Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty vận tải biển III-VINASHIP - pdf 12

Download Luận văn Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty vận tải biển III-VINASHIP miễn phí



MỤC LỤC
 
 
Mở đầu 1
Chương I: Những vấn đề cơ bản để hoạch định chiến lược kinh doanh 3
I. Chiến lược kinh doanh. 3
1. Khái niệm và vai trò của chiến lược kinh doanh 3
2. Các đặc trưng cơ bản của chiến lược kinh doanh 4
3. Hệ thống chiến lược của doanh nghiệp. 5
3.1. Các cấp của chiến lược trong doanh nghiệp. 5
3.2. Các loại chiến lược trong doanh nghiệp. 6
II.Nghiên cứu môi trường. 8
1.Môi trường vĩ mô. 8
1.1 Các yếu tố kinh tế 9
1.2 Các yếu tố chính phủ và chính trị. 9
1.3 Những yếu tố xã hội. 9
1.4 Những yếu tố tự nhiên. 9
1.5 Yếu tố công nghệ và kỹ thuật. 9
2. Môi trường vi mô. 10
2.1 Đối thủ cạnh tranh. 10
2.2 Người mua. 12
2.3 Những nhà cung cấp. 12
2.4 Đối thủ tiềm ẩn. 12
3. Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường. 12
III.Phân tích nội bộ. 13
1.Marketing. 13
2. Sản xuất. 14
3.Tài chính kế toán. 14
4.Nghiên cứu và phát triển. 15
5.Hệ thống thông tin. 16
6. Ma trận nội bộ. 17
IV. Xác định sứ mạng và mục tiêu. 17
1.Xác định sứ mạng của tổ chức. 17
2.Xác định mục tiêu. 18
2.1 Khái niệm và phân loại mục tiêu. 18
2.2. Tiêu chuẩn của mục tiêu : 19
2.3. Những thành phần ảnh hưởng khi xác định mục tiêu: 19
V. Quy trình hoạch định một chiến lược tổng quát: 19
1. Giai đoạn nhập vào: 19
2. Giai đoạn kết hợp: 20
2.1 Ma trận SWOT: 20
2.2 Ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hoạt động(SPACE) 22
2.3. Ma trận BCG 23
VI. Các mô hình chiến lược kinh doanh 25
1. Cấp công ty 25
1.1 Những chiến lược tăng trưởng tập trung 25
1.2 Những chiến lược phát triển hội nhập 27
1.3 Những chiến lược tăng trưởng đa dạng. 27
1.4 Những chiến lược suy giảm. 30
2. Cấp kinh doanh và bộ phận chức năng. 31
2.1 Chiến lược tăng trưởng tập trung 31
2.2 Chiến lược cạnh tranh. 33
 
Chương II: Thực trạng công tác hoạch định và thực hiện chiến lược
kinh doanh ở Công ty vận tải biển III-VINASHIP. 34
I. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác hoạch định
và tổ chức thức hiện chiến lược kinh doanh ở
Công ty vận tải biển III-VINASHIP. 34
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 34
2. Đặc điểm chung về vận tải biển. 35
2.1. Đăc điểm hoạt động sản xuất vận tải. 35
2.2. Chu kỳ sản xuất vận tải. 36
2.3. Vai trò của vận tải: 38
3. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác hoạch định
và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh ở
Công ty vận tải biển III-VINASHIP. 38
3.1. Đặc điểm về đội tàu 38
3.2. Đặc điểm về nguồn hàng và tuyến đường công ty đang khai thác. 40
3.3. Đặc điểm về lao động 40
3.4. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý công ty VINASHIP 41
II. Thực hiện công tác hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược
kinh doanh ở Công ty vận tải biển III-VINASHIP. 43
1.Qui trình hoạch định chiến lược kinh doanh ở công ty. 43
1.1 Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài công ty. 44
1.2 Phân tích thực trạng công ty VINASHIP. 48
1.3. Vận dụng ma trận SWOT để đề xuất một số phương án
chiến lược kinh doanh. 53
2. Chiến lược kinh doanh của công ty Vận tải biển III VINASHIP. 55
2.1 Chiến lược đa dạng hoá hình thức khai thác đội tàu. 55
2.2. Đẩy mạnh thị trường vận chuyển nội địa và mở rộng
thị trường vận chuyển sang Đông Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ. 57
3. Kết quả thực hiện chiến lược kinh doanh 57
3.1. Tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng. 57
3.2- Một số chỉ tiêu về tài chính. 58
III- Đánh giá chiến lược và quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh. 58
1- Những ưu điểm nổi bật. 59
2- Những hạn chế. 59
3- Vấn đề và cơ hội. 60
 
Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác
hoạch định chiến lược kinh doanh ở công ty VINASHIP. 62
I. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các bước của quá trình
hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty VINASHIP. 62
1. Nâng cao chất lượng nghiên cứu thị trường vận chuyển làm
cơ sở cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh. 62
1.1 Dự báo về nhu cầu vận tải. 62
1.2 Xác định nhu cầu tàu. 66
2. Xác lập các mục tiêu của chiến lược kinh doanh. 66
II.Hoàn thiện một số điều kiện để hoạch định và thực hiện
thành công chiến lược kinh doanh. 67
1. Kiến nghị với Nhà nước. 67
1.1.Chính sách ưu tiên vận tải theo khu vực. 68
1.2 Chính sách đầu tư, sử dụng công nghệ, phương tiện, thiết bị mới. 68
1.3 Chính sách đầu tư cho hệ thống thông tin, quản lí. 68
1.4 Chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng. 68
1.5 Chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho vận tải biển. 69
1.6 Cơ chế chính sách để hội nhập vận tải biển. 70
1.7 Chính sách thuế và cước phí. 71
1.8 Chính sách tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. 72
2. Kiến nghị đối với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. 72
2.1 Công tác tổ chức quản lí của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
chưa đồng bộ. 72
2.2 Việc phát triển đội tàu. 72
2.3 Áp dụng các hình thức phục vụ khách hàng tiên tiến. 73
2.4 Chính sách về Marketing. 74
3. Kiến nghị đối với công ty VINASHIP. 75
3.1 Ban giám đốc phải là người khởi xướng cho việc thực hiện
mô hình quản lý chiến lược đồng bộ của công ty. 75
3.2 Cần nắm được xu hướng contaner hoá để hoà nhập vào
thị trường vận tải khu vực và vận tải quốc tế. 75
 
Kết luận 76
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-29861/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

