Tiểu luận Lạm phát và các biện pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2007 – 9/2010 - pdf 12

Download Tiểu luận Lạm phát và các biện pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2007 – 9/2010 miễn phí



Chính phủ có thể sử dụng để bù đắp cho thâm hụt ngân sách nhà nước là phát hành tiền. Biện pháp này trực tiếp làm tăng thêm cơ số tiền tệ, do đó tăng cung ứng tiền, đẩy tổng cầu lên cao và tăng tỷ lệ lạm phát. Vì thế, khi tỷ lệ thâm hụt ngân sách nhà nước tăng cao thì tiền tệ cũng sẽ tăng nhanh và lạm phát tăng.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30966/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

n. Lạm phát làm cho một nhóm này nhiều lợi nhuận trong khi nhóm khác bị thiệt hại nặng nề. Nhưng suy cho cùng, gánh nặng của lạm phát lại đè lên vai của người lao động, chính người lao động là người gánh chịu mọi hậu quả của lạm phát.
Tóm lại:
Mục tiêu kiềm chế lạm phát không đồng nghĩa với việc đưa tỷ lệ lạm phát bằng không. Bởi lẽ, lạm phát không hoàn toàn tiêu cực, nếu duy trì lạm phát ở một mức độ vừa phải, kiềm chế điều tiết được mức lạm phát đó thì có lợi cho sự phát triển kinh tế, lạm phát đó không còn là một căn bệnh nguy hiểm nữa mà nó lại trở thành một công cụ điều tiết kinh tế.
I.4 Các loại hình lạm phát
I.4.1 Thiểu phát
Thiểu phát trong kinh tế học là lạm phát ở tỷ lệ rất thấp. Đây là một vấn nạn trong quản lý kinh tế vĩ mô. Ở Việt Nam, nhiều người thường nhầm lẫn thiểu phát với giảm phát.
Không có tiêu chí chính xác tỷ lệ lạm phát bao nhiêu phần trăm một năm trở xuống thì được coi là thiểu phát. Ở Việt Nam thời kỳ 2002-2003, tỷ lệ lạm phát ở mức 3-4 phần trăm một năm nhiều nhà kinh tế học Việt Nam cho rằng đây là thiểu phát.
I.4.2 Lạm phát vừa phải
Lạm phát vừa phải đặc trưng bởi giá cả tăng chậm và có thể đoán biết trước được. Đối với các nước đang phát triển lạm phát ở mức một con số (lớn hơn 4%) được coi là lạm phát vừa phải. Với lạm phát vừa phải là mức lạm phát bình thường nền kinh tế trải qua và ít gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Trong trường hợp này, lạm phát không phải là mối lo ngại. Mọi người vẫn sẵn sang giữ tiền để thực hiện giao dịch và ký các hợp đồng dài hạn bằng đồng nội tệ.
I.4.3 Lạm phát phi mã (Lạm phát cao)
Lạm phát phi mã là tình trạng tăng mức giá chung của nền kinh tế với tốc độ hai hay ba chữ số một năm. Lạm phát phi mã là mức lạm phát nguy hiểm. Nếu nền kinh tế trong tình trạng lạm phát phi mã trong một thời gian dài sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng. Đồng tiền bị mất giá nhanh, người ta chỉ giữ tiền vừa đủ để thực hiện những giao dịch cần thiết cho nhu cầu hằng ngày. Tích trữ hàng hoá, mua bất động sản và sử dụng vàng và các đồng ngoại tệ mạnh để làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch có giá trị lớn và tích luỹ tài sản trở nên an toàn và được ưa chuộng. mức không kiểm soát được như trường hợp siêu lạm phát.
Việt Nam và các nước chuyển đổi từ cơ chế kế hoặch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường đều phải đối mặt với lạm phát phi mã trong những năm đầu thực hiện cải cách.
I.4.4 Siêu lạm phát
Siêu lạm phát là lạm phát "mất kiểm soát", tỷ lệ lạm pháp đặc biệt cao, một tình trạng giá cả tăng nhanh chóng khi tiền tệ mất giá trị. Không có định nghĩa chính xác về siêu lạm phát được chấp nhận phổ quát. Một định nghĩa đơn giản là chỉ số lạm phát hàng tháng từ 50% trở lên. Trong cách dùng không chính thức thì thuật ngữ này được áp dụng cho chỉ số lạm phát thấp hơn nhiều.
Siêu lạm phát có một số điều kiện để xảy ra như sau:
(1) Chỉ xuất hiện trong các hệ thống sử dụng tiền pháp định.
(2) Nhiều cuộc siêu lạm phát xuất hiện sau chiến tranh do sự căng thẳng của ngân sách chính phủ.
(3) Khủng hoảng nợ.
