Đề án Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam - pdf 12

Download Đề án Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 2
Chương I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TOÀN CẦU HOÁ KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 3
I. Khái niệm về toàn cầu hoá, khu vực hoá và hội nhập kinh tế quốc tế 3
1. Khái niệm về toàn cầu hoá. 3
2. Khái niệm về khu vực hóa 5
3. Khái niệm về hội nhập 6
3.1. Định nghĩa về hội nhập. 6
3.2. Các hình thức và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế 8
II. Các nhân tố thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá kinh tế 10
1. Sự phát triển của khoa học - công nghệ 10
2. Chính sách mở cửa, tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế 11
3. Sự quốc tế hoá các hoạt động kinh doanh và vai trò của các công ty xuyên quốc gia 12
Chương II. THỰC TRẠNG KINH TẾ QUỐC TẾ VIỆT NAM. 14
I.Tính tất yếu hội nhập kinh tế Việt Nam 14
1. Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan 14
2. Cơ hội và thách thức của Việt Nam trước xu thế toàn cầu hoá 15
II. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 22
1. Giai đoạn trước năm 1985 22
2. Quá trình đổi mới , mở cửa, hội nhập từ 1986 đến năm 2000. 24
21. Chính sách đổi mới, mở cửa đơn phương từ 1986 đến 1990 24
2.2. Chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ từ 1991 đến 1995 25
2.3. Đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới từ năm 1996 đến nay 28
III. Những thành tựu, hạn chế cần khắc phục và bài học kinh nghiệm của quá trình hội nhập 30
1. Những thành tựu đã đạt được sau 15 năm mở của đổi mới 30
2. Những hạn chế cần khắc phục. 32
3. Những bài học kinh nghiệm của quá trình đổi mới 35
IV. Chủ trương , nguyên tắc chỉ đạo hội nhập kinh tế cần thực hiện trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam 37
1. Mục tiêu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 37
2. Chủ trương, nguyên tắc của đảng và nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 38
V. Những nhiệm vụ và các biện pháp cần thực hiện trong quá trình hội nhập 39
KẾT LUẬN 43
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30601/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

lợi ích vô cùng to lớn cho đất nước, mở ra những cơ hội phát triển rất lớn. Những lợi ích và cơ hội đó là:
Một là, thông qua các hiệp ước song phương và đa phương, cho đến nay, nước ta đã có quan hệ với 154 nước ở khắp các châu lục. kim ngạch xuất khẩu của nước ta đã tăng từ 677,8 rúp/USD năm 1998 lên 14,3 tỷ rúp/USD lên tới 15,2 tỷ USD. Từ chỗ nhập siêu tương đối lớn vào cuối những năm 80, đến nay cán cân xuất- nhập khẩu đã gần đạt đến độ cân bằng. Từ chỗ có rất ít hàng hoá đạt kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD. Đến cuối những năm 90, nước ta đã có những mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD như dầu thô, gạo, hàng dệt may, giầy dép, chế biến thuỷ sản...
Nhìn về tương lai, nếu chúng ta thực hiện đầy đủ các cam kết của AFTA, tức là giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hoá của các nước thành viên xuống từ 0 đến 5% vào năm 2006, thì lúc đó các hàng hoá của Việt Nam có thể tiêu thụ khắp thị trường ASEAN với dân số trên 500 triệu người và GDP trên 700 tỷ USD. Nếu sau một số năm nữa, Việt Nam gia nhập WTO,thì đương nhiên được hưởng quyền ưu đãi tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với khoảng 150 nước thành viên của WTO( hiện nay đã có 134 nước thành viên) Nhờ vậy, hàng hoá nước ta xuất khẩu vào các nước đó dễ dàng hơn. Từ năm 2010, hàng rào thuế quan của các nước phát triển thuộc APEC( hiện co 21 nước thành viên chiếm 60% GDP, và 45% thương mại thế giới) sẽ bãi bỏ, nước ta cũng có thể mở rộng thị trường, tiêu thụ hàng hoá sang các nước này. Đối với các nước EU cũng vậy, tiềm năng mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá Việt Nam tại các nước đó rất lớn. Dĩ nhiên, nước ta có bán được nhiều hàng hoá ra bên ngoài hay không còn phụ thuộc vào chất lượng, giá cả, mẫu mã ... Tóm lại là sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam ra sao?
Hai là, đi đôi với mở rộng thị trường ra thế giới, Việt Nam đã tăng khả năng thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Kể từ khi có luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được chính thức ban hành đầu năm 1988 đến cuối năm 2000 đã có trên 700 công ty thuộc 62 nước và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào nước ta với hơn 3000 dự án, có tổng số vốn đăng ký 36 tỷ USD, trong đó vốn đã thực hiện khoảng 17 tỷ USD.
