Hỏi đáp xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ - pdf 12

Download Hỏi đáp xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ miễn phí



MỤC LỤC
 
I. RA QUYẾT ĐỊNH XUẤT KHẨU
1. Tại sao một doanh nghiệp phải xuất khẩu ?
2. Những lợi thế và rủi ro đối với các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu:
3. Một tiến trình xuất khẩu thông thường bao gồm những vấn đề gì ?
4. Những lỗi phổ biến mà nhà xuất khẩu thường gặp là gì ?
5. Những câu hỏi cần được trả lời trước khi ra quyết định xuất khẩu là gì ?
II. CHUẨN BỊ XUẤT KHẨU
6. Chiến lược và chính sách xuất khẩu của Chính phủ Việt Nam
7. Ai có thể trợ giúp nhà xuất khẩu nghiên cứu, lựa chọn thị trường, trả lời các câu hỏi về hàng hố cụ thể ?
8. Các yếu tố chủ yếu của một kế hoạch kinh doanh quốc tế là gì ?
9. Một số vấn đề cần chú ý khi xây dựng kế hoạch kinh doanh quốc tế:
10. Internet là gì và Internet có lợi như thế nào cho nhà xuất khẩu ?
11. Nhà xuất khẩu có thể truy cập mạng Internet như thế nào ?
III. TÌM KIẾM THỊ TRƯỜNG, TÌM KIẾM KHÁCH HÀNG
12. Nhà xuất khẩu phải xác định như thế nào để sản phẩm được chọn có thể bán trên thị trường ?
13. Sản phẩm có thể được bán trên những thị trường nước ngồi nào ?
14. Các cách thâm nhập vào một thị trường nước ngồi là gì ?
15. Các hệ thống kinh doanh và phân phối hàng hố trên thị trường thế giới.
16. Nhà xuất khẩu có thể tìm kiếm khách hàng qua những tổ chức nào ?
17. Tham gia hội chợ thương mại. Một biện pháp tiếp thị quan trọng.
18. Các chi phí thông thường để tham gia một hội chợ thương mại là gì ?
19. Các yếu tố chủ yếu dẫn tới thành công khi nhà xuất khẩu tham gia một hội chợ thương mại là gì ?
IV. CÁC VẤN ĐỀ VỀ VĂN HỐ
20. Các quy tắc về nghi thức kinh doanh khi tiến hành kinh doanh ở các nước khác nhau là gì ?
21. Có sự phân biệt nam nữ trong công việc kinh doanh ở nước ngồi hay không ?
22. Những biện pháp bảo vệ an tồn nào nên được thực hiện trước và khi ra nước ngồi ?
V. ĐẠI LÝ VÀ PHÂN PHỐI
23. Nhà xuất khẩu có thể thể hiện doanh nghiệp mình bằng cách nào trên thị trường nước ngồi ?
24. Một đại lý bán hàng giữ vai trò gì trong việc xuất khẩu ?
25. Những tiêu chí nào nên được sử dụng khi lựa chọn đại lý hoa hồng hay nhà phân phối ?
26. Hợp đồng đại lý bán hàng được xây dựng như thế nào ?
27. Các điều khoản riêng nào sẽ được đề cập đến trong hợp đồng đại lý hoa hồng và hợp đồng phân phối ?
28. Xét về phương diện pháp lý thì điều gì có thể xảy ra nếu hợp đồng phân phối hay đại lý hoa hồng chấm dứt ?
29. Nhà xuất khẩu có thể tìm kiếm thông tin về thay mặt của mình ở nước ngồi như thế nào ?
VI. KÝ KẾT HỢP ĐỒNG
30. Nhà xuất khẩu nên sử dụng những loại hợp đồng xuất khẩu nào ?
31. Các yếu tố chủ yếu của một hợp đồng xuất khẩu gồm những yếu tố nào ?
32. Incoterm là gì ?
33. Các vấn đề chung nhất đối với Incoterm là gì ?
34. Những chứng từ nào liên quan đến việc vận chuyển hàng hố ?
35. Các chứng từ nào có liên quan đến việc khai báo hải quan về hàng hố ?
36. Hàng hố có cần được bảo hiểm chuyên chở không ?
37. Nhà xuất khẩu phải kiểm tra những gì trước khi giao hàng cho người chuyên chở ?
38. Điều gì sẽ xảy ra nếu người mua không đồng ý với việc giao hàng ?
VII. CHẤT LƯỢNG
39. Tiêu chuẩn chất lượng là gì ?
40. Chất lượng là gì ?
41. ISO 9000 là gì ?
42. ISO 1400 là gì ?
43. Những việc mà một doanh nghiệp ở Việt Nam cần làm để có giấy chứng nhận ISO
44. Nhãn hiệu an tồn về môi trường
45. Nhà xuất khẩu định giá một sản phẩm như thế nào ?
46. Các bí quyết về đàm phán giá
47. Những điều mà người mua phải xem xét khi quyết định mua sản phẩm
48. Một nhà xuất khẩu chuẩn bị một bản giá chính xác như thế nào ?
49. Một nhà xuất khẩu nên trả lời thư, điện hỏi hàng như thế nào và một bản báo giá tốt rất cần bao gồm những chi tiết nào ?
