm àgiá nguyên liệu thủy sản tăng cao trong thời gian gần đây khiến các hộ nuôi đẩy mạnh thu hoạch. Thêm vào đó, tại một số nơi, người dân có xu hướng chuyển đổi từ nuôi tôm sang nuôi một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao hơn khiến nguồn nguyên liệu thủy sản cũng giảm sút mạnh.
_  Số liệu thống kê gần đây cho biết do liên tục bị thua lỗ nên nhiều hộ nuôi cá tra không còn vốn tái đầu tư. Số ao hầm bị “treo” vào khoảng 30-40%, có thời điểm lên đến 60%. Cả tỉnh có 23 nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu, nhưng công suất hoạt động chỉ có 50-60% công suất thiết kế. Đơn giản vì ngoài cây lúa, trái cây ra, ở đây còn tập trung cho con tôm, cá tra, basa nên khi giá thức ăn tăng cao, ngân hàng siết chặt cho vay tín dụng thì nhiều hộ nuôi trồng thủy sản buộc phải “treo” ao. _ Do tình trạng thiếu hụt nguồn nguyên liệu trong nước nên công ty đã chuyển hướng sáng các nước khác để thu mua nguyê liệu nhưng tình hình vẫn không khá hơn bởi vì  bởi giải quyết được bài toán nguyên liệu nhưng sản xuất lại không có lãi do chi phí vận chuyển, bảo quản kho lạnh quá cao. _ Khi Việt Nam gia nhập WTO, thì Mỹ áp thuế chống bán phá giá cá tra, basa với các doanh nghiệp Việt Nam trong 5 năm tới, Biên độ phá giá cho giai đoạn 5 năm tiếp theo được phía Mỹ xác định đến 63,88%. Năm 2009, mức thuế áp dụng với Agifish được điều chỉnh xuống 0,52%, bắt đầu áp dụng từ cách đây 2 tháng. Do đó, công ty phải bắt buộc hoạt động tối đa công suất, với một mức giá hợp lí để hy vọng đem lai doanh thu cao nhưng trong điều kiện nền kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn
VI. ĐỊNH HƯỚNG VÀ PHÁT TRIỂN:
à Những giải pháp cụ thể trong năm 2010:
_ Tổ chức lại lao động từ bộ phận gián tiếp cho đến trực tiếp sản xuất theo hướng tinh gọn bộ máy, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
_ Sản xuất: duy trì sản xuất ổn định và kiểm soát chặt chẽ các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm cung ứng cho khách hàng, cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng như giao hàng đúng tiến độ, chất lượng sản phẩm cao, đảm bảo chính xác theo đúng hợp đồng. Tiết kiệm các khoản chi phí để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh.
_ Tiếp thị: đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng tiềm năng ở những thị trường mới và thị trường chất lượng cao thông qua các hội chợ thủy sản quốc tế, quảng bá thương hiệu và sản phẩm. Đẩy mạnh xuất khảu hàng sang các thị trường truyền thống của công ty. Riêng tại thị trường Mỹ, nhanh chóng triển khai dự án “ Đầu tư và phát triển hệ thống phân phối tại Mỹ”.
_ Liên kết giữa các doanh nghiệp trong Hội nghề nghiệp nhằm đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, trao đổi thông tin về thị trường, đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng và quảng bá thương hiệu chung.
_ Tiếp tục thực hiện chiến lược đầu tư vùng nguyên liệu, thực hiện truy suất nguồn gốc sản phẩm, chủ động nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Do hiện nay cư dân giảm diện tích nuôi khá nhiều, dự báo nhiều khả năng thiếu hụt nguyên liệu trong 6 tháng đầu năm 2010. Nhiệm vụ trọng tâm của Agifish là chủ động nguồn cá nguyên liệu đủ cho các nhà máy sản xuất thông qua các hình thức hợp đồng đầu tư, nuôi gia công với các thành viên Liên hợp sản xuất cá sạch Agifish.
_ Để ngăn ngừa nguy cơ lạm phát cao, Chính phủ đã đưa ra các chỉ tiêu hạn chế tăng trưởng tín dụng ở mức 25%, không còn gói hỗ trợ lãi suất như năm 2008, chi phí sử dụng vốn sẽ tăng thêm. Vì vậy công ty cố gắng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đánh giá hiệu quả các danh mục đầu tư để quyết định duy trì hay chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính của Agifish, để tập trung vốn kinh doanh cho công ty.
VII. CÁC RỦI RO MÀ CÔNG TY GẶP PHẢI:
1. Rủi ro về kinh tế:
Nền kinh tế trong thời gian qua đã không ngừng tăng trưởng và phát triển với tốc độ khá, Chính phủ đã có nhiều biện pháp nhằm khuyến khích và tạo sự thông thoáng cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp nói chung và AGIFISH nói riêng. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều quy định, thủ tục hành chính, đặc biệt là trong lĩnh vực hải quan đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của Công ty. Ngoài ra, việc thực thi và sự ổn định của hệ thống văn bản pháp lý chưa cao cũng là những yếu tố không đoán trước được tác động lên hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
2. Rủi ro về nguồn nguyên liệu đầu vào:
_ Ngoài nguồn nguyên liệu tự cấp (chiếm 10%) phần còn lại Công ty thu mua từ ngư dân (chủ bè) do đó, phần lớn sự biến đổi tích cực hay tiêu cực nào của nguồn nguyên liệu đều ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của Công ty.
_ Điều kiện tự nhiên là một yếu tố rủi ro trong hoạt động nuôi cá bè. Khi thời tiết thay đổi cũng làm ảnh hưởng đáng kể đến số lượng và chất lượng nguồn cá sinh sống. Các Xí nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh của Công ty AGIFISH nằm trong vùng cung cấp nguyên liệu rất thuận lợi cho việc vận chuyển bằng đường bộ cũng như đường sông. Tuy nhiên, tỉnh An Giang lại là một tỉnh thuộc khu tứ giác Long Xuyên, đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu, một vùng thường xảy ra lũ lụt hàng năm. Mỗi khi lũ về giao thông vận chuyển thường rất khó khăn. 3. Rủi ro về thị trường tiêu thụ.
_ Sản phẩm thủy sản chế biến đông lạnh chịu tác động khắt khe về vệ sinh an toàn chất lượng, hiện nay toàn bộ qui trình sản xuất sản phẩm của AGIFISH được thực hiện theo những hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu của những thị trường nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu có những thay đổi về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của các thị trường tiêu thụ thì sẽ dẫn tới sự xáo trộn trong sản xuất và tăng thêm chi phí của Công ty. _ Hoạt động xuất nhập khẩu luôn gắn liền với những thông lệ, tập tục quốc tế cũng như ràng buộc pháp lý của nước nhập khẩu. Xuất khẩu cá Tra, cá Basa của Việt Nam mới chỉ ở bước đầu thâm nhập, còn nhiều yếu tố khách quan từ luật pháp các nước sở tại như chính sách bảo hộ, các qui định về mẫu mã, bao bì, thương hiệu sản phẩm ? có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
4. Rủi ro về tỷ giá:
Là một doanh nghiệp lấy xuất khẩu làm chủ đạo, doanh thu của AGIFISH hầu hết...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status