hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport - pdf 12

Link tải luận văn miễn phí cho ae

Lời nói đầu 1
Chương I 3
một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu trong doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu 3
I. Khái niệm, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân . 3
1. Khái niệm về hoạt động xuất khẩu : 3
2.Vai trò của hoạt động xuất khẩu 5
2.1) Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ quốc tế trong nước 5
2.2)Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu 5
2.3) Xuất khẩu góp phần tạo ra việc làm và cải thiện đời sống cho nhân dân 6
2.4)Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại 6
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 7
3.1. Yếu tố doanh nghiệp 7
3.2. Yếu tố chính trị 7
3.3.Yếu tố kinh tế 8
3.4 Yếu tố về khoa học công nghệ 9
3.5. Yếu tố văn hoá - xã hội 9
3.6. Các yếu tố về tỉ giá hối đoái 10
3.7. Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp 10
3.8 Các yếu tố thuộc về sản phẩm 11
4. Các cách chủ yếu trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu 12
4.1 Giao dịch thông thường 12
4.2. Giao dịch qua trung gian 12
4.3 Giao dịch tại hội chợ triển lãm 12
4.4 Buôn bán đối lưu 12
4.5 Đấu thầu và đấu giá quốc tế 12
4.6 Giao dịch bằng thương mại điện tử 13
4.7 Giao dịch tại sở giao dịch hàng hoá 13
II. Nội dung chủ yếu của hoạt động xuất khẩu trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. 13
1. Các bước chuẩn bị để tiến hành giao dịch kí kết hợp đồng. 13
1.1 Nghiên cứu tiếp cận thị trường nước ngoài. 14
1.3. Tổ chức thu mua tạo nguồn cho xuất khẩu . 18
1.4. Đàm phán ký kết hợp đồng cho xuất khẩu 18
1.5 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu . 20
2. Các hình thức xuất khẩu thông dụng của doanh nghiệp xuất nhập khẩu 22
2.1 Xuất khẩu trực tiếp 22
2.2. Xuất khẩu gián tiếp 22
2.3. Cấp giấy phép nhượng quyền 22
2.4. Liên doanh 23
2.5. Buôn bán đối lưu 23
2.7. Xuất khẩu theo nghị định thư 24
2.8 Xuất khẩu tại chỗ 24
2.9. Tái xuất khẩu 24
2.9. Xuất khẩu gia công uỷ thác 24
2.10. Gia công quốc tế. 25
Chương II Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ –artexport 26
I. Vài nét khái quát về công ty 26
1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty 26
2. Chức năng, nhiệm vụ củ công ty Artexport. 27
2.1. Chức năng. 27
2.2. Nhiệm vụ. 27
3. Cơ cấu tổ chức quyền hạn và nhiệm vụ của các bộ phận phòng ban. 28
3.1. Cơ cấu tổ chức của công ty . 28
Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh Artexport 28
3.2. Quyền hạn của công ty 29
3.3. Nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty . 29
II. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty 31
1. Đặc điểm mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu 31
2. Đặc điểm tiêu thụ của sản phẩm thủ công mỹ nghệ 33
3. Tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty . 34
3.1. Nguồn vốn của công ty 34
3.2 Nguồn nhân lực và công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực 36
3.3 Tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty . 36
4. Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty trong thời gian vừa qua(2000-2001) 47
5. Đánh giá chung về công tác hoạt động xuất khẩu của công ty . 48
5.1. Những điểm mạnh mà công ty đã đạt đựơc trong thời gian vừa qua. 48
5.2. Những điểm còn hạn chế (điểm yếu) của công ty 51
5.3. Những cơ hội và thách thức trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Artexport . 51


Chương III 55
Một số phương pháp và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu củA Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ – artexport 55
I. Một số phương hướng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu 55
1. Một số phương hướng và nhiệm vụ kinh doanh của công ty trong thời gian tới 55
1.1. Công tác sản xuất kinh doanh 56
1. 2 Công tác tổ chức cán bộ 58
2. Phương hướng đẩy mạnh xuất khẩu của Nhà nước 58
2.1) Phát huy thế mạnh ở trong nước và tận dụng tiềm năng ở bên ngoài để mở rộng quan hệ phấn công lao động và hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực. 58
2.2) Xây dựng qui hoạch phát triển các doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề và vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. 59
2.3) Giải quyết mọi vướng mắc về cơ chế, chính sách 59
2.4) Hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu 60
2.5) Hoàn thiện thủ tục xuất khẩu và chính sách thuế 60
2.6) Xây dựng một mô hình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu 60