Đặc điểm chung của mọi nền kinh tế khi xảy ra siêu lạm phát là sự gia tăng quá mức của cung tiền, do tài trợ thâm hụt ngân sách quá lớn. Khi lạm phát cao xảy ra lại kéo theo tình trạng thâm hụt ngân sách trầm trọng hơn có thể không kiểm soát được. Do lạm phát cao dẫn đến giảm mạnh nguồn thu từ thuế tính theo phần trăm so với GDP từ đó tiếp tục làm tăng thâm hụt ngân sách và đẩy lạm phát tiếp tục leo thang. Người ta thường dùng bốn tiêu chí để xác định siêu lạm phát, đó là người dân không muốn giữ tài sản của mình ở dạng tiền; giá cả hàng hóa trong nước không còn tính bằng nội tệ nữa mà bằng một ngoại tệ ổn định; các khoản tín dụng sẽ tính cả mức mất giá cho dù thời gian tín dụng là rất ngắn; lãi suất, tiền công và giá cả được gắn với chỉ số giá và tỷ lệ lạm phát cộng dồn trong ba năm lên tới 100 phần trăm.
I.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát
I.5.1 Lạm phát cầu kéo :
Lạm phát cầu kéo xảy ra khi mức tổng cầu tăng nhanh hơn so với mức cung. Chúng ta có thể xem hình minh họa dưới đây:
P
AS
AD3
AD2
Y
AD1
Với đường tổng cung AS, khi tổng cầu (AD) dịch chuyển sang phải ( AD1 -> AD2 -> AD3 ), kéo theo giá cả tăng lên và lạm phát xảy ra.
Có nhiều lý do khác nhau làm cho tổng cầu gia tăng. Để thấy được vấn đề, chúng ta tách tổng cầu theo các thành phần chi tiêu trong nền kinh tế:
AD = C + I + G + ( X-M )
Trong đó: C là chi tiêu của người tiêu dùng
I là đầu tư
G là chi tiêu của chính phủ
X là xuất khẩu
M là nhập khẩu
Sự gia tăng tổng cầu có thể do người dân tiêu dùng nhiều hơn ( chẳng hạn do lãi suất giảm, thuế giảm, thu nhập tăng,… ); các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn ( do kỳ vọng tăng trưởng kinh tế trong tương lai); chính phủ tiêu dùng nhiều hơn do thực hiện đẩy mạnh các chính sách trợ cấp xã hội, chính sách kích cầu để phát triển kinh tế; tình trạng nhập siêu quá cao cũng dấn đến đường tổng cung dịch chuyển sang bên phải. Và lạm phát xảy ra khi tổng cầu tăng nhanh hơn tổng cung.
I.5.2 Lạm phát chi phí đẩy:
Lạm phát chi phí đẩy khi chi phí tăng một cách độc lập với tổng cầu.Chúng ta có thể xem hình minh họa dưới đây:
AS2
AS1
P
Y
Có thể xem xét các trường hợp chi phí đẩy sau:
Chi phí tiền lương: Nếu tiền lương tăng là do áp lực từ Công đoàn, từ chính sách điều chỉnh tăng lương của chính phủ. Đó là chi phí đẩy. Đường tổng cung dịch chuyển sang trái do chi phí tăng ( AS1 -> AS2 ), vì thế đẩy giá cả tăng.
Lợi nhuận: Nếu doanh nghiệp có quyền lực thị trường ( độc quyền, nhóm độc quyền), có thể đẩy giá tăng lên độc lập với tổng cầu để kiếm lợi nhuận cao hơn. (Ví dụ như OPEC).
Nhập khẩu lạm phát:
Trong nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp phải nhập một lượng không nhỏ nguyên nhiên vật liệu từ nước ngoài. Nếu chi phí của những nguyên liệu gia tăng do nhiều nguyên nhân không thuộc sự kiềm soát trong nước, thì khi đó doanh nghiệp phải chấp nhận mua nguyên vật liệu với giá cao. Một số nguyên nhân đó như:
Tỷ giá hối đóai: Nếu đồng nội tệ bị mất giá thì hàng hóa xuất khẩu trong nước sẽ trở nên rẻ hơn ở nướv ngoài, nhưng hàng hóa nhập khẩu lại trổ nên đắt đỏ hơn. Khi đó, các doanh nghiệp phải trả nhiều tiền hơn để nhập khẩu nguyên vật liệu.
Thay đổi giá cả hàng hóa: Nếu như có sự gia tăng giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới, thì các doanh nghiệp trong nước sẽ phải đối mặt với chi phí nhập khẩu hàng hóa cao hơn làm cho chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao.
Những cú sốc từ bên ngòai: Các cuộc khủng hoảng về nhiên liệu, nguyên vật liệu cơ bản như dầu mỏ, sắt thép,… cũng làm cho giá cả nhập khẩu của những lọai hàng hóa này tăng lên và đẩy chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao.
Thiếu hụt các nguồn tài nguyên: Khi các nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, không tránh khỏi giá cả dần dần sẽ tăng cao. Điều này làm tăng chi phí sản xuất kin...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status