hi có luật doanh nghiệp Nhà nước, công ty thành lập lại theo quyết định số 463/QĐ - TCCB của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Trụ sở công ty đặt tại số 1- Hoàng Văn Thụ Quận Hồng Bàng-Thành phố Hải Phòng, có chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, có tên giao dịch quốc tế là VINASHIP. Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước, ngân hàng Nhà nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. Hoạt động theo điều lệ tổ chức của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam với các chức năng và nhiệm vụ sau:
- Kinh doanh vận tải biển.
- Đại lý Hàng hải.
- Môi giới Hàng hải.
- Đại lý vận tải hàng hoá và hàng khách.
- Kinh doanh kho bãi.
- Khai thác cầu cảng và xếp dỡ hàng hoá.
Trải qua bao khó khăn, đến nay công ty đã được Tổng công ty Hàng hải Việt Nam xếp vào một trong những con chim đầu đàn của ngành vận tải biển. Năm 1999, công ty đã có 11 tàu đang được khai thác, tình trạng kỹ thuật từng tàu hiện tại phù hợp với yêu cầu kỹ thuật khai thác tàu trên thế giới.
Tổng số vốn lưu động đã tăng gấp 47 lần so với thời kỳ mới thành lập, vòng quay của vốn tăng 7 lần/ năm. Doanh thu toàn bộ mỗi năm đều tăng, năm 1996 doanh thu là 54,578 tỷ thì năm 1999 là 104,192 tỷ tăng gần gấp 2 lần( tăng 90%). Lợi nhuận năm 1996 là 374399507 đồng thì năm 1999 là 4300000000 đồng tăng gấp 11,5 lần so với năm 1996. Đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng được nâng cao nhờ thu nhập bình quân tăng từ 789.405 đồng năm 1996 lên tới 1.850.000 năm 1999, tăng 2,4 lần.
Nhìn chung tình hình hoạt động của Công ty vận tải biển III-VINASHIP phát triển tốt, vững chắc. Công ty có nhiều mặt sản xuất kinh doanh vận tải bằng đường biển, liên doanh với nước ngoài, liên doanh trong nước, nghiên cứu nhu cầu của thị trường, hiện đại hoá đội tàu, tổ chức quản lý nguồn nhân lực... Nhằm giữ vững, phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao đời sống cán bộ công nhân và hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội.
2. Đặc điểm chung về vận tải biển.
2.1. Đăc điểm hoạt động sản xuất vận tải.
ã Đặc điểm lớn nhất của sản xuất vận tải là mang tính phục vụ. Vận tải là hoạt động phục vụ không chỉ trong phạm vi sản xuất: Vận chuyển nguyên nhiên vật liệu... mà còn trong khâu lưu thông phân phối, không có hoạt động vận tải thì hoạt động sản xuất xã hội không tồn tại được, hoạt động vận tải là mạch máu của nền kinh tế quốc dân. Vận tải là cơ sở sự ràng buộc sự phát triển của các ngành khác. ở đây dùng với sự phân bố tài nguyên, nhân lực và nhân tố quốc phòng, vận tải là một nhân tố quan trọng trong quy hoạch phân vùng kinh tế.
ã Đặc điểm thứ 2 của vận tải là tính thống nhất giữa sản xuất và tiêu dùng: Chúng ta biết rằng trong hoạt động sản xuất vận tải không có đặc tính vật hoá vì kết quả của nó là sự di chuyển người hay hàng hoá từ nơi này đến nơi khác. Hay nói cách khác hoạt động này gắn liền với sản xuất và tiêu thụ.
ã Đặc tính tiếp theo của vận tải trong hoạt động vận tải trong hoạt động vận tải không có sản xuất dự trữ. Trong tất cả các hoạt động sản xuất chúng ta đều biết rằng có thể sản xuất để tiêu dùng ngay và sản xuất để dự trữ. Lượng dự trữ này nhiều hay ít là tuỳ từng trường hợp vào đặc tính của loại sản phẩm và từng ngành sản xuất. Trong vận tải do sản xuất và tiêu thụ đồng thời nên không có sản xuất dự trữ.
ã Đặc điểm thứ 4 của sản xuất vận tải là trong vận tải không có hoạt động trung gian giữa sản xuất và tiêu thụ. Trong các lĩnh vực khác giữa sản xuất và tiêu thụ có hàng loạt các hoạt động khác nhau thuộc khâu lưu thông phân phối, các hoạt động tạo ra mối liên hệ kinh tế giữa sản xuất và người tiêu dùng nhưng trong vận tải điều này không xảy ra.
2.2. Chu kỳ sản xuất vận tải.
Chu kỳ sản xuất vận tải là sự kết hợp của các yếu tố sản xuất trong vận tải. Những yếu tố này là: Phương tiện vận chuyển và thiết bị xếp dỡ hàng hoá, điều kiện công tác của tuyến đường và ga cảng, sức lao động của con người. Ngoài ra còn có các hoạt động phụ trợ khác đó là: Chủ hàng, đại lý môi giới, xí nghiệp sửa chữa...sự phối hợp chặt chẽ của các yếu tố trên sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất vận tải. Nhìn chung chu kỳ sản xuất vận tải bao gồm các giai đoạn sau:
+ Các hoạt động chuẩn bị.
+ Bố trí phương tiện vận chuyển và nhận hàng.
+ Xếp hàng.
+ Lập đoàn tàu.
+ Vận chuyển.
+ Nhận phương tiện tại nơi đến.
+ Giải phóng đoàn tàu.
+ Dỡ hàng.
+ Chạy rỗng đến nơi nhận hàng tiếp.
ã Giai đoạn chuẩn bị: Giai đoạn chuẩn bị cho quá trình vận tải bao gồm các công việc sau: Chuẩn bị hàng để vận chuyển và ký hợp đồng để vận chuyển. Việc chuẩn bị hàng để vận chuyển chủ yếu là việc đóng gói và xác nhận nơi nhận đúng và chính xác. Ngoài việc chuẩn bị hàng hoá còn một loạt công việc có tính pháp lý chuẩn bị cho quá trình vận chuyển là việc ký kết hợp đồng vận chuyển.
ã Bố trí phương tiện vận chuyển và nhận hàng: Sau khi thống nhất về thể thức vận chuyển và chuẩn bị hàng hoá là việc đưa phương tiện đến nơi nhận hàng hay đưa hàng hoá tới nơi bố trí phương tiện nhận hàng(tại ga, cảng). Tuỳ theo nội dung của các loại hợp đồng nêu trên mà có thể có phương án khác nhau hay đưa phương tiện tới nơi nhận hàng hay đưa hàng hoá tới ga, cảng nơi bố trí phương tiện nhận hàng.
ã Xếp hàng: Sau khi bố trí phương tiện vận chuyển đến lấy hàng thì bắt đầu giai đoạn xếp hàng. Việc xếp hàng phụ thuộc hàng loạt các yếu tố như: Độ lớn, hình dạng, kích thước, cách thức đóng gói, đặc tính lý hoá của hàng hoá cũng như đặc tính của phương tiện và cuối cùng là sơ đồ xếp hàng và phương tiện. Trong vận tải biển kế hoạch bố trí hàng hoá trên tàu là rất quan trọng, khi mà đối tượng hàng hoá trên tàu có thể có hàng chục vạn tấn. Không có kế hoạch này có thể dẫn tới tình trạng phải dỡ hàng cả tàu để tìm một chủ hàng.
ã Lập đoàn tàu: Lập đoàn tàu phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Bảo đảm an toàn đoàn tàu đi lại bằng cách phân bố lực hãm đồng đều cho các thành phần của đoàn tàu.
- Giảm bớt thao tác khi lập và giải phóng đoàn tàu đến mức thấp nhất.
- Tận dụng sức kéo, đẩy của đầu máy.
ã Vận chuyển: Đây là giai đoạn chính của quá trình vận tải là giai đoạn dịch chuyển đưa hàng từ nơi phát hàng đến nơi nhận hàng. Giai đoạn vận chuyển có thể liên tục từ ga cảng đến cảng cuối cùng và có thể bị gián đoạn bởi các thời gian dừng đỗ dọc đường.
ã Đón nhận phương tiện từ nơi đến: Trước tiên khi tiến hành giữ hàng hoá tại nơi đến cần kiểm tra tình trạng kỹ thuật của phương tiện và tình hình của hàng hoá.
ã Giải phóng đoàn tàu: Cũng như lập đoàn tàu, không phải tất cả các phương tiện vận tải đều phải trải qua giai đoạn tháo dỡ đội hình đoàn tàu. Những phương tiện nào có lập đoàn tàu mới có giai đoạn này. Gi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status