Đề án Phát triển siêu thị ở Hà Nội đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 - pdf 12

Download Đề án Phát triển siêu thị ở Hà Nội đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 miễn phí



MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I 5
LÝ LUẬN CHUNG VỀ SIÊU THỊ TRONG HỆ THỐNG BÁN LẺ HÀNG HÓA 5
1.1. Khái niệm và đặc điểm siêu thị 5
1.1.1. Tổng quát về bán lẻ hàng hóa 5
1.1.2. Siêu thị và phân loại siêu thị 5
1.1.2.1. Khái niệm: 5
1.1.2.2. Phân loại siêu thị: 6
1.1.3. Vai trò của siêu thị 9
1.1.4. Đặc điểm của siêu thị 11
1.2. Cấu trúc cơ bản về tổ chức và hoạt động siêu thị 12
1.2.1. Tiêu chuẩn siêu thị 12
1.2.2. Cấu trúc cơ bản về tổ chức hoạt động siêu thị 14
1.2.3. Mối quan hệ siêu thị với các loại hình bán lẻ khác 15
1.2.3.1. Siêu thị với các loại hình bán lẻ hỗ trợ 15
1.2.3.2. Siêu thị với các loại hình bán lẻ cạnh tranh trực tiếp 15
1.3. Quản lý Nhà nước về siêu thị 16
1.3.1. Sự cần thiết của quản lý Nhà nước về siêu thị 16
1.3.2. Nội dung quản lý nhà nước về siêu thị 17
1.4. Tình hình phát triển siêu thị của một số nước trên thế giới 18
1.4.1. Tại Pháp 18
1.4.2. Tại Mỹ 19
1.4.3. Khái quát chung về sự phát triển siêu thị ở Châu Âu, Châu Á 19
1.4.4. Bài học kinh nghiệm về sự phát triển siêu thị trên thế giới 20
CHƯƠNG II 22
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SIÊU THỊ Ở HÀ NỘI 22
2.1. Tổng quan hoạt động thương mại, phân phối hàng hóa ở Hà Nội 22
2.1.1. GDP hoạt động thương mại, phân phối hàng hóa của Hà Nội 22
2.1.2. Thực trạng hoạt động phân phối bán lẻ của Hà Nội 22
2.1.2.1. Hoạt động bán lẻ của các thành phần kinh tế cơ bản 22
2.2. Sự hình thành và phát triển siêu thị ở Hà Nội 29
2.2.1. Từ năm 1995 đến 1998 29
2.2.2. Từ năm 1999 đến nay 31
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý kinh doanh siêu thị ở Hà Nội 34
2.3.1. Quy mô siêu thị 34
2.3.3. Khách hàng của siêu thị 38
2.3.4. Hàng hóa trong siêu thị 39
2.3.5. Nhân lực của siêu thị 42
2.3.6. Hoạt động Marketing của siêu thị 43
2.3.8. Hoạt động dự trữ 45
2.3.9. Hoạt động bán hàng 45
2.3.10. Kết quả hoạt động kinh doanh 46
2.4. Thành tựu và hạn chế của siêu thị Hà Nội hiện nay 48
2.4.1. Thành tựu 48
2.4.2. Hạn chế 48
3.1. Định hướng phát triển siêu thị ở Hà Nội đến 2010 51
3.1.1. Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển siêu thị ở Hà Nội đến năm 2010 51
3.1.1.1. Dự báo nhu cầu tiêu dùng của người dân Hà Nội 51
3.1.1.2. Dự báo bán lẻ hàng hóa trên địa bàn Hà Nội 54
3.1.1.3. Dự báo những thay đổi trình độ sản xuất và tiêu dùng 54
3.1.1.4. Dự báo sự hình thành và phát triển siêu thị 55
3.1.2. Định hướng phát triển siêu thị ở Hà Nội đến 2010 55
3.1.2.1. Quan điểm 55
3.1.2.2. Mục tiêu 56
3.1.2.3. Định hướng phát triển siêu thị 57
3.2. Một số giải pháp để phát triển siêu thị ở Hà Nội đến 2010 và tầm nhìn đến 2020 57
3.2.1. Giải pháp về chính sách phát triển 58
3.2.1.1. giải pháp về quy hoạch phát triển siêu thị 58
3.2.1.2. Giải pháp thu hút đầu tư phát triển siêu thị 58
3.2.1.3. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện về mặt bằng cho siêu thị 59
3.2.1.4. Quản lý việc thực hiện tiêu chuẩn theo quy chế của siêu thị 60
3.2.1.5. Giải pháp phát triển đồng bộ giữa siêu thị và chợ 61
3.2.2. Giải pháp phát triển đối với các doanh nghiệp 61
3.2.2.1. Củng cố hoạt động kinh doanh của siêu thị hiện có 61
3.2.2.2. Phát triển siêu thị mới 62
3.2.2.3. Giải pháp chiến lược phát triển của siêu thị 66
KẾT LUẬN 68
Danh mục tài liệu tham khảo 70
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30281/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ới nhiều hình thức khác nhau như: mua tại cửa hàng, phân phối định kỳ, giao hàng tại nhà hay mua hàng qua thư tín, email. Hiện nay loại hình này không còn nhiều, mô hình tổ chức kinh doanh hầu như là để các tư thương thuê mặt bằng nên có nhiều hạn chế trong việc kiểm soát chất lượng, giá cả hàng hóa và các dịch vụ khách hàng, vì thế chưa thu hút được nhiều người tiêu dùng đến mua sắm do vậy cửa hàng bách hóa đang dần chuyển sang dạng cửa hàng chuyên doanh và chiết khấu hay tổ chức cách hoạt động. Hiện mô hình này không ảnh hưởng nhiều trong việc canh tranh đối với các siêu thị tại Hà Nội.
