Tiểu luận Các xu hướng phát triển của thương mại quốc tế - pdf 12

Download Tiểu luận Các xu hướng phát triển của thương mại quốc tế miễn phí



Vào thời điểm năm 1998 cả thế giới có 53.607 công ty mẹ với 448.917 công ty con( nguồn world investment report 1998 p 3.4). Lĩnh vực đầu tư chủ yếu là công nghiệp nặng. Đến năm 2006 trên thế giới có khoảng hơn 65.000 tập đoàn xuyên quốc gia với gần 850.000 chi nhánh ở nước ngoài. TNCs tập chung chủ yếu ở các nước phát triển, các nước đang phát triển chỉ chiếm 1/5 số TNCs trên thế giới. Riêng các nước Tây Âu đã chiếm 3/5 số TNCs của toàn thế giới. TNCs lớn nhất tập chung phần lớn vào các quốc gia là Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan, Anh, Đức, Pháp.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30741/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

bị phụ thuộc vào các mối quan hệ với bên ngoài.
B. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
1. Sự phát triển của khoa học công nghệ
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đầu thế kỉ XX đã đem lại những biến đổi to lớn, sâu sắc trong sản xuất và đời sống con người. cuộc cách mạng khoa học công nghệ tạo ra cơ sở vật chất - kỹ thuật của một nền kinh tế phát triển cao hơn hẳn nền kinh tế công nghiệp, được gọi với những tên khác nhau: kinh tế sau công nghiệp, kinh tế số hóa, kinh tế thông tin, kinh tế tri thức.
Khó có thể kể hết mọi thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ, nhưng thành tựu vừa có tính cơ bản, vừa có tính tổng hợp của nó là máy điều khiển tự động có khả năng làm công việc trí óc trong chức năng điều khiển con người. Các máy điều khiển tự động đã mở ra hai công nghệ mới có quan hệ mật thiết với nhau, xâm nhập lẫn nhau, ứng dụng rộng rãi không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong cả hầu hết các lĩnh vực kinh tế-xã hội đó là công nghệ tự động hoá và công nghệ thông tin.
Như vậy trải qua thời gian khoa học công nghệ ngày càng đạt được những thành tựu kì diệu theo hướng ngày càng hoàn thiện từ cơ khí, điện khí đến điện tử học vi mô, sinh học; từ loại hình tiêu tốn nhiều năng lượng đến dạng tự động hoá sử lý thông tin; từ nền công nghiệp của những ống khói nhà máy đến nền kinh tế “mềm” nhiều yếu tố dịch vụ-tượng trưng.
2. Tác động của khoa học công nghệ đến nền kinh tế thế giới
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển như vũ bão có tác động sâu sắc tới nền kinh tế thế giới, tuy nhiên sự tác động đó có tính hai mặt
a. Tích cực
- Khoa học công nghệ làm cho lực lượng sản xuất ngày càng phát triển lên tầm cao mới, đội ngũ cán bộ khoa học ngày càng được đào tạo chuyên sâu đáp ứng nhu cầu của sự phát triển, số lượng các nhà khoa học tăng nhanh chủ yếu hoạt động trong các ngành đòi hỏi trình độ chuyên môn cao như điện tử, công nghệ thông tin, năng lượng….
- Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, năng xuất lao động tăng cao một cách rõ rệt, khiến tăng trưởng kinh tế vượt bậc cụ thể tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2000 đã vượt quá mức tăng trưởng kinh tế của cả thế kỉ XIX đạt mức tăng trưởng kinh tế 4,9%.
- Do năng xuất lao động xã hội ngày càng tăng cao đòi hỏi các nước các nước phải mở rộng thị trường, trao đổi buôn bán với các nước khác do vậy vô hình chung đã làm cho thương mại quốc tế ngày càng phát triển.
- Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động thương mại quốc tế quá trình chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia ngày càng được phát triển, nếu như trước đây chỉ có các nước có nền kinh tế phát triển mới có đủ điều kiện ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất thì ngày nay thông qua hoạt động thương mại quốc tế quá trình chuyển giao công nghệ diễn ra mạnh mẽ các nước đang phát triển cũng sớm được tiếp cận với những thành tựu của khoa học công nghệ và ứng dụng rộng rãi vào sản xuất, điều này góp phần rút ngắn khoảng cách giàu cùng kiệt giữa các quốc gia.
