Báo cáo Quản trị hoạt động tiêu thụ sản phẩm văn hoá phẩm ở Tổng công ty Sách Việt Nam - pdf 12

Download Báo cáo Quản trị hoạt động tiêu thụ sản phẩm văn hoá phẩm ở Tổng công ty Sách Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu . 1
Phần I: Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Sách Việt Nam . 3
I. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Sách Việt Nam . 3
1. Vài nét sơ lược về Tổng công ty Sách Việt Nam . 3
2. Tổng công ty những ngày đầu thành lập . 5
3. Thời kỳ đổi mới . 6
II. Cơ cấu tổ chức Tổng công ty Sách Việt Nam . 8
1. Bộ máy quản trị của Tổng công ty . 8
1.1 Hội đồng quản trị . 8
1.2 Bộ máy quản trị . 9
2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban . 9
3. Hệ thống các công ty thành viên . 13
III. Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty . 14
1. Tình hình kinh doanh thực tế của Tổng công ty . 14
2. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh . 17
2.1 Tình hình quản lý tài sản, nguồn vốn . 18
2.2 Khả năng thanh toán của Tổng công ty . 20
2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh . 21
IV. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ Văn hoá phẩm ở Tổng công ty Sách Việt Nam . 24
1. Đặc điểm ngành kinh doanh Văn hoá phẩm . 24
2. Đặc điểm thị trường tiêu thụ . 25
3. Đặc điểm môi trường công nghệ . 27
4. Đặc điểm nguồn cung ứng . 28
5. Đặc điểm nguồn lao động . 29
6. Đặc điểm tình hình tài chính . 30
Phần II: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm Văn hoá phẩm ở Tổng công ty Sách Việt Nam . 32
1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm văn hoá phẩm của Tổng công ty . 32
1.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm văn hoá phẩm của Tổng công ty (2003- 2005) . 32
1.2 Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm văn hoá phẩm của Tổng công ty . 36
2. Đánh giá tình hình hoạt động quản trị tiêu thụ sản phẩm văn hoá phẩm của Tổng công ty . 41
2.1 Công tác nghiên cứu và dự báo thị trường . 41
2.2 Chính sách sản phẩm . 41
2.3 Chính sách giá thành sản phẩm . 42
2.4 Hệ thống mạng lưới tiêu thụ . 42
2.5 Các biện pháp xúc tiến bán hàng . 43
3. Đánh giá chung về hoạt động tiêu thụ văn hoá phẩm của Tổng công ty . 44
3.1 Những kết quả đạt được . 44
3.2 Những tồn tại trong hoạt động tiêu thụ văn hoá phẩm . 45
Phần III. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm văn hoá phẩm ở Tổng công ty Sách Việt Nam . 47
I. Định hướng phát triển của Tổng công ty Sách Việt Nam trong thời gian tới . 47
1. Định hướng về tiêu thụ văn hoá phẩm của Tổng công ty . 47
2. Kế hoạch cụ thể của Tổng công ty trong thời gian tới . 48
II. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm văn hoá phẩm ở Tổng công ty Sách Việt Nam . 48
1. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường . 48
2. Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá khâu tiêu thụ . 51
3. Sử dụng hiệu quả linh hoạt các chính sách tiêu thụ sản phẩm . 54
4. Nâng cao công tác tổ chức hoạt động tiêu thụ bán lẻ . 57
5. Sử dụng hiệu quả các biện pháp xúc tiến bán hàng nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ . 59
6. Nâng cao công tác quản lý và chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên . 61
7. Một số kiến nghị . 62
7.1 Đối với Nhà nước . 62
7.2 Đối với Tổng công ty . 62
Kết luận . 64
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30354/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ất, nguyên vật liệu, sản lượng cũng như thái độ ứng xử của khách hàng.