Cửa hàng chuyên biệt (chuyên doanh): là loại cửa hàng chuyên môn hóa nhiều mặt hàng hay dịch vụ phục vụ khách hàng. Loại hình này dù chỉ giới hạn trong việc cung ứng một số mặt hàng nhất định nhưng đã tạo cho người tiêu dùng nhiều cơ hội lựa chọn từ danh mục hàng hóa khá đa dạng trong từng mặt hàng. Nhãn hiệu, kiểu dáng, kích thước, màu sắc của hàng hóa và chất lượng dịch vụ hỗ trợ khách hàng là phương tiện cơ bản để các cửa hàng chuyên biệt thu hút, tạo sự hấp dẫn với khách hàng. Loại cửa hàng này thường được tập trung ở các trung tâm mua sắm lớn, khu vực buôn bán ở nội thành, khu buôn bán chuyên biệt, cửa hàng dọc đường phố giao thông chính. Hiện nay loại hình bán lẻ này xuất hiện rất nhiều, hầu hết mọi đường phố ở Hà Nội đều có tuy mật độ và quy mô khác nhau. Như vậy, với ưu thế thuận lợi trong hoạt động của mình cửa hàng chuyên biệt sẽ là loại hình cạnh tranh thường xuyên đối với siêu thị. Tuy nhiên nó cũng có hạn chế như giới hạn về chủng loại hàng hóa và mặt bằng chật hẹp, nhất là chỗ để xe cho khách (như siêu thị Sao – 2B Phạm Ngọc Thạch, siêu thị trong trung tâm thương mại Cát Linh…), nên loại hình này phần nào đáp ứng tốt nhu cầu, điều kiện phục vụ người tiêu dùng đồng thời với vị trí, hình thức kinh doanh này phần nào ảnh hưởng đến cảnh quan, quy hoạch và giao thông đô thị.
* Hệ thống chợ
Chợ là loại hình thương mại truyền thống được duy trì, phát triển ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Ở Hà Nội, chợ giữ vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là vào thời điểm trước năm 2000, nó là đầu mối giao thông nội địa cho các khu vực phía Bắc. Hiện nay hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn đóng vai trò thiết thực trong việc phục vụ nhu cầu mua sắm trong sinh hoạt hàng ngày của người dân, tạo thêm sự phong phú sôi động trong lĩnh vực bán lẻ. Nhưng hiện loại hình thương mại truyền thống này cũng nảy sinh một số vấn đề phức tạp, nhất là chợ tự phát lấn chiếm lòng lề đường làm mất cảnh quan đô thị, thiếu văn minh. Hà Nội hiện có 135 chợ, trong đó có 9 chợ loại I, 20 chợ loại II và 101 chợ loại III, 7 quận nội thành có 63 chợ trên tổng diện tích 235.101 m2 và 5 huyện ngoại thành có 72 chợ trên diện tích 291.855 m2. Mặc dù trong những năm qua UBND thành phố đã tiến hành giải tỏa, di dời một số chợ nhưng do hiệu lực quản lý nhà nước chưa phát huy tác dụng nên hiện nay số lượng chợ gần như không giảm. Nhu cầu, thói quen mua sắm, sự thuận tiện và tiết kiệm thời gian mà vẫn có thể mua thực phẩm lo cho bữa ăn hàng ngày càng khiến nhiều chợ tự phát đã hình thành ở các khu vực dân cư, ngõ hẻm, đặc biệt là khu dân cư mới. Tuy nhiên do những hạn chế của loại hình bán lẻ này trong việc kiểm soát tiêu chuẩn chất lượng hàng, vấn đề an toàn thực phẩm, an ninh, môi trường, không khí mua sắm… nên đã trở thành yếu tố bất lợi trong việc cạnh tranh với siêu thị khi kinh tế xã hội ngày càng phát triển. Mặc dù vậy hiện nay chợ truyền thống vẫn là một trong những loại hình bán lẻ hàng hóa có khả năng cạnh tranh lớn nhất với sự phát triển của siêu thị.
