Thực trạng và giải pháp về vấn đề lạm phát của Việt Nam trong những năm vừa qua - pdf 12

Download Đề tài Thực trạng và giải pháp về vấn đề lạm phát của Việt Nam trong những năm vừa qua miễn phí



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
MỤC LỤC 3
CHƯƠNG I 4
LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẠM PHÁT 4
1.1. Những quan điểm về lạm phát. 4
1.2. Đo lường lạm phát. 5
1.2.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): 5
1.2.2. Chỉ số giá điều chỉnh GDP (DGDP). 6
1.3. Nguyên nhân của lạm phát. 6
1.3.1. Theo mô hình tổng cung – tổng cầu. 6
1.3.2. Các nguyên nhân của lạm phát từ phía tiền tệ. 8
1.4. Tác động của lạm phát tới nền kinh tế. 9
1.4.1. Tác động tích cực. 9
1.4.2. Các hiệu ứng tiêu cực. 10
1.5. Giải pháp kiềm chế lạm phát. 12
1.6. Những biện pháp chiến lược. 13
CHƯƠNG II 14
TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM 14
GIAI ĐOẠN 2000-2008 14
2.1. Tình hình lạm phát giai đoạn 2000 – 2001. 15
2.1.1. Thực trạng. 15
2.1.2 Nguyên nhân của lạm phát. 15
2.1.3 Giải pháp. 17
2.2. tình hình lạm phát giai đoạn 2002-2006. 18
2.2.1. Nguyên nhân. 19
2.2.2. Các giải pháp kiềm chế lạm phát. 22
2.3. tình hình lạm phát giai đoạn 2007 – 2008. 25
2.3.1. Thực trạng: 25
2.3.2. Nguyên nhân. 26
2.3.3. Giải pháp. 29
CHƯƠNG III 36
NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ HOÀN THIỆN CÁC GIẢI PHÁP 36
3.1. Diễn biến kinh tế. 36
3.2. Giải pháp cho thời gian tiếp theo. 37
3.2.1. Các giải pháp trước mắt: 37
3.2.2. Các giải pháp dài hạn: 39
KẾT LUẬN 41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30833/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

bắt đầu hội nhập sâu rộng với nền kinh tế quốc tế, nên lạm phát của Việt Nam không chỉ bị tác động bởi các nhân tố trong nước mà còn bị ảnh hưởng bởi các nhân tố từ ngoài nước, và có diễn biến phức tạp, các yếu tố tác động đan xen nhau, nên việc phân tích, đánh giá và tìm ra nguyên nhân để có giải pháp phù hợp là rất cần thiết.
Qua dãy số liệu về chỉ số giá CPI tại biểu đồ trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay có thể được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 2000-2001 là giai đoạn thiểu phát; Giai đoạn 2002-2006 là giai đoạn lạm phát vừa phải; và giai đoạn 2000-2008 là giai đoạn lạm phát tăng cao. Việc chia ra làm 3 giai đoạn để phân tích xác định những nguyên nhân chủ yếu và giải pháp đối với lạm phát của mỗi giai đoạn.
Mặc dù có nhiều phương pháp phân tích nguyên nhân của lạm phát như đã nêu ở Phần I, nhưng nhóm phân tích lựa chọn cách tiếp cận dựa trên mô hình tổng cung - tổng cầu là phương pháp cơ bản để phân tích và đánh giá. Đồng thời, do hệ thống thống kê số liệu của Việt Nam còn nhiều hạn chế, nên nhóm phân tích coi CPI là chỉ tiêu lạm phát và coi dãy số liệu CPI là thuần nhất, mặc dù trên thực tế, rổ hàng hoá và tỷ trọng của từng nhóm hàng trong CPI có nhiều thay đổi qua các thời kỳ.
2.1. Tình hình lạm phát giai đoạn 2000 – 2001.
2.1.1. Thực trạng.
Trong khi tốc độ tăng GDP đã được cải thiện, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 6,77%, cao hơn so với mức 5,3% của bình quân 2 năm trước đó, nhưng nền kinh tế trong thời gian này lại rơi vào trạng thái thiểu phát. Trong nhiều tháng của 2 năm này chỉ số giá tiêu dùng CPI giảm so với tháng trước. Đây là hiện tượng chưa từng xảy ra đối với nền kinh tế Việt Nam.
Bảng 1: Chỉ số giá tiêu dùng năm 2000, 2001
Tháng
Năm
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
2000
0,4
2,0
0,9
0,2
-0,4
-1
-1,6
-1,5
-1,7
-1,6
-0,7
-0,6
2001
0,4
0,7
0
-0,5
-0,7
-0,7
-0,9
-0,9
-0,4
-0,4
-0,2
0,8
2.1.2 Nguyên nhân của lạm phát.
2.1.2.1. Các nguyên nhân tác động đến tổng cầu:
P ASSR
P0 A
P1 B
AD0
AD1
Y1 Y0 Y
- Nền kinh tế thế giới ở thời kỳ suy thoái do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ liên tiếp xảy ra ở các khu vực Châu Á (1997-1998), một số nước Châu Âu (1998) và Châu Mỹ La tinh (1999), đặc biệt sau sự kiện ngày 11/9/2001 ở Mỹ, làm thị trường hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam bị thu hẹp. Việc xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực tuy tăng lượng nhưng giá thế giới lại giảm làm giảm giá trị xuất khẩu, như cà phê tăng 24% về lượng nhưng giảm 23% về giá trị, gạo tăng 2,1% về lượng nhưng giảm 11,8% về giá trị. Việc giảm giá trị xuất khẩu tác động đến xuất khẩu ròng, đường tổng cầu dịch trái và giá cả giảm.
LM*2 LM*0 LM*1
r
r
IS*1 IS*o
Y2 Yo Y1 Y
- Đồng thời, trong giai đoạn này, lãi suất trên thế giới tăng, nhiều khi cao hơn lãi suất trong nước, làm giảm đầu tư (năm 2000 thâm hụt 754 triệu USD), đường IS* dịch chuyển sang trái, r* tăng làm giảm cầu tiền, đường LM* dịch phải. Tỷ giá giảm xuống. Tuy nhiên, để khuyến khích xuất khẩu, NHNN vẫn cần thực hiện duy trì tỷ giá ổn định nên phải can thiệp thị trường làm LM* dịch trái. Thu nhập giảm và tỷ giá không đổi. Điều này tác động làm giảm tổng cầu, giá cả giảm.
- Chi tiêu của Chính phủ chậm do nhiều dự án chậm được giải ngân, trong khi đó chi ngân sách của Chính phủ vượt dự toán trong 4 năm liên tiếp (1998-2001) cũng là những nhân tố làm đường tổng cầu dịch trái và giá cả giảm.
2.1.2.2. Các nguyên nhân tác động đến tổng cung:
P AS0 AS1
P0 A
P1 B
AD
Y0 Y1 Y
- Giá cả các nguyên liệu đầu vào trên thế giới như giá dầu mỏ, giá lương thực thực phẩm giảm mạnh do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Đặc biệt là chỉ số giá lương thực thực phẩm trong 2 năm này liên tục âm như Biểu đồ CPI ở trên, trong khi tỷ trọng của nhóm hàng này chiếm đến 47,9% trong “giỏ” hàng hoá tiêu dùng của Việt Nam. Giá dầu cũng liên tục giảm, từ mức khoảng 30 USD/thùng đầu năm 2000 xuống còn 19,5 USD/thùng vào cuối năm 2001. Giá cả chi phí đầu vào giảm là nhân tố tác động làm tăng tổng cung, đường AS dịch phải, nền kinh tế di chuyển từ điểm A tới điểm B, kết quả là giá cả giảm.
- Việc áp dụng các chính sách thuế mới như VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp đã loại trừ được chồng chéo trong tính toán, điều tiết thu nhập khoa học, từng bước khuyến khích các thành phần kinh tế điều tiết sản xuất kinh doanh, làm tăng cung, đường AS dịch chuyển phải và giá cả giảm nhưng nền kinh tế đạt mức tăng trưởng (đồ thị trên).
2.1.3 Giải pháp.
Nền kinh tế thiểu phát sẽ kéo theo sản suất đình trệ và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Vì vậy, trong giai đoạn này, Chính phủ đã thực hiện các giải pháp để khắc phục tình trạng thiểu phát, cụ thể:
2.1.3.1. Thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng thông qua một loạt các biện pháp:
Tác động của tăng cung tiền
r LM0 LM1
 r0 A
r1 B
IS
Yo Y1 Y
P AS