Đối với mặt hàng VHP, sự thay đổi môi trường công nghệ tác động mạnh đến khả năng tiêu tiêu thụ các sản phẩm VHP. Vòng đời sản phẩm rất ngắn, đối với các loại sản phẩm như các loại giấy đồ dùng văn phòng, các loại đồ chơi điện tử, và hầu hết các sản phẩm VHTT khác, khi công nghệ mới ra đời thì các loại sản phẩm này hiển nhiên bị lỗi thời, kết quả tạo ra những sản phẩm mới có chất lượng cao hơn giá thành rẻ hơn sẽ có lợi thế cạnh tranh cao hơn các sản phẩm cũ trên. Việc tiêu thu các loại sản phẩm cũ trên sẽ khó khăn và thường là bán hoá giá, doanh nghiệp sẽ phải chịu lỗ vốn.
Điều cần đặt ra là, Tổng công ty cần thường xuyên quan tâm tới sự thay đổi của công nghệ, thường xuyên thay đổi công nghệ mới, vận dụng vào sản xuất nhằm tạo ra nhiều mặt hàng mới có giá phải chăng và chất lượng đảm bảo nâng cao được khả năng cạnh tranh đạt hiệu quả kinh doanh cao trên thị trường.
Đặc điểm nguồn cung ứng
Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty về VHP với nhiều mặt hàng kinh doanh, hiện nay tổng công ty có trên 5000 mặt hàng VHP đang được khai thác tại các quầy hàng của Tổng công ty. Bao gồm các mặt hàng VHP truyền thống, các loại văn phòng phẩm, các loại biểu mẫu, chứng từ kế toán, các loại đồ chơi với nội dung lành mạnh, các loại băng nhạc đĩa hát, các ấn phẩm điện tử, các mặt hàng mỹ nghệ bưu thiếp bưu ảnh,... Với nhiều loại mặt hàng như vây, nên nguồn cung ứng đầu vào cho Tổng công ty là rất đa dạng, rất nhiều nguồn với nhiều thành phần kinh tế tham gia như các công ty kinh doanh VHP quốc doanh, các doanh nghiệp sản xuất trong và ngoài nước, các công ty nước ngoài, các làng nghề thủ công hay hộ gia đình.
Từ đặc điểm đa dạng về nguồn cung ứng trên, Tổng công ty nên có những đối sách khác nhau cho những đối tượng cung ứng khác nhau:
Đối với nguồn cung ứng từ những doanh nghiệp sản xuất có danh tiếng, những công ty phân phối lớn trên thị trường Tổng công ty cần giữ mối quan hệ mật thiết, là bạn hàng tốt đẹp, tạo được niềm tin vững chắc cho họ. Nhằm tạo ra nguồn hàng ổn định, tạo điều kiện cho quá trình kinh doanh diễn ra tốt đẹp.
Đối với nguồn cung ứng là những cơ sở sản xuất nhỏ, các hộ gia đình thì cần đặt chất lượng, kiểu dáng cũng như chất lượng dịch vụ lên hàng đầu, có thể lựa chọn từ các nguồn cung ứng khác nhau.
Nên chủ trương nhận làm đại lý phân phối cho các hãng sản xuất VHP, tăng cường kinh doanh các loại hàng hoá ký gửi, các loại hàng hoá có sức tiêu thụ mạnh trên thị trường.
Nói chung, để đảm bảo tốt việc sản xuất cũng như tiêu thụ hàng hoá, Tổng công ty cần chú trọng và xây dựng được khâu cung ứng đầu vào thật tốt.
Đặc điểm nguồn lao động
Tổng công ty Phát hành sách Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước, được cổ phần hoá theo quyết định 90/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ, gồm 13 đơn vị thành viên. Hiện nay, toàn Tổng công ty có 1175 cán bộ công nhân viên, trong đó có 579 cán bộ có trình độ đại học, 56 cao đẳng, 280 trung cấp, 53 văn bằng khác, 83 người sơ cấp và có 124 người chưa qua đào tạo. Trong đó Bộ máy cán bộ quản lý gồm có 579 cán bộ có trình độ Đại học và 56 cán bộ có trình độ Cao đẳng chiếm 51,5% trong tổng số lao động. Cùng với sự chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ, Tổng công ty chú trọng củng cố, nâng cấp trang thiết bị văn phòng, từng bước hiện đại hoá mạng lưới thông tin nội bộ giữa Tổng công ty với các công ty thành viên, giữa các phòng chức năng với các quầy hàng, tiến hành buôn bán hàng và giao dịch thương mại quốc tế qua mạng internet.
