Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hải - pdf 12

Download Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hải miễn phí



MỤC LỤC
 
Lời mở đầu 1
Chương I: Lý luận chung về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu 3
I. Xuất nhập khẩu và vai trò trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế 3
1. Bản chất và tính tất yếu của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu 3
1.1. Khái niệm, bản chất kinh doanh xuất nhập khẩu 3
1.2. Tính tất yếu của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu 4
2. Các nội dung cơ bản trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá tại các doanh nghiệp 8
2.1. Quy trình xuất nhập khẩu hàng hoá 8
2.1.1. Quy trình xuất khẩu hàng hoá 8
2.1.2. Quy trình nhập khẩu hàng hoá 10
2.2. Công tác nghiên cứu thị trường 11
2.2.1. Nghiên cứu thị trường thế giới 11
2.2.2. Nghiên cứu thị trường trong nước 11
2.2.3. Tiến hành lựa chọn đối tượng kinh doanh 12
2.3. Tiến hành lập phương án giao dịch 12
2.4. Giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng 13
2.5. Thực hiện ký kết, chính thức hoạt động xuất nhập khẩu 13
3. Vai trò của xuất nhập khẩu trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế ở nước ta 13
II. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu 15
1. Các hình thức xuất nhập khẩu chủ yếu 15
1.1. Các hình thức xuất khẩu 15
1.2. Các hình thức nhập khẩu cơ bản 15
2. Các phương pháp đánh giá hiệu quả 15
2.1. Một số quan điểm về hiệu quả 15
2.1.1. Các khái niệm hiệu quả 16
2.1.2. Hiệu quả tài chính 17
2.1.3. Hiệu quả kinh tế quốc dân 17
2.1.4. Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài 18
2.2. Hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu 18
2.3. Các phương pháp phân tích đánh giá hiệu quả tài chính 19
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu 20
3.1. Đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu 20
3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu 22
3.3. Các chỉ tiêu định tính 23
III. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu 24
A. Các nhân tố vĩ mô ngoài doanh nghiệp 24
1. Ảnh hưởng từ nền kinh tế - xã hội trong nước 24
1.1. Thuế quan xuất nhập khẩu 25
1.2. Hạn ngạch xuất nhập khẩu (quota) 25
1.3. Tỷ giá hối đoái 26
1.4. Ảnh hưởng từ cơ chế chính sách - chủ trương khác của nhà nước 27
1.5. Ảnh hưởng từ hệ thống ngân hàng tài chính 28
1.6. Ảnh hưởng từ nền khoa học kỹ thuật và công nghệ trong nước 28
1.7. Ảnh hưởng của hệ thống giao thông vận tải - thông tin liên lạc 29
2. Ảnh hưởng từ tình hình kinh tế - xã hội thế giới 30
2.1. Ảnh hưởng từ nền kinh tế thế giới 30
2.2. Ảnh hưởng từ tình hình xã hội - chính trị thế giới 30
B. Các yếu tố từ chính doanh nghiệp 31
1. Từ bộ máy của doanh nghiệp 31
1.1. Từ bộ máy quản lý - tổ chức hành chính 31
1.2. Ảnh hưởng từ nhân tố con người - tiềm năng về nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 31
2. Khả năng cơ sở vật chất của doanh nghiệp 32
3. Mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp 32
Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần dịch vụ Hàng hải giai đoạn vừa qua 33
I. Thực trạng hoạt động kinh doanh 33
1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần dịch vụ Hàng hải 33
1.1. Các dịch vụ khác của Công ty 33
1.2. Hệ thống các hãng tàu 34
1.3. Hệ thống các công ty giao nhận quốc tế 34
1.4. Tổ chức quản lý của công ty 35
2. Tình hình hoạt động tài chính và báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2003 - 2006 35
3. Công tác tài chính của Công ty cổ phần dịch vụ Hàng hải 37
3.1. Công tác phân cấp quản lý tài chính ở Công ty cổ phần dịch vụ Hàng hải 37
3.2. Tình hình vốn và nguồn vốn của Công ty 37
3.3. Tình hình tài chính của công ty 38
3.4. Công tác kiểm tra kiểm soát 41
4. Tình hình thực hiện công tác phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp 41
4.1. Tình hình tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 41
4.2. Phân tích tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 42
5. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu 44
5.1. Theo chỉ tiêu tổng hợp 44
5.2. Theo chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 45
II. Một số vấn đề tồn tại trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phần dịch vụ Hàng hải 46
1. Những hạn chế và tồn tại 46
2. Nguyên nhân các hạn chế và tồn tại. 47
Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần dịch vụ Hàng hải 49
1. Giải pháp đối với Công ty 49
1.1. Huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 49
1.2. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường 49
1.3. Đào tạo nâng cao nghiệp vụ cán bộ của công ty. 51
1.4. Thực hiện hoạt động thương mại điện tử. 51
1.5 Một số giải pháp khác 52
2. Một số kiến nghị với Nhà nước 53
2.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật 53
2.2. Xây dựng mô hình quản lý hải quan hiện đại 56
2.3. Phát triển hệ thống ngân hàng và hoạt động cho vay 57
2.4. Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu: 58
2.5. Một số giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp hội nhập có hiệu quả 59
KẾT LUẬN CHUNG 62
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30343/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

hiện nay, thực hiện chủ trương khuyến khích xuất khẩu ra thị trường thế giới cho nên hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều chịu mức thuế rất thấp mà đặc biệt là các mặt hàng nông sản không phải chịu thuế xuất khẩu.
