Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu của nhà máy Luyện Gang - pdf 12

Download Khóa luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu của nhà máy Luyện Gang miễn phí



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Phạm vi nghiên cứu 2
4. Đối tượng nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 2
6. Kết cấu của đề tài 2
CHƯƠNG 1 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3
1. KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3
1.1 Khái niệm và vị trí của nguyên liệu đối với quá trình sản xuất 3
1.2 Đặc điểm của nguyên vật liệu 3
1.3 Phân loại nguyên vật liệu 4
2. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 6
2.1 Khái niệm và nội dung về quản trị cung ứng nguyên vật liệu 6
2.2 Xác định cầu, lượng đặt hàng và dự trữ NVL 7