Chế độ lương thưởng trợ cấp của Tổng công ty:
Thu nhập bình quân năm của cán bộ công nhân viên tăng lên 7-10% năm. năm 2000 thu nhập bình quân là 855 nghìn đồng, năm 2005 thu nhập bình quân là 960 nghìn đồng, và năm 2004 là 1.120 nghìn đồng.
Bảng 10: Tình hình thu nhập của công nhân viên (2003- 2005)
Đơn vị: Đồng
Năm
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
1. Tổng quỹ lương
2.586.400.000
2.640.060.000
2.781.600.000
2. Tổng thu nhập
2.805.000.000
2.893.100.000
2.926.000.000
3. Tiền lương bình quân
992.000
1.040.000
1.175.000
4. Thu nhập bình quân
1.080.000
1.120.000
1.265.000
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Tổng công ty năm (2003-2005)
Tổng công ty đảm bảo thực hiện đủ các chính sách đối với người lao động như: nâng lương đúng thời hạn, BHXH, BHYT, hưu trí và các chế độ khen thưởng, lễ tết,.. trả lương cao hơn so với mức quy định chung, giải quyết tiền ăn trưa, quần áo đồng phục hàng năm cho CBNV.
Bảng 11: Tình hình lao động của Tổng công ty
Đơn vị: Người
Năm
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
Tổng số lao động
1058
1107
1157
1175
- Trình độ Đại học
475
509
556
579
- Văn bằng khác
30
37
37
56
- Cao đẳng
42
51
52
53
- Trung cấp
240
253
265
280
- Sơ cấp
101
92
89
83
- Chưa qua đào tạo
170
165
148
124
Nguồn: Báo cáo tình hình lao động Tổng công ty năm (2002- 2005)
Để nâng cao khả năng tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ Tổng công ty cần tăng cường đào tạo lực lượng lao động trực tiếp sản xuất, đặc biệt là lực lượng lao động bán hàng, là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, giới thiệu sản phẩm cho khách hàng hay là truyền đạt lại những mong muốn, vướng măc của khách hàng để từ đó có những biện pháp khác phục và đưa ra những dịch vụ tốt hơn. Đòi hỏi mỗi người lao động cần có kỹ năng bán hàng, có trình độ ngoại ngữ giao tiếp, có khả năng marketing,...
Đặc điểm tình hình tài chính
Tài chính doanh nghiệp có hiệu quả là vừa phải bảo đảm vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa phải tổ chức sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhằm kích thích phát triển sản xuất kinh doanh vừa là công cụ kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tổ chức và quản lý tốt tài chính doanh nghiệp và tạo môi trường tài chính lành mạnh sẽ tạo điều kiện đảm bảo cho thắng lợi trong việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó có thể đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Xét đối với Tổng công ty Sách Việt Nam:
Bảng 12: Tình hình tài chính của Tổng công ty
Năm
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Hệ số thanh toán tiền mặt
0,18
0,15
0,20
Hệ số thanh toán nhanh
0,36
0,42
0,45
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn
1,19
1,23
1,23
Nguồn: Báo cáo tài chính đơn vị Hà Nội (2003- 2005)
Hiện nay, tình hình tài chính của Tổng công ty là khả quan. Theo kết quả phân tích tài chính của Tổng công ty năm 2005, các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán bao gồm: khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh đều tăng so với năm 2004, riêng chỉ có chỉ tiêu thanh toán nhanh là hơi thấp, chỉ đạt 0,45 .Việc thanh toán các khảo nợ ngắn hạn gặp khó khăn, Tổng công ty cần nâng cao khối lượng tiền bao gồm tiền mặt, tiền gởi ngân hàng, hay các khoản tương đương tiền lên hay phải giảm các khoản nợ ngắn hạn xuống. Trong ngành kinh doanh VHP với nhiều loại mặt hàng kinh doanh thì Tổng công ty cần lựa chọn loại hình...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status