Tiểu luận Đổi mới cách làm chiến lược - pdf 12

Download Tiểu luận Đổi mới cách làm chiến lược miễn phí



Quy hoạchphát triển là sựsắp xếp các giải pháp kinh tếxã hội
trên không gian lãnh thổvà trong một thời gian hạn định đểthực hiện mục
tiêu chiến lược với cơcấu đồng bộvà tối ưu hóa. Quy hoạch thường nghiên
cứu cho một thời kỳtrung hạn (5 năm hay hơn), là cầu nối giữa chiến lược
(thời gian dài hơn) và kếhoạch (thời gian ngắn hơn). Đểbảo đảm tính hợp
lý và khảthi, nội dung quy hoạch thường phải thểhiện khảnăng cân đối
tổng thểgiữa các giải pháp và các nguồn lực có thểhuy động.
Kếhoạchphát triển là sựcụthểhóa các giải pháp quy hoạch phân
bổtheo thời gian, dưới hình thức các đềán, dựán được cân đối tương đối cụ
thểbằng các nguồn lực sẵn có và các cơchếchính sách phù hợp để động
viên các khảnăng phục vụcho việc thực hiện mục tiêu phát triển chung. Kế
hoạch là công cụquan trọng đểtiến hành các hoạt động quản lý và ra quyết
định cụthểvềkinh tếxã hội, là cơsở đểthực hiện các đềán, dựán và
chương trình phát triển


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30695/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

