Các căn cứ phát sinh, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề - pdf 12

Link tải miễn phí luận văn

Trong điều kiện nước ta hiện nay, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bộc lộ phát triển, bộc lộ những mặt tích cực , nhưng cũng bộc lộ những mặt tiêu cực của nó. Những tranh chấp trong vấn đề sử dụng bất động sản liền kề ngày càng gia tăng cũng là một mặt biểu hiện của mặt tiêu cực này. Nguyên nhân của những tranh chấp này cũng được giải thích bởi trình độ hiểu biết và tuân thủ pháp luật còn thấp của nhân dân ta
Việc nghiên cứu vấn đề quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn.
Trong bài tập này, em xin phép được trình bày những hiểu biết của mình về vấn đề “ căn cứ phát sinh, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề”.















B. Những nội dung chính.

Để giải quyết được vấn đề đã nêu trên, trước tiên chúng ta cần có sự hiểu biết một cách khái quát nhất về bất động sản nói chung và bất động sản liền kề nói riêng.

I. Bất động sản liền kề và quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề là gì?
1. Khái niệm về bất động sản.
Hiện nay chưa có một khái niệm nhất quán về “bất động sản” trong các bộ luật dân sự của các quốc gia trên thế giới. Theo cách hiểu của riêng mình, trước khi phân loại tài sản thành động sản và bất động sản, pháp luật dân sự Việt Nam (mà cụ thể là Bộ luât dân sự 2005) xác định những gì là tài sản. Quy định này nhăm khắc phục những khiếm khuyết trong các bộ luật dân sự trước đây,thể hiện ở chỗ trước khi phân loại một hiện tượng phải xác định hiện tượng đó là gì?
Khoản 1 điều 174 Bộ luật dân sự (BLDS) 2005 quy định:
“Bất động sản là các tài sản bao gồm:
a. Đất đai
b. Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó.
c. Các tài sản khác gắn liền với đất đai
d. Các tài sản khác do pháp luật quy định”.
Căn cứ vào sự phân định này chúng ta có thể thấy tiêu chí chung để xác định một loại tài sản mang tính chất bất động sản là tính chất “không di, dời được” của tài sản được thể hiện trên thực tế là không thay đổi được vị trí của tài sản.

2. Bất động sản liền kề.

Một bất động sản được phân lập với một bất động sản khác thông qua việc thiết lập ranh giới giữa các bất động sản. Không phải giữa tất cả các bất động sản đều tồn tại ranh giới, mà chỉ các bất động sản thuộc bản chất không di, dời được mới tồn tại các ranh giới và chỉ khi giữa chúng tồn tại các ranh giới mới có thể tồn tại các bất động sản liền kề.

Trong BLDS 1995 không ghi nhận cụ thể khái niệm bất động sản liền kề cũng như ranh giới giữa chúng. Bất động sản liền kề được hiểu là bất động sản có sự tiếp giáp nhau về ranh giới với bất động sản khác. Do vị trí tự nhiên, do những điều kiện kinh tế – xã hội hay do phong tục tập quán nên các bất động sản trong quá trình tồn tại đều có sự tiếp giáp với các bất động sản xung quanh (liền: ở kề ngay nhau, sát ngay nhau không cách; kề: ở vào hay làm cho ở vào vị trí rất gần coi như không còn khoảng cách). Tuy nhiên hai bất động sản được coi là liền kề với nghĩa pháp lý để có thể thiết lập quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề chỉ khi chúng thuộc các chủ sở hữu (chủ sử dụng) khác nhau và giữa chúng có một ranh giới chung.

Từ việc xác định các bất động sản liền kề mới có thể xác định các “hạn chế” mà chủ sở hữu hay chủ sử dụng phải chịu để phục vụ cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng một bất động sản khác. Sự “hạn chế” trên là một dạng quyền của người khác trên một bất động sản không thuộc sở hữu của mình. Vì vậy, khi có sự “hạn chế” trên bất động sản có thể dẫn đến giá trị sử dụng của bất động sản


d1yHGE7Vv9h4o0H
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status