Tiểu luận Phân tích mối liên hệ giữa chi đầu tư phát triển và lạm phát - pdf 12

Download Tiểu luận Phân tích mối liên hệ giữa chi đầu tư phát triển và lạm phát miễn phí



MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Chương 1: Cơ sở lý luận
1. Lạm phát 2
1.1. Khái niệm 2
1.2. Các loại lạm phát 3
1.3. Nguyên nhân của lạm phát 4
2. Chi đầu tư phát triển 6
2.1. Khái niệm chung 6
2.2. Các khoản chi đầu tư phát triển 6
2.3. Nguyên tắc chung về phân bổ chi đầu tư phát triển 7
Chương 2: Nội dung mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và lạm phát
1. Nguồn gốc của mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và lạm phát 8
2. Phân tích mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và lạm phát 12
Chương 3: Giải pháp nhằm tăng cường quản lý ngân sách nhà nước
1. Thực trạng quản lý ngân sách ở nước ta 21
1.1. Thực trạng thu chi ngân sách nhà nước 21
1.2. Những bất cập trong chi đầu tư phát triển 23
2. Các giải pháp tăng cường quản lý NSNN 25
3. Yêu cầu của chính sách chi đầu tư phát triển 30
4. Giải pháp để chi đầu tư phát triển hiệu quả 31
4.1. Giải pháp chung 31
4.2. Giải pháp cụ thể đối với chi đầu tư phát triển theo ngành kinh tế 33
KẾT LUẬN 35
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30905/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ền để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ có tác dụng nhất thời, cục bộ, còn tác hại của nó lại lâu dài và gây thiệt hại cho nền kinh tế. Nhận thức được ảnh hưởng này chính phủ nhiều nước đã cố gắng hạn chế hay từ bỏ biện pháp này.
Biện pháp đi vay để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước: đây là biện pháp được sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới. Nguồn vay không chỉ để bù đắp thiếu hụt NSNN, mà nó còn được sử dụng để cho vay lại hay giảm phát. Thông thường đi vay bao gồm: vay ngân hàng, vay dân và các tổ chức trong xã hội và vay nước ngoài.
Ưu điểm:
+ Đáp ứng được nhu cầu thiếu hụt ngân sách.
+ Góp phần rút bớt lượng tiền thừa trong lưu thông, trước mắt không có tác dụng làm bùng nổ lạm phát.
Nhược điểm:
+ Có trách nhiệm hoàn trả vốn, lãi khi đến hạn
+ Trong nhiều trường hợp kết quả đi vay không đạt mục tiêu như mong muốn
+ Khi vay ngắn hạn trong nước để bù đắp thiếu hụt trong chi thường xuyên của chính phủ sẽ phải trả lãi suất cao do đó dẫn đến nguy cơ lạm phát của chu kỳ sau è Đây chính là mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và lạm phát >> Mối quan hệ đồng biến: chi đầu tư phát triển tăng dẫn đến lạm phát tăng ở chu kỳ sau.
+ Đối với trường hợp vay nước ngoài thì gánh nặng nợ lãi đối với nước ngoài cũng nặng nề, nhất là khi sử dụng tiền vay kém hiệu quả
è Như vậy, biện pháp sử dụng nguồn vốn vay để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ có tác dụng tích cực hữu hiệu, giúp kinh tế phát triển bền vững, đồng thời tỷ lệ lạm phát ở mức vừa phải . Thì nguồn vốn vay phải được sử dụng cho mục đích đầu tư phát triển kinh tế, tuyệt đối không sử dụng vốn vay để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng. Tuy nhiên nguồn vốn vay sử dụng cho chi đầu tư phát triển cũng phải được sử dụng 1 cách có hiệu quả, có kế hoạch rõ ràng, tránh tình trạng đầu tư dài trải kém hiệu quả sẽ dẫn tới tình trạng kinh tế bất ổn, lạm phát tăng cao.
2. Phân tích mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và lạm phát
Ta có:
A: Thu thường xuyên
B: Chi thường xuyên
C: Chi đầu tư phát triển
D: Thâm hụt ngân sách
D = A - B - C
C tăng à D tăng
Khi D tăng >> nhà nước phải tìm kiếm nguồn để bù đắp thâm hụt >> Thông qua 2 cách:
1/ Phát hành thêm tiền
2/ Đi vay
Cả 2 biện pháp đều có những ưu nhược điểm riêng và đều tác động đến lạm phát, cụ thể:
Phát hành thêm tiền >> Lượng cung tiền vào chi đầu tư sẽ tăng lên >> Gía cả các công trình đầu tư sẽ tăng lên >> do cầu đầu tư tăng >> Gía trị đồng vốn giảm đi tương ứng >> Đồng tiền bị mất giá >> Lạm phát tăng cao. Không những thế, khi chính phủ phát hành thêm tiền để chi đầu tư >> Tạo công ăn việc làm cho người dân >> Thu nhập của họ ngày càng tăng >> Nhu cầu chi tiêu, sinh hoạt của họ cũng tăng lên >> Cầu hàng hóa tăng >> Gía cả hàng hóa tăng >> Lạm phát. Như vậy việc phát hành tiền đã gián tiếp tác động làm tăng lạm phát thông qua việc kích cầu.