Thuế nhập khẩu có xu thế làm giảm lượng hàng hoá nhập khẩu vào thị trường trong nước, và do đó nó làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Hiện nay ở nước ta, có rất nhiều những mặt hàng nhập khẩu phải chịu thuế rất cao. Có những mặt hàng chịu 100% cho đến 300% thuế nhập khẩu, với mục đích để bảo vệ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn non trẻ trong nước. Tuy nhiên với việc tham gia vào tổ chức thương mại quốc tế WTO, Việt Nam phải chấp nhận thực hiện chủ trương hội nhập thực sự và tiến tới xoá bỏ hàng rào thuế quan và một số hình thức bảo hộ khác. Như vậy các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ có một môi trường hoạt động vô cùng thuận lợi, sẽ có điều kiện phát triển mạnh mẽ.
1.2. Hạn ngạch xuất nhập khẩu (quota)
Hạn ngạch là hình thức hạn chế về số lượng xuất nhập khẩu có tác dụng một mặt làm giảm số đầu mối tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp, mặt khác tạo cơ hội thuân lợi cho người xin được quota xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, hạn ngạch có thể biến một doanh nghiệp duy nhất trong nước thành doanh nghiệp độc quyền có thể đặt mức giá cao để thu lợi nhuận tối đa.
1.3. Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh tỷ lệ giữa giá trị của hai đồng tiền của hai nước khác nhau. Việc duy trì tỷ giá hối đoái phù hợp để cho các nhà sản xuất kinh doanh thương mại trong nước khi xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ ra thị trường thế giới là vô cùng quan trọng.
Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng thực hiện chiến lược hướng ngoại, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. Trong hoạt động thương mại quốc tế, tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng, nó tác động trực tiếp tới hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu. Khi tỷ giá hối đoái tăng hay giảm sẽ làm thay đổi mới tới giá trị hàng hoá dịch vụ xuất nhập khẩu bởi sản phẩm xuất nhập khẩu với thị trường quốc tế thường có số lượng rất lớn cho nên nó ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng sinh lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu.
Nếu tỷ giá hối đoái chính thức là không đổi và tỷ giá hối đoái thực tế tăng lên thì các nhà sản xuất sản phẩm sơ chế khi xuất khẩu theo mức giá cả quốc tế sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát của họ và sẽ bị thiệt hại. Họ phải chịu mức chi phí cao hơn do lạm phát trong nước. Các nhà xuất khẩu sản phẩm chế tạo có thể tăng giá cả hàng xuất khẩu của họ để bù đắp lại chi phí nhưng khả năng chiếm lĩnh trên thị trường sẽ giảm đi đáng kể. Và nếu tình trạng tỷ giá hối đoái thực tế giảm so với tỷ giá hối đoái chính thức thì khi đó sẽ có lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu nhưng ngược lại làm cho các nhà nhập khẩu bị thiệt.
Nếu chính phủ muốn các doanh nghiệp hướng ra thị trường thế giới phát triển thì phải giảm bớt sức hấp dẫn tương đối của việc sản xuất cho thị trường nội địa. Muốn hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có hiệu quả thì cần có những chính sách đẩy mạnh xuất khẩu và duy trì được tỷ giá hối đoái tương đối của các yếu tố sản xuất trong nước.
