Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh - pdf 12

Download Chuyên đề Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh miễn phí



Mục lục
Chương 1: Vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp 03
I, Tầm quan trọng của vốn trong nền kinh tế thị trường 03
1. Khái niệm về vốn kinh doanh 03
2. Các loại vốn kinh doanh 04
3. Các bộ phận cấu thành vốn của doanh nghiệp 06
4. Vai trò của vốn kinh doanh 09
II, Đánh giá tình hình khả năng thanh toán của doanh nghiệp 10
III, Bảo toàn vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp 11
1. Quan điểm và các chỉ tiêu xác định hiệu quả vốn kinh doanh 12
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 13
2.1. Các chỉ tiêu tổng hợp 13
2.2. Các chỉ tiêu cá biệt 15
3. Các nhân tổ ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn 19
4. Các biện pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn 20
Chương II: Thực trạng về vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh 24
I, Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh 24
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh 24
1.2. Đặc điểm hoạt động và tổ chức sản xuất của Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh 25
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Dược thảo
Phúc Vinh 27
II, Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong một số năm qua của Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh 29
1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh 32
2. Khả năng thanh toán của Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh 34
3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh 36
3.1. Đánh giá chỉ tiêu tổng hợp sử dụng vốn của Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh 37
3.2. Các chỉ tiêu cá biệt 38
III, Đánh giá ưu điểm và những mặt tồn tại Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh. 41
Chương III: Những phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh 44
I, Phương hướng chung để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh 44
II, Những biện pháp kiến nghị nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh. 45
III, Điều kiện để thực hiện các biện pháp đó 51
KẾT LUẬN 54
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30792/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