c trong nước (1991-2000 và 2001-2010) và kinh nghiệm
nghiên cứu chiến lược ở nước ngoài có thể cho chúng ta nhiều gợi ý bổ ích
cho thời kỳ chiến lược sắp tới. Bài viết này giới thiệu một số ý tưởng về
chiến lược 2011-2020 để cung cấp tham khảo.
I.- MỘT SỐ GỢI Ý TỪ TÌNH HÌNH TRONG VÀ NGOÀI
NƯỚC.
1.- Qua hai lần xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội
1991-2000 và 2001-2010, có thể rút ra một số nhận xét và kinh nghiệm
sau đây:
-- Tuy 2 bản chiến lược đều được nghiên cứu nghiêm túc và chu
đáo, song nhược điểm chung là đều làm theo cách truyền thống, tham vọng
toàn diện, làm cho nội dung dàn trải, những vấn đề chính sách nghiên cứu
không sâu. Chiến lược có bóng dáng của một bản kế hoạch dài hạn, mà theo
cách nhìn hiện nay thì kế hoạch ngắn hạn cũng đã khó có thể cân đối được
toàn diện, huống hồ một kế hoạch dài hạn làm sao tránh được tính hình thức
và nông cạn.
-- Chiến lược được chuẩn bị xây dựng và thông qua rất công phu,
chặt chẽ, song khi đi vào thực hiện lại thiếu theo dõi, đánh giá một cách
khoa học để thực thi một cách đồng bộ và cân đối, làm giảm đáng kể hiệu
quả của công sức nghiên cứu.
-- Để có thể đánh giá về năm xuất phát (năm 2011) của thời kỳ
chiến lược mới (2011-2020), cần có ước lượng kết quả thực hiện chiến lược
hiện hành (2001-2010). Tuy còn sớm, song cũng có thể tiên đoán kế hoạch 5
năm (2006-2010) có nhiều khả năng thực hiện được những mục tiêu chủ yếu,
thậm chí một số mục tiêu có thể đạt sớm 1-2 năm, nhưng mục tiêu 10 năm
“tạo nền tảng để năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp
theo hướng hiện đại” thì cần có thời gian để phân tích.
Nếu coi “nền tảng” là kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, vật chất và
phi vật chất, thì có thể đoán phần vật chất (GDP, tỷ trọng công nghiệp,
FDI, đô thị hóa v.v.) có tiến triển khá, còn về phi vật chất (giáo dục đào tạo,
khoa học công nghệ, nguồn nhân lực, công bằng xã hội v.v.) thì tiến triển
chậm hơn, có vẻ chưa sẵn sàng để cất cánh. Nếu coi “nền tảng” là một tỷ lệ
nhất định (thí dụ trên 50%) của chặng đường công nghiệp hóa thì còn khá
nhiều công việc phải làm, nhất là khi đi con đường công nghiệp hóa kết hợp
hiện đại hóa ngay từ đầu và suốt quá trình phát triển.
Tuy nhiên,có thể nói tính toán giá trị tuyệt đối thì còn những chỉ
tiêu chưa đủ chắc chắn, song nhìn về xu thế và nhịp độ chuyển biến cả về
kinh tế và xã hội thì có cơ sở để hy vọng rằng phần nền tảng cho công
nghiệp hóa sớm có thể bổ sung để tạo tiền đề cho bước phát triển khả quan
hơn sắp tới. Như vậy, trong 3 năm còn lại của thời kỳ chiến lược hiện hành,
cần đẩy rất mạnh và đồng bộ công cuộc cải cách và đổi mới để hoàn thành
được nhiệm vụ tạo nền tảng và tiền đề cho sự phát triển cao hơn khi bước
vào thời kỳ chiến lược mới.
2.- Về tình hình ngoài nước, có mấy vấn đề đáng chú ý sau:
-- Có người nghĩ rằng hoạch định chiến lược đã trở thành lỗi thời,
song theo các tài liệu quốc tế, hiện nay ở nhiều nước người ta vẫn nghiên
cứu và xây dựng các bản chiến lược khá dày về số trang và phong phú về
nội dung, chỉ có điều là cách làm chiến lược có khác trước.
Rất hiếm thấy kiểu soạn thảo chiến lược toàn diện, tỉ mỉ, như một
bản kế hoạch kinh tế xã hội dài hạn, ngược lại, nhiều bản chiến lược được
xây dựng cho các vùng tương đối hẹp mà các điều kiện cụ thể có thể nắm
bắt dễ dàng, như một thành phố, một vùng mới khai phá, hay cho một
chuyên ngành, một lĩnh vực kinh tế xã hội, như chiến lược công nghệ thông
tin, hay chiến lược môi trường cho một vùng lãnh thổ. Những bản chiến
lược “phát triển bền vững” của nhiều nước nghiên cữu theo khuyến nghị của
các Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và Chương trình Thiên niên kỷ, tuy
phạm vi có rộng hơn song vẫn tập trung vào một mục tiêu tổng hợp và thống
nhất.
-- Tình hình phát triển chính trị, kinh tế, xã hội quốc tế trong vài
chục năm qua đã được nhiều cơ quan tổ chức nghiên cứu và vô số báo cáo
phân tích, đánh giá rất có giá trị và không thể kể hết. Song nổi bật và có tác
động nhiều đến việc nghiên cứu chiến lược có lẽ là, tuy có thể đoán đươc
xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ,
nhưng những sự kiện đột biến trên thế giới lại khó hay không thể lường
trước được, như cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á cuối thế kỷ 20
hay hành động khủng bố vào nước Mỹ đâu thế kỷ 21. Vì vậy, những dự báo
chiến lược, kể cả của những tổ chức dự báo nổi tiếng, cũng chỉ là tương đối
và phụ thuộc vào những điều kiện nhất định.
-- Để chọn tìm một chỗ đứng trên trường quốc tế vào cuối thời kỳ
chiến lược, cần tìm hiểu bối cảnh thế giới đến năm 2020 đoán sẽ ra sao.
Đây là một vấn đề khó, cần có thời gian nghiên cứu. Trước mắt, dựa trên
những tư liệu sẵn có, chỉ có thể phác họa đôi nét giúp cho bước phân tích
tiếp theo đi sâu hơn.
Nhiều dự báo cho rằng trong mươi năm trước mắt, có nhiều khả
năng các xu hướng cách mạng công nghệ, tin học hóa, tri thức hóa, toàn cầu
hóa sẽ tiếp tục mở rộng và nâng cao, và nếu các quá trình ấy không bị cản
trở thì khoảng năm 2020 nền kinh tế tri thức có thể được định hình, một số
không nhiều các nước tiên tiến bước vào giai đoạn phát triển của kinh tế tri
thức, một số nước đang phát triển có thể đi vào giai đoạn đầu kinh tế tri thức.
Trên bản đồ kinh tế thế giới, nước Mỹ vẫn đứng ở hàng đầu, các cực kinh tế
châu Âu, châu Á chưa đủ sức át các cực khác; kinh tế châu Á với 3 nước
mạnh (Trung quốc, Ấn độ, Nhật bản) có thể chiếm gần một nửa kinh tế thế
giới, song cũng chưa chiếm được vị thế áp đảo. Khu vực Đông nam Á nếu
kịp hình thành khu vực kinh tế tự do thì sẽ có vai trò quan trọng hơn với
kinh tế châu Á và kinh tế thế giới.
Bức tranh lạc quan vẽ ra ở trên (nếu không có đột biến tiêu cực
ảnh hưởng) có thể tạo ra cho chúng ta nhiều cơ hội, vấn đề là chúng ta có đủ
sức lợi dụng những cơ hội đó để đối phó với những thách thức bên ngoài và
cả bên trong chúng ta không.
II.- ĐỔI MỚI CÁCH LÀM CHIẾN LƯỢC.
1.- Trước hết cần làm rõ vai trò và vị trí của chiến lược trong
các bước nghiên cứu kế hoạch hóa phát triển, bao gồm cương lĩnh, chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án phát triển, chủ
yếu là mối quan hệ giữa chiến lược và cương lĩnh và giữa chiến lược và quy
hoạch, kế hoạch, để tránh bỏ sót, trùng lắp và thiếu nhất quán.
Cương lĩnh thường được hiểu là chủ trương chính trị cơ bản của
Đảng, quy định mục tiêu phấn đấu lâu dài, và con đường hành động để thực
hiện mục tiêu đó. Đó là đường lối chung, cũng là ngọn cờ đoàn kết toàn
Đảng và tập hợp toàn dân chiến đấu cho cùng một mục đích. Nói chung,
cương lĩnh dùng cho...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status