50. Các sản phẩm nên được phân loại để tính giá xuất khẩu như thế nào ?
51. Một nhà xuất khẩu cần tính tốn như thế nào để mức giá tính được là mức giá cạnh tranh ?
52. Một nhà xuất khẩu có thể nhận được giá sản phẩm ở các nước khác nhau tại đâu ?
53. Giá hàng xuất khẩu bao gồm những yếu tố nào ?
VIII. VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH VÀ THANH TỐN TIỀN HÀNG
54. Đánh giá nhu cầu cấp vốn xuất khẩu như thế nào ?
55. Làm thế nào để giảm các chi phí ?
56. Làm cách nào để nhà xuất khẩu có thể trang trải chi phí mua nguyên liệu thô ?
57. Làm thế nào để một nhà xuất khẩu có thể chọn được một ngân hàng phù hợp nhất để xin cấp vốn xuất khẩu ?
58. Các nhà xuất khẩu cần chuẩn bị những giấy tờ gì để vay tiền của ngân hàng ?
59. Nhà xuất khẩu đưa ra cái gì để làm vật đảm bảo hay thế chấp ?
60. Các điều khoản thanh tốn nào được áp dụng cho các nhà xuất khẩu ?
61. Thư tín dụng là gì và nhà xuất khẩu có thể sử dụng chúng như thế nào khi xuất khẩu ?
62. Những vấn đề nào thường gặp trong quá trình mở thư tín dụng ?
63. Làm thế nào để một nhà xuất khẩu có thể bảo đảm được thanh tốn tiền hàng theo thư tín dụng ?
64. Thư tín dụng có thể dùng vào mục đích gì nữa không ?
65. Nhà xuất khẩu thường gặp những rủi ro nào khi tỷ giá hối đốn biến động ?
66. Làm thế nào để ngăn ngừa rủi ro một cách tốt nhất ?
67. Làm thế nào để đánh giá độ tin cậy về tài chính của một khách hàng nước ngồi ?
68. Làm thế nào để nhà xuất khẩu được thanh tốn ngay sau khi gia hạn tín dụng thương mại cho người mua nước ngồi ?
69. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là gì và tác dụng của nó như thế nào ?
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30791/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

h giám định, kiểm tra để xác định xem liệu sản phẩm mẫu có phù hợp với các tiêu chuẩn cần thiết không. Những khách hàng lớn có thể cử các chuyên gia kỹ thuật đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của nhà cung cấp để đảm bảo rằng những nhà cung cấp này có khả năng cung cấp sản phẩm với chất lượng ổn định. Để giám sát các vấn đề phát sinh từ việc đánh giá khách quan và chi phí cao mà người mua phải chịu khi đánh giá hệ thống chất lượng của nhà cung cấp, nhu cầu phổ biến về hệ thống đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đã được thông qua và coi như một tài liệu tham khảo hay tiêu chuẩn để đánh giá bất kỳ hệ thống chất lượng nào. Hệ thống chất lượng do vậy phải tồn diện nhằm đáp ứng được các mục tiêu về chất lượng và phải được thiết kế để thỏa mãn các nhu cầu quản lý nội bộ của đơn vị. Các định nghĩa liên quan đến “chất lượng” mà tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) đưa ra là:
Chất lượng là tồn bộ các đặc tính của một thực thể có khả năng thỏa mãn các nhu cầu được đề ra bởi các đặc tính đó.
Chính sách về chất lượng là tồn bộ các dự định và định hướng của một tổ chức có liên quan đến chất lượng được chính thức thể hiện bởi các cấp quản lý hàng đầu.
Quản lý chất lượng là những hoạt động của tồn bộ chức năng quản lý nhằm xác định chính sách về chất lượng, mục đích và trách nhiệm, việc thực thi chúng bằng các biện pháp như lập kế hoạch về chất lượng, giám sát chất lượng, đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng trong hệ thống của nó.
Giám sát chất lượng là các kỹ năng hoạt động và hoạt động được sử dụng để đáp ứng các đòi hỏi về chất lượng.
Đảm bảo chất lượng là mọi hoạt động có kế hoạch, có hệ thống được thực thi theo hệ thống chất lượng được thể hiện theo nhu cầu nhằm tạo sự tin tưởng chắc chắn rằng thực thể này sẽ đáp ứng các yêu cầu về chất lượng.
Dây chuyền chất lượng là những chức năng và là một phần của những dây chuyền công nghiệp có ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, giám định, bán hàng, dịch vụ nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, thiết kế chế tạo, mua bán và sản xuất.
41. ISO 9000 là gì ?
Hệ thống ISO 9000 là bộ tài liệu thống nhất về các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng chung có thể áp dụng cho các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ và có thể sử dụng dễ dàng phù hợp với bất kỳ hệ thống hiện hành nào nhằm giúp các doanh nghiệp giảm chi phí nội bộ, nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng suất để tiến tới chất lượng hồn hảo và không ngừng nâng cao chất lượng. Một bộ ISO 9000 không phải là một bộ tiêu chuẩn sản phẩm, cũng không phải là các tiêu chuẩn cụ thể của ngành. Mỗi một tài liệu của nó là sự mô tả một kiểu chất lượng sử dụng trong các ứng dụng khác nhau.