2.2. Sự hình thành và phát triển siêu thị ở Hà Nội
Từ năm 1995 trước yêu cầu đáp ứng đời sống xã hội siêu thị đã ra đời, đó là mô hình văn minh thương mại rất phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội. Nếu năm 1995 trên địa bàn thành phố chỉ mới có 3 siêu thị thì đến nay đã có hơn 100 siêu thị. Qua thời gian hoạt động siêu thị dã thể hiện rõ nét một số mặt mạnh hơn hẳn so với các loại hình bán lẻ khác.
Bảng 2.3: Sự phát triển của các siêu thị từ 1990-2005
Năm
1990
1993
2000
2001
2002
2004
2005
Hà Nội
0
3
25
32
-
-
55
Thành phố Hồ Chí Minh
0
0
24
38
46
-
71
Nguồn: ADB, Siêu thị và người cùng kiệt tại Việt Nam,
2.2.1. Từ năm 1995 đến 1998
Trong giai đoạn đầu của thời kì này, với mục tiêu “ tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động thu nhập, phát triển thị trường theo định hướng XHCN thì việc tổ chức tốt thị trường và lưu thông hàng hóa làm cho thương nghiệp thực sự là đòn bẩy thúc đẩy sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội, góp phần ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, thực hiện phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân một cách hợp lý, tăng tích lũy cho ngân sách nhà nước, cải thiện đời sống nhân dân” ngành thương mại buôn bán có một vị trí hết sức quan trọng. Siêu thị ra đời và phát triển nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần hoàn thiện hệ thống phân phối thương nghiệp. Hai siêu thị lần đầu được khai trương ở Hà Nội là siêu thị thuộc trung tâm thương mại số 9 – Đinh Tiên Hoàng ( 1/1995 ) và siêu thị Minimart Hà Nội tầng 2 – chợ Hôm ( 3/1995). Tuy nhiên vào giai đoạn này có rất ít siêu thị được thành lập và hoạt động vẫn còn manh mún, có quy mô nhỏ với mục đích thăm dò, thử nghiệm và nắm bắt nhu cầu cũng như phản hồi của người dân thành phố đối với loại hình bán lẻ mới.
*Từ năm 1996 đến năm 1998
Có thể thấy thời kỳ này bắt đầu xuất hiện đủ loại siêu thị với quy mô từ nhỏ đến lớn tập trung ở một số quận lưu thông hàng hóa như Ba Đình, Hoàn Kiếm…Từ năm 1997 siêu thị Fivimart – 17 Tông Đản (210 Quang Khải) quận Hoàn Kiếm với diện tích kinh doanh 3000m2 được đưa vào hoạt động. Hoạt động của một số siêu thị đã bắt đầu trở lên sôi động hơn, có tác động khá lớn đến việc hình thành, phát triển chung của mạng lưới siêu thị như Citimart – 6 Ngọc Khánh (tháng 8/ 1999 ), siêu thị Hà Nội Marco – 649 Kim Mã (tháng 5/1999), siêu thị Thiên Niên Kỷ - 94 Trần Quốc Toản (tháng 8/1999)…
So với những năm trước, thời kì này mức sống và dân trí của người dân Hà Nội được nâng cao hơn, xu hướng mua sắm có sự thay đổi, người dân đã quen dần với phong cách mua sắm văn minh nên việc bán lẻ ở siêu thị có mức tăng trưởng cao.
Bảng 2.4: Danh sách siêu thị được thành lập và khai trương
đưa vào hoạt động trong thời kỳ này
Siêu thị
Năm thành lập
Siêu thị Sao Hà Nội II ( 18 Hàng Bài )
19/01/1997
Siêu thị 18 Hàng Bài ( 18 Hàng Bài )
24/01/1997
Siêu thị Fivimart – 17 Tông Đản ( 210 Quang Khải)
04/12/1997
Siêu thị Citimart( HN Tower Shopping Center )
23/04/1998
Siêu thị số 5 Nam Bộ ( số 5 Lê Duẩn )
28/01/1999
Siêu thị Hà Nội Marco I ( 649 Kim Mã )
05/1999
Siêu thị Citimart ( số 6 Ngọc Khánh )
08/1999
Siêu thị Sinhanco ( 94 – Trần Quang Khải )
08/1999
Siêu thị Hà Nội Seiyu ( số 8 Phạm Ngọ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status