Mặc dù trong mấy năm gần đây, do ảnh hưởng của cuổc khủng hoảng tài chính- tiền tệ trong khu vực vũng do chúng ta chậm tiếp tực đổi mới cơ chế chính sách, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta giảm mạnh so với những năm 90, song sự đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vào sự phát triển kinh tế đất nước vẫn có xu hướng gia tăng: tỷ trọng của khu vực này trong GDP đã lần lượt tăng lên 6,3% năm 1995; 7,4% năm 1996; 9,1% năm 1997;9,8% năm 1998; khoảng 10% năm 2000. Ngoài việc góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thêm kim ngạch xuất khẩu, các dự án đầu tư còn tạo ra khoảng 35 vạn việc làm trực tiếp và hàng chục vạn việc làm gián tiếp.
Ba là cùng với các dòng vốn đầu tư trực tiếp, nhiều tiến bộ kỹ thuật và công nghẹ mới cũng được đưa vào nước ta. Trong những dự án liên doanh hay 100% vốn nước ngoài thuộc các ngành bưu chính viễn thông, dầu khí, điện, điện tử, dệt may, da giầy,... các công nghệ được chuyển giao là tương đối hiện đại. Cũng có những công nghệ thuộc loại trung bình không còn hiệu quả ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Tây Âu nhưng lại là thích hợp và còn hiệu quả ở nước ta trong một số ngành sản xuất khác do yêu cầu sử dụng lao động của các công nghệ đó cao, có khả năng tạo thêm nhiều việc làm mới.
Dĩ nhiên, ngoài việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để tạo cơ hội tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới về phục vụ các nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Song vì nước ta còn nghèo, dự trữ ngoại tệ rất hạn chế, kinh nghiệm tiếp cận thị trường chưa nhiều, trình độ thẩm định công nghệ lại kém và khả năng quản lý sản xuất kinh doanh với công nghệ cao còn yếu, cho nên con đường thích hợp đối với nước ta hiện nay là tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn để lấy lại nhịp độ gia tăng thu hút vốn đầu tư trực tiếp như nhưng năm trước, qua đó mà tiếp nhận chuyên giao và sử dụng công nghệ tiên tiến có hiệu quả hơn.
Bốn là, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế còn tạo điều kiện khai thông việc giao lưu các nguồn lực giữa nước ta và thế giới. Trong các nguồn lực của sự phát triển hiện nay, nguồn lực con người với trí tuệ là tay nghề cao ngày càng có tầm quan trọng đặc biệt. Hiện nay, với dân số trên 79 triệu người, Việt Nam có nguồn nhân lực khá dồi dào, tỷ lệ lao động được đào tạo kỹ thuật chuyên môn còn thấp( năm 2000 mới đạt trên 20%), ít hiểu biết về thị trường và nghiệp vụ kinh doanh, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn khá cao. Vì thế , nước ta đang thừa nhiều lao động giản đơn được đào tạo trong khi lại thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật và biết kinh doanh. Trong tình hình ấy, chúng ta đã thông qua con đường hội nhập kinh tế quốc tế để vừa xuất khẩu mỗi năm khoảng 24-25 ngàn lao động ra bên ngoài vừa thực hiện các hợp đồng gia công chế biến xuất khẩu, được xem là xuất khẩu lao động tại chỗ, nhờ vậy mà giảm bớt sức ép về việc làm ở trong nước. Đồng thời chúng ta đã nhập khẩu một số lại lao động kĩ thuật cao để giúp cho việc quản lý ,điều hành các cơ sở sản xuất kinh doanh có công nghệ tiên tiến ,qua đó chúng ta có thể học hỏi những kinh nghiệm cần thiết .
Dù nhìn ở từng điểm riêng rẽ hay nhìn một cách tổng thể thì việc mở rộng thị trường ra bên ngoài, gia tăng khả năng thu hút vốn trực tiếp, tạo cơ hội tiếp nhận chuyển giao công nghệ và đẩy mạnh giao lưu nguồn nhân lực giữa nước ta với thế giới. Tất cả đều đã góp phần đưa lại những nhân tố mới cho tăng trưởng kinh tế, đồng thời tạo thêm công ăn việc làm vừa đặt ra yêu cầu và vừa tạo ra điều kiện cho một bộ phận đáng kể công nhân, viên chức, cán bộ khoa học kỹ thuật của viên chức của ta tiếp cận được những công nghệ mới, học hỏi được những kinh nghiệm quản lý tiên tiến, qua đó nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực của chính chúng ta.
Mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đem lại những lợi ích mà còn đặt nước ta trước nhiều thách thức nếu chúng ta không có biện pháp ứng phó tốt để vượt qua thì sự thua thiệt cả về kinh tế và xã hội có thể rất lớn; ngược lại ,nếu chúng ta có chiến lược thông minh, chính sách khôn khéo thì sẽ hạn chế được thua thiệt dành được lợi ích nhiều
hơn cho đất nước.
Thách thức đầu tiên mà nhiều người lo ngại nhất hiện nay là do tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực, nước ta phải giảm dần thuế quan và dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan thì hàng hoá nước ngoài sẽ ồ ạt đổ vào nước ta chèn ép nhiều đơn vị kinh doanh trong nước kéo theo hệ quả xấu về việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động. Với lo ngại đó, nhiều doanh nghiệp nhất là doanh nghiêp trung b...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status