2.7) Mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế vào hoạt động xuất khẩu 61
II. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ở công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ artexport. 61
1 Một số giải pháp vĩ mô từ phía nhà nước 61
2. Một số giải pháp vi mô từ phía công ty 63
2.1. Giải pháp về thị trường 63
2.2. Giải pháp về sản phẩm 68
2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh 71
2.4. Nâng cao trình độ nhiệp vụ kinh doanh, không ngừng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên 72
5. Tổ chức sản xuất hiệu quả gắn với sản xuất xuất khẩu 74
6. Hoàn thiện hơn công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu và bộ máy tổ chức của công ty 75
III.Một số kiến nghị với lãnh đạo Bộ Thương Mại và Nhà Nước 76
1. Tăng mức ưu đãi đầu tư sản xuất, kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ 76
2. Nhà nước phải có chính sách ưu đãi đối với các làng nghề, các nghệ nhân 77
3. Nhà nước cần chú trọng việc cung ứng nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ 78
4. Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung các nghị định cho vay vốn, nhất là vốn ưu đãi 79
5. Giảm nhẹ tiền cước vận chuyển và các lệ phí tại các cảng, cửa khẩu đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ 80
Kết luận 81
Chương I
Những vấn đề lý luận chung về hoạt động xuất khẩu
i. Bản chất và vai trò của xuất khẩu
1. Khái niệm
Trong mỗi một giai đoạn phát triển quan hệ kinh tế thì người ta đưa ra một
khái niệm về xuất khẩu khác nhau sao cho nó có thể phản ánh một cách toàn diện
sự nhận thức ở giai đoạn đó cũng như trình độ phát triển của nó.
Ngày nay, xuất khẩu được hiểu là việc bán hàng hoá hay hàng hoá hoặc
cung cấp dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh
toán, tiền tệ ở đây phải là ngoại tệ đối với một bên hay đối với cả hai bên.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trong một lĩnh vực, mọi điều kiện nền kinh tế
xã hội hàng tiêu dùng cho đến hàng sản xuất công nghiệp, từ máy móc thiết bị cho
tới các công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt động trao đổi đó nhằm mục tiêu
đem lại lợi ích cho các quốc gia.
2. Tính tất yếu của việc mở rộng hoạt động xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu là một yếu tố quan trọng để mỗi quốc gia phát triển
trình độ quản lý cũng như tiếp thu những khoa học cộng nghệ kỹ thuật mà nhân
loại phát minh ra chúng. Do những điều kiện kinh tế khác nhau mỗi quốc gia có
thế mạnh về một lĩnh vực này nhưng lại yếu về lĩnh vực khác. Để có thể dung hoà
được nguy cơ và lợi thế sử dụng tối đa các cơ hội sẵn có nhằm tạo ra sự cân bằng
trong qúa trình sản xuất và tiêu dùng giữa các quốc gia, điều này chỉ có thể giải
quyết được nhờ các hoạt động trao đổi quốc tế. Trong nghị quyết đại hội VII của
đảng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của kinh tế đối ngoại với nhiệm vụ ổn định và
phất triển kinh tế của đất nước cũng như phát triển khoa học kỹ thuật và công
nghệ. Công Ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ không nằm ngoài xu thế đó,
nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, lực lượng sản xuất còn thô sơ, thủ công,
lao động phần lớn nằm trong tình trạng nông nhà, xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ đã góp phần giải quyết tình trạng đó đồng thời nâng cao mức sống, tăng thu
nhập cho người dân, giải quyết việc làm cho từng hộ gia đình nông nhàn, không
bận mùa vụ, như vậy vẫn đảm bảo sản xuất mà có thu nhập, tránh tình trạng rối
việc gây ra nhiều tệ nạn xã hội. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ còn đóng góp
vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần
vào xây dựng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước qua đó xuất khẩu thủ công
mỹ nghệ có vai trò quan trọng đối với nước ta.
3. Vai trò của xuất khẩu
a.Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá hiện đại
hoá đất nước
Công nghiệp hoá với bước đi phù hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình
trạng cùng kiệt nàn lạc hậu nhưng công nghiệp hoá đòi hỏi phải có lượng vốn lớn để
nhập khẩu máy móc thiết bị kỹ thuật công nghệ tiên tiến.
Nguồn vốn nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn sau: Đầu tư nước
ngoài, vay nợ, các nguồn viện trợ, thu từ các hoạt động du lịch, dịch vụ thu ngoại
tệ trong nước.
Các nguồn như đầu tư nước ngoài, viện trợ hay vay nợ … có tầm quan trọng
không thể phủ nhận được, song việc huy động chúng không phải dễ dàng, hơn
nữa đi vay thường chịu thiệt thòi và phải trả về sau này.