P1 A
P0 B
AD1
AD0
Y0 Y1 Y
- Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND từ 5% xuống còn 3% vào tháng 5/2001 để khuyến khích tăng lãi suất huy động VND. Đồng thời, trong khoảng thời gian từ tháng 11/2000 đến tháng 5/2001, để hạn chế tác động của lãi suất quốc tế đối với thị trường Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước (sau đây viết tắt là NHNN) đã tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng USD 3 lần từ 5% lên 15%. Đến tháng 12/2001, do tình trạng lãi suất VND thấp hơn lãi suất ngoại tệ, NHNN đã điều chỉnh giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ xuống 10%.
- Liên tục điều chỉnh giảm lãi suất tái cấp vốn của NHNN đối với các tổ chức tín dụng (sau đây viết tắt là TCTD) xuống còn 0,4%/tháng. Thực hiện 4 lần điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản từ mức 0,75%/tháng xuống còn 0,6%/tháng. Điều chỉnh giảm mạnh 2 lần đối với trần lãi suất huy động ngoại tệ của pháp nhân tại các TCTD từ mức 3,5%/năm loại trên 6 tháng xuống mức 1%/năm.
2.1.3.2. Thực hiện các biện pháp kích cầu của Chính phủ:
- Điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu, qua đó làm tăng thu nhập khả dụng của dân cư, tăng tổng cầu làm đường AD dịch phải, làm tăng thu nhập và tăng mức giá cả chung. Đồng thời, việc điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu cũng làm tăng chi phí sản xuất, tác động làm đường AS dịch trái làm tăng giá.
- Bên cạnh việc điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu, Chính phủ thực hiện biện pháp giảm giờ làm từ 48 tiếng/tuần xuống còn 40 tiếng/tuần. Như vậy, chi phí thực tế trả lương cho người lao động tăng lên, làm tăng chi phí sản xuất chung, đường IS dịch trái làm tăng giá.
2.2. Tình hình lạm phát giai đoạn 2002-2006.
Trong giai đoạn 2002-2006, lạm phát Việt Nam duy trì mức tăng 1 con số. Đây là mức tăng trưởng có thể nói là phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, nhờ vậy đã góp phần tích cực làm kinh tế Việt Nam giai đoạn này duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2002-2006 là 7,7%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 6,45% của 5 năm trước 1997-2001.
Bảng 2: Tốc độ tăng CPI và GDP 2000...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status