Tiêu chuẩn ISO 9000 được ban hành có bốn phần có tên là ISO 9000-1, ISO 9000-2, ISO 9000-3 và ISO 9000-4 và được coi như công cụ để nhận biết và xác định nguồn gốc các tiêu chuẩn ISO còn lại.
ISO 9001 là một tài liệu hồn thiện nhất trong bộ tài liệu đó. ISO 9001 được áp dụng cho các doanh nghiệp tham gia thiết kế, phát triển, sản xuất, lắp ráp và dịch vụ. Nó quy định một hệ thống chất lượng để sử dụng khi hợp đồng yêu cầu thể hiện năng lực của nhà cung cấp thiết kế, sản xuất, lắp ráp và dịch vụ đối với sản phẩm. ISO 9001 cũng đề cập đến các lĩnh vực như phát hiện và sửa chữa thiếu sót trong sản xuất, đào tạo nhân viên, quản lý dữ liệu và chứng từ.
ISO 9002 áp dụng cho các doanh nghiệp không có hoạt động thiết kế. Nó quy định việc đảm bảo chất lượng trong sản xuất, lắp đặt và cung cấp dịch vụ.
ISO 9003 áp dụng cho tất cả các công ty và vạch ra một mô hình của hệ thống chất lượng giám định và kiểm tra cuối cùng.
ISO 9004 quy định các yếu tố chất lượng đã được đề cập trong các bộ tài liệu trước một cách chi tiết hơn. Nó đưa ra các hướng dẫn về quản lý chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng cần thiết để phát triển và tiến hành một hệ thống chất lượng.
Các doanh nghiệp nhận được giấy chứng nhận ISO 9000 từ một cơ quan cấp phép được chuẩn y thông qua một sự kiểm tra khắt khe để đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn ISO 9000 tương ứng. Bộ ISO 9000 ngày càng trở nên quan trọng trong những năm vừa qua do các nhà xuất khẩu thấy rằng việc tuân theo những tiêu chuẩn này, mặc dù không phải là bắt buộc, đã trở thành vấn đề quan trọng cho sự thành công trên thị trường nước ngồi. Khách hàng trên tồn thế giới ngày càng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng và đòi hỏi những tiêu chuẩn chất lượng này phải đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu. Trong tương lai gần, theo sự đánh giá về xu hướng của thị trường quốc tế, bộ ISO 9000 sẽ trở thành tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng được quốc tế công nhận.
Việc nhận được giấy chứng nhận về ISO 9000 sẽ làm tăng lợi nhuận trên thị trường quốc tế cũng như tăng cường ấn tượng của khách hàng đối với chất lượng công ty, năng suất và lợi nhuận được nâng cao, giảm bớt sự phàn nàn của khách hàng. Các nhà cung cấp hàng xuất khẩu phải nhận thức rằng chính họ có thể được yêu cầu phải có giấy chứng nhận ISO 9000. Nhiều khi, việc được chứng nhận ISO 9000 đem lại tác động quan trọng đòi hỏi tất cả các nhà cung cấp của các nhà cung cấp cũng phải có giấy chứng nhận đó.
Việc kiểm tra và cấp giấy chứng nhận ISO 9000 cho một doanh nghiệp có thể là một quá trình tốn kém đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và thời gian chuẩn bị của các công ty thường cần từ 6 đến 12 tháng. Rất nhiều công ty có khuynh hướng cho rằng chi phí đó sẽ được bù lại bởi lợi nhuận thu được và hình ảnh mà họ sẽ có được trên thị trường quốc tế. Việc cấp giấy chứng nhận ISO 9000 có thể không phải lúc nào cũng cần đối với một sản phẩm cụ thể dự kiến xuất khẩu. Nhà xuất khẩu do đó phải nghiên cứu và nếu cần, cùng với sự giúp đỡ của nhà tư vấn, xem xét các lợi ích trong và ngồi nước và hoạch định chiến lược của họ.
42. ISO 1400 là gì ?
Đây là bộ tài liệu đầu tiên về tiêu chuẩn quốc tế của hệ thống quản lý môi trường do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành. ISO 14001 cung cấp các yếu tố về hệ thống quản lý môi trường hữu hiệu có thể hòa nhập với các yêu cầu về quản lý khác, do đó giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu về kinh tế và môi trường. Hệ thống ISO 14001 cho phép một đơn vị xây dựng và đánh giá hiệu quả việc thiết kế, thực hiện chính sách và mục tiêu môi trường và chứng minh sự thực hiện đó. Ngồi ra, khác với những tài liệu nhằm cung cấp sự hướng dẫn chung về thực hiện và nâng cao hệ thống quản lý môi trường. ISO 14001 quy định những yêu cầu về việc cấp giấy chứng nhận và tự khai báo đối với hệ thống quản lý môi trường của doanh nghiệp. Việc tuân theo các tiêu chuẩn đã quy định sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Mục đích chính của bộ ISO 14000 là nhằm thúc đẩy vi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status