Do vậy, xuất khẩu là nguồn vốn quan trọng nhất, xuất khẩu tạo tiền đề cho
nhập khẩu, quyết định đến quy mô tăng trưởng của nền kinh tế.
b.Xuất khẩu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển sản
xuất.
Có hai cách nhìn nhận về tác dụng của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế.
Một là: Xuất khẩu những sản phẩm thừa so với nhu cầu tiêu dùng nội địa.
Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển, sản xuất về cơ bản
chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ vào sự thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu
chỉ bó hẹp trong một phạm vi nhỏ và tăng trưởng chậm.
Hai là: Có thị trường thế giới là mục tiêu để tổ chức sản xuất và xuất khẩu,
quan điểm này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản
xuất, thể hiện ở các điểm sau.
 Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành có cùng cơ hội phát triển
chẳng hạn như khi phát triển sản xuất ngành thủ công mỹ nghệ thì kèm theo phát
triển ngành gốm sứ mây, tre đan …
 Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm góp phần ổn
định sản xuất, tạo lợi thế kinh doanh nhờ quy mô.
 Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào mở
rộng khả năng tiêu dùng của mỗi quốc gia. Vì ngoại thương cho phép một nước có
thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng lớn hơn nhiêù giới hạn sản xuất của
quốc gia đó.
 Xuất khẩu còn có vai trò thúc đẩu chuyên môn hoá, tăng cường hiệu
quả sản xuất của từng quốc gia, khoa học càng pháp triển thì sự phân công lao
động càng sâu sắc.
c. Xuất khẩu tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm cải thiện đời
sống nhân dân.
Xuất khẩu là công cụ giải quyết nạn thất nghiệp trong nước theo
INTERNATIONAL TRADE 1986 – 1990 ở mỹ và các nước công nghiệp phát
triển, xuất khẩu tăng lên được 1 tỷ USD thì sẽ tạo nên khoảng 35.000 – 40.000
chỗ làm trong nước, còn ở các nước đang phát triển như Việt Nam có thể tạo ra
hơn 50.000 chỗ làm.
d. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ
kinh tế đối ngoại
Hoạt động xuất khẩu là một hoạt động chủ yếu cơ bản và là hình thức ban
đầu của kinh tế đối ngoại, Từ đó nó thúc đẩy các mối quan hệ khác phát triển như
du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế … ngược lại sự phát triển của các ngành này sẽ
góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu phát triển.
4. Đối với doanh nghiệp
- Hoạt động xuất khẩu giúp cho doanh nghiệp phát triển là vấn đề sống còn
đối với doanh nghiệp ngoại thương. Mở rộng thị trường, đẩy mạnh số lượng hàng
hoá tiêu thụ trên thị trường quốc tế làm tăng tốc độ quay vòng vốn, có cơ hội mở
rộng quan hệ buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài trên cơ sở hai bên
cùng có lợi.
- Thông qua hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước tham gia vào
cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng, buộc doanh
nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường, từ đó đề ra
các giải pháp nhằm củng cố và nâng cao hiệu quả trong công tác quản trị kinh
doanh, đồng thời có ngoại tệ để đầu tư cho quá trình sản xuất cả về chiều rọng lẫn
chiều sâu.
- Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động,
tạo ra thu nhập ổn định, tạo ngoại tệ nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng, đáp ứng được
nhu cầu của nhân dân đồng thời thu được ngoại tệ.
- Mặt khác thị trường quốc tế là một thị trường rộng lớn, nó chứa đựng nhiều
cơ hội cũng như rủi ro, những doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường nếu thành
công có thể tăng cao thế lực, uy tín của doanh nghiệp mình trong cả nước và nước
ngoài, thành công doanh nghiệp lại có nhiều cơ hội để tái đầu tư phát triển sản
xuất. Qua các hợp đồng làm ăn kinh tế, các mối quan hệ của doanh nghiệp ngày
càng được mở rộng, thế lực và uy tín của doanh nghiệp không ngừng được nâng
cao.
5. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
Hoạt động xuất khẩu là một hoạt động rất phức tạp và chịu nhiều rủi ro, đặc
biệt có rất nhiều hình thức xuất khẩu, mỗi công ty cần lựa chọn cho mình hình
thức xuất khẩu phù hợp với hàng hoá, tiềm lực của doanh nghiệp mình để đảm bảo
điều kiện của hợp đồng, hai bên cùng có lợi.
5.1. Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu hàng hoá dịch vụ do chính doanh


4n9Dyn8E9K6bBXW
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status