hân tố khác
Chính sách vĩ mô của nhà nước tác động một phần không nhỏ vào hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Cụ thể hơn từ cơ chế giao vốn, đánh giá tài sản cố định, thuế vốn, thuế doanh thu đến chính sách cho vay, bảo hộ… đều có thể làm tăng hay giảm hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp.
Kỹ thuật sản xuất mặc dù là tác động gián tiếp nhưng những biến động về kỹ thuật sản xuất trên thế giới vẫn giữ vai trò cố định trong việc sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp.
Biến động về thị trường chịu tác động lớn nhất của nhân tố này là các doanh nghiệp mà nguồn nguyên liệu chủ yếu là nhập ngoại thông thường thì là những biến động về số lượng giá cả là tác động lớn nhất tới kế hoạch vốn lao động của doanh nghiệp.
Biến động về thị trường đầu ra có thể coi đây là một nhân tố trực tiếp tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là trong điều kiện hiện nay trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt. Nếu nhu cầu về sản phẩm cùng loại trên thế giới cũng như láng giềng tăng lên, doanh nghiệp có điều kiện tiêu thụ sản phẩm của mình để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận qua đó để tăng hiệu quả tiêu thụ sản phẩm và đảm bảo sự ăn khớp giữa các bộ phận sản xuất kinh
doanh nhằm tạo ra những sản phẩm và dịch vụ tốt.
Các doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cần:
+ Xử lý nhanh những tài sản cố định không sử dụng, hư hỏng nhằm thu hồi vốn nhanh, bổ sung thêm vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý, khai thác tối đa và nâng cao công suất làm việc của máy móc, thiết bị, sử dụng triệt để diện tích sản xuất và giảm chi phí khấu hao trong giá thành sản phẩm.
+ Phân cấp quản lý tài sản cố định cho các bộ phận sản xuất nhằm nâng cao trách nhiệm vật chất trong sử dụng tài sản cố định.
Đối với tài sản lưu động, vốn lưu động biện pháp chủ yếu mà mọi doanh nghiệp áp dụng là:
+ Xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho từng thời kỳ sản xuất kinh doanh nhằm huy động hợp lý các nguồn vốn bổ sung.
+ Quản lý chặt chẽ việc tiêu dùng vật tư theo định mức nhằm giảm chi phí nguyên vật liệu trong giá thành.
+ Tổ chức tốt quá trình quản lý lao động, tăng cường biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng các hình thức khen thưởng vật chất và tinh thần xứng đáng với người lao động.
+ Tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản phẩm nhằm thu hồi vốn nhanh để tái sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Xây dựng tốt mối quan hệ với khách hàng nhằm củng cố uy tín trên thị trường. Trong mối quan hệ thanh toán cần hạn chế các khoản nợ đến hạn hay quá hạn chưa đòi được, hạn chế tình trạng công nợ dây dưa, không có khả năng thanh toán.
+ Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh.
Trong sự cạnh tranh khốc liệt sống còn của nền kinh tế thị trường thì sự đổi
mới máy móc thiết bị, ứng dụng của khoa học kỹ thuật vào sản xuất là rất quan trọng. Việc áp dụng công nghệ kỹ thuật mới vào cho phép tạo ra những sản phẩm chất lưọng tốt giá thành hạ. Khi áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới doanh nghiệp rút ngắn được chu kỳ sản xuất, giảm tiêu hao nguyên vật liệu hay vật liệu thay thế nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn, tiết kiệm được chi phí vật tư, hạ giá thành sản phẩm.
+ Tổ chức tốt công tác kế toán và phân tích hoạt động kinh tế
Qua số liệu kế toán đặc biệt là các báo cáo tài chính kế toán như bảng tổng kết tài sản và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp thường xuyên nắm được số liệu vốn hiện có cả về mặt giá trị và hiện vật, nguồn hình thành và các biến động tăng giảm vốn trong kỳ, tình hình và khả năng thanh toán…Nhờ đó doanh nghiệp đề ra các giải pháp đúng đắn để kịp thời xử lý các vấn đề tài chính nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra đều đặn nhịp nhàng.
Trên đây là một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Quá trình sản xuất kinh doanh là một quá trình thông suốt có quan hệ thông suốt với nhau do đó doanh nghiệp phải sử dụng các biện pháp trên một cách tổng hợp, hợp lý có hiệu quả.
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
TẠI CÔNG TY TNHH DƯỢC THẢO PHÚC VINH
I.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh được thành lập vào ngày 17 tháng 4 năm 2003. Trụ sở chính của Công ty đặt tại Số 22/183 Hoàng Văn Thái - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội với diện tích đất kinh doanh là 4.359 mét vuông. Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh là Công ty TNHH, hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, tự chủ về mặt tài chính.
Công ty có Giấy phép Đăng ký kinh doanh Số 0102008349 do Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 17 tháng 4 năm 2003 với ngành nghề kinh doanh là: Thu mua, chế biến dược liệu. Sản xuất kinh doanh dược phẩm, sản xuất kinh doanh thực phẩm chức năng.
Hiện nay, số lượng sản phẩm sản xuất của Công ty có trên 30 mặt hàng, tất cả các mặt hàng này đều được Bộ Y Tế cấp số đăng ký chất lượng. Để phục vụ tốt hơn nhu cầu điều trị của nhân dân Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh đã thiết lập mạng lưới lưu thông phân phối trên toàn quốc với phương châm “Chất lượng -An toàn - Hiệu quả” để ngày càng thoả mãn khách hàng. Sản phẩm của Công ty có mặt ở khắp nơi trên thị trường cả nước với các chủng loại phong phú như các loại thuốc dạng viên nén, viên nang, viên bao đường, viên bao phim theo tiêu chuẩn Dược điển III, các loại thuốc dạng nước như siro Ho….
Thị trường tiêu thụ hiện nay của Công ty chủ yếu là nội địa mà cụ thể là ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Công ty TNHH Dược Thảo Phúc Vinh đã thiết lập mạng lưới lưu thông phân phối trên toàn quốc với 2 chi nhánh:
Chi nhánh Hồ Chí Minh: 134/1 Tô Hiến Thành, P 15, Quận 10, TP.HCM
Chi nhánh Đà Nẵng: 199 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng
Khách hàng của Công ty gồm có: khách hàng là những cá nhân người tiêu dùng, khách hàng là các tổ chức, bệnh viện, các dịch vụ khám chữa bệnh, các công ty thương mại, các nhà bán buôn…
Trong cơ chế thị trường, trước xu thế khu vực hoá và quốc tế hoá ngày càng lan rộng, tình hình cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt, đối thủ cạnh tranh chính của Công ty là các sản phẩm ngoại nhập với chất lượng khá cao, chủng loại mặt hàng đa dạng. Bên cạnh đó, Công ty cũng phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp sản xuất thuốc đã đạt được tiêu chuẩn GMP ASEAN và đang hướng tới tiêu chuẩn GMP WHO. Những doanh nghiệp ngày đang hoạt động tiếp thị, marketing nhằm mở rộng thị trường, thu hút các khách hàng của Công ty. Tuy vậy dưới sự cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên, Công ty luôn khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.
Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh thành lập từ tháng 4 năm 2003 nhưng đến năm ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status