1.4. ảnh hưởng từ cơ chế chính sách - chủ trương khác của nhà nước
Để quản lý một cách chặt chẽ tất cả các hoạt động trong và ngoài nước, mỗi quốc gia đều thiết lập một hệ thống chính sách pháp luật riêng đối với từng lĩnh vực như kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng,… hệ thống pháp luật trong mỗi lĩnh vực đều thể hiện ý chí quyền lực của quốc gia đó cũng như để bảo vệ quyền lợi của người công dân nước mình. ở đây chúng ta đề cập đến hệ thống những chính sách pháp luật về kinh tế, và đó là những chính sách pháp luật chi phối toàn bộ hoạt động kinh tế trong nước và hoạt động ngoại thương.
Xuất nhập khẩu là một lĩnh vực lưu thông hàng hoá dịch vụ giữa các quốc gia. Đối tượng của hoạt động xuất nhập khẩu vốn rất đa dạng và phong phú, thường xuyên phải chịu sự chi phối của chính sách luật pháp của mỗi quốc gia. Nhà nước quản lý hoạt động xuất nhập khẩu thông qua các công cụ như: chính sách thuế, hạn ngạch, các văn bản pháp luật,… Những quy định này thường xuyên được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình từng thời kỳ.
Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, các qui định, nghị định, để quản lý thống nhất mọi hoạt động xuất nhập khẩu bằng pháp luật và các chính sách có liên quan, tạo mọi điều kiện cho tổ chức, các cá nhân doanh nghiệp kinh doanh hoạt động đúng theo định hướng và đạt hiệu quả cao.
Các chính sách khác của Nhà nước như xây dựng các mặt hàng chủ lực, trực tiếp gia công xuất khẩu, đầu tư nhập khẩu, lập các khu chế xuất, các chính sách tín dụng xuất nhập khẩu,… cũng góp phần to lớn tác động tới tình hình xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp cũng như toàn quốc gia. Tuỳ theo mức độ can thiệp, tính chất và phương pháp sử dụng các chính sách trên mà hiệu quả và mức độ ảnh hưởng của nó tới lĩnh vực xuất nhập khẩu như thế nào.
Những thay đổi trong cơ chế quản lý cũng ảnh hưởng lớn tới quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu. Đặc biệt kể từ khi ra đời nghị định 57/1998 NĐ-CP ngày 31/07/1998 của Chính phủ thì quyền tự do kinh doanh đã được mở rộng và tạo ra những bước tiến mới, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp. Thủ tục xin đăng kí kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp với những điều kiện ràng buộc về tiêu chuẩn, vốn, nghiệp vụ… đối với các doanh nghiệp đã được dỡ bỏ.
Tuy nhiên, thực trạng ở nước ta hiện nay là hệ thống pháp luật, chính sách thúc đẩy phát triển lại luôn đi sau thực tế rất nhiều. Chỉ khi gặp khó khăn nhà nước mới bắt tay vào xây dựng và sửa đổi, vì vậy mà nó luôn gây ra nhiều cản trở tổn thất cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như cho toàn bộ nền kinh tế.
Hệ thống chính sách pháp luật của Việt Nam rất cần được cải thiện, hoàn chỉnh phù hợp với thế giới để tránh khỏi những thủ tục chồng chéo và tốn kém.
1.5. ảnh hưởng từ hệ thống ngân hàng tài chính
Trong quan hệ thương mại quốc tế, việc thanh toán hầu hết đều thông qua ngân hàng, cho nên hệ thống ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực này. Nếu hệ thống ngân hàng yếu kém, các bạn hàng quốc tế sẽ không có thiện cảm khi hợp tác vì việc thanh toán sẽ tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho đói tác là rất lớn. Hơn nữa nó còn ảnh hưởng đến chính các doanh nghiệp trong nước khi thời gian thanh toán sẽ không được đảm bảo, rất dễ làm mất uy tín của doanh nghiệp với bạn hàng, nghiêm trọng hơn là việc vi phạm hợp đồng do thanh toán không đúng thời hạn.
1.6. ảnh hưởng từ nền khoa học kỹ thuật và công nghệ trong nước
Bên cạnh những hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá thông thường, thì hoạt động xuất nhập kh...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status