Đi vay để bù đắp thâm hụt: phương án này có vẻ khả thi hơn so với phương án phát hành thêm tiền vì trước mắt nó không có tác dụng làm bùng nổ lạm phát. Nhưng về lâu dài nó cũng là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến lạm phát vì nếu chung ta sử dụng ngồn vay không có hiệu quả >> không thu lợi được từ việc sử dụng vốn vay trong khi đó vẫn phải trả lãi suất cho người cho vay >> Nợ chồng chất nợ >> Khi đến hạn trả nợ vay, chính phủ không có tiền >> Chính phủ phải thực hiện biện pháp đơn giản duy nhất là phát hành thêm tiền >> Và như vậy lại cũng làm cho lạm phát tăng cao.
Ta có thể thấy được mối quan hệ này thông qua các biểu đồ và bảng số liệu sau:
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tăng cung tiền (M2, % thay đổi)
25.5
17.6
24.9
29.5
29.7
33.6
39.0
Tín dụng (% thay đổi)
21.5
22.2
28.4
41.6
31.7
25.4
36.0
Tổng đầu tư xã hội (% GDP)
31.2
33.2
35.4
35.6
38.9
41.0
41.2
Thâm hụt ngân sách (% GDP)
-4.7
-4.5
-3.3
-4.3
-4.9
-5.0
-5.0
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI, %)
0.8
4.0
3.0
9.4
8.4
6.7
12.6
Thâm hụt thương mại (triệu USD)
481
-1054
-2581
-3854
-2439
-2776
-8227
Tóm lại: chi đầu tư phát triển và lạm phát có mối quan hệ đồng biến với nhau trong điều kiện kinh tế bình thường, thông qua các biện pháp tìm kiếm nguồn bù đắp thâm hụt ngân sách.
Tuy nhiên lạm phát có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế của một đất nước, tác động đó là tiêu cực hay tích cực và nếu là tác động tiêu cực thì chúng ta phải làm gì để kiềm chế lạm phát.
Ảnh hưởng của lạm phát đối với nền kinh tế:
- Trong quan niệm của nhiều người, lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế vì làm giảm năng suất lao động :
+Lạm phát bóp méo mức độ khan hiếm tương đối (phản ánh qua giá cả) của các nguồn lực sản xuất và do đó bóp méo các quyết định đầu tư và sự phân bổ các nguồn lực khan hiếm này.
+Lạm phát còn làm giảm mức khấu trừ thực tế cho phép trong thuế doanh nghiệp đối với khấu hao tài sản cố định và làm tăng giá thuê tư bản, do đó làm giảm tích lũy vốn, dẫn đến giảm năng suất.
Hàm lượng thông tin liên quan đến biến động giá cả giảm đi kể cả trong thời kỳ lạm phát ổn định. Như vậy, các nhà đầu tư thường có xu hướng mắc lỗi trong quyết định của mình và chọn những “gói” yếu tố sản xuất không phải là tối ưu, làm giảm hiệu quả kinh tế và ,do đó, giảm năng suất.
- Tuy nhiên không ít người lại lập luận rằng, lạm phát ở một mức nhẹ lại có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn, nhà kinh tế học Tobin cho rằng lạm phát làm cho nhà đầu tư tái phân bổ danh mục đầu tư của mình từ tiền sang chứng khóan, làm giảm lãi suất thực tế và do đó làm tăng đầu tư và nâng cao năng suất lao động. Ông lập luận cho rằng “một chút lạm phát giúp bôi trơn nền kinh tế” vì nó giúp thị trường lao động điều chỉnh cho phù hợp.
Một số khác cũng chỉ ra rằng nhu cầu tăng lên ổn định sẽ gây ra lạm phát ở mức nhẹ, là cái mà thực ra lại làm tăng, chứ không phải giảm năng suất lao động, và, do đó, tăng tốc độ tăng trưởng. Vì thế, động thái nhằm đạt mức lạm phát bằng không chẳng qua là chính sách trả trước ngay bây giờ cho nhiều thiệt hại hơn sau này.
- Từ một khía cạnh khác, một số người cho rằng, lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế nếu xét đến mối quan hệ giữa tính bất trắc của lạm phát trong tương lai với tăng trưởng sản lượng. Họ cho rằng tính bất trắc của lạm phát càng cao thì tăng trưởng sản lượng càng thấp. Sở dĩ có điều này bởi vì nhà sản xuất khai thác triệt để tính bất đối xứng về thông tin trên thị trường – thông tin có được của người tiêu dùng bị hạn chế so với nhà sản xuất – để tăng biên độ lợi nhuận, do đó làm tăng doanh thu kể cả cho những nhà sản xuất không thực sự hiệu quả. Việc phân bổ các nguồn lực sản xuất tới những nhà sản xuất không hiệu quả như vậy sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng.
Nhưng ngược lại với dòng lập luận này, một số nhà ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status