- Sự phát triển của thương mại quốc tế không những thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ phát triển mà nó còn thúc đẩy quá trình phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu sắc điều này kéo theo nó là sự chuyên môn hoá và hợp tác hoá trong từng quốc gia và giữa các quốc gia với nhau.
b. Tiêu cực
Khoa học công nghệ đã để lại cho nhân loại những thành tựu rực rỡ có đóng góp tích cực cho sự phát triển nền kinh tế thế giới tuy nhiên bên cạnh đó nó vẫn còn có mặt tiêu cực tác động trở lại cụ thể:
- Việc ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất, máy móc đã thay thế cho sức lao động của con người điều này làm cho nhu cầu về sức lao động của con người ngày càng giảm dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp ngày càng lên theo Tổ chức Lao động Quốc tế ILO cho biết tỷ lệ thất nghiệp trên toàn thế giới năm 2007 lên đến 190 triệu người.
- Sự phát triển của khoa học công nghệ cùng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế làm cho sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, đặc biệt là các nước cùng kiệt có nguy cơ phải chịu sự phụ thuộc rất lớn vào các nước phát triển về mặt công nghệ và thị trường.
3. Tác động của khoa học công nghệ đối với Việt Nam
a. Tích cực
Việt Nam, một nước đang phát triển nền khoa học công nghệ còn rất yếu kém, do vậy tác động của khoa học công nghệ đem lại cho nước ta nhiều lợi ích to lớn:
- Tiếp cận nhanh với các thành tựu của khoa học công nghệ, để từ đó ứng dụng vào sản xuất, từng bước đưa nền kinh tế phát triển ngày càng nhanh đặc biệt là rút ngắn thời gian và đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
- Sự phát triển của điện tử viễn thông và công nghệ thông tin làm cho con người nắm bắt thông tin và sử lý thông tin nhanh chóng, từng bước nâng cao trình độ đặc biệt là lao động trong có trình độ chuyên môn cao.
- Thông qua hoạt động thương mại quốc tế, hoạt động thương mại của Việt Nam ngày càng phát triển, thị trường tiêu thụ của hàng hoá Việt nam đã ngày càng mở rộng nhiều sản phẩm của Việt Nam đã đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ví dụ như các sản phẩm của ACECOOk Việt Nam.
b. Tiêu cực
- Khả năng hụ thuộc vào các nước, đặc biệt là các nước phát triển như Mỹ, Liên minh Châu Âu…
- Khoa học công nghệ phát triển, đòi hỏi một lượng lớn nguồn nhân lực để sử dụng, vận hành chúng, vấn đề nguồn nhân lực cũng đang là một trong những khó khăn của nước ta hiện nay. Ví dụ như, nhân lực cho kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận của Việt Nam.
- Rất nhiều trong số các dây chuyền công nghệ mà Việt Nam nhập từ nước ngoài đều đã lỗi thời, hay là đồ phế thải mà các nước phát triển không muốn dùng nữa do vậy khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam rất kém.
C. XU HƯỚNG CẢI CÁCH KINH TẾ VÀ TƯ NHÂN HÓA, CỔ PHẦN HÓA
I. Vài nét sơ lược về xu hướng cải cách kinh tế
Thương mại quốc tế đã và đang phát triển mạnh mẽ với tốc độ ngày càng nhanh, quy mô ngày càng lớn. Để tồn tại và phát triển, xu hướng cải cách kinh tế lan rộng khắp các quốc gia nhằm tăng khả năng cạnh tranh của các hàng hóa, dịch vụ.
Đối với bất cứ một quốc gia nào khi đời sống của người dân còn thấp, kinh tế chậm phát triển thì cải cách kinh tế trở thành vấn đề cấp bách và cần tiến hành trước tiên. Cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm 70 đến đầu những năm đầu thập kỷ 90 đã làm cho nền kinh tế trì trệ và suy thoái kinh tế kéo dài, hầu hết các nước đều tìm cách điều chỉnh và cải cách thể chế kinh tế.
Cụ thể đối với các nước Phương Tây tiến hành điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô, đề xướng việc giảm mạnh sự can thiệp của Nhà nước tăng cường vai trò của cơ chế thị trường. Đối với các nước đang phát triển thì thiên về điều chỉnh và cải cách thể chế xí nghiệp, các nước XHCN lại nhấn mạnh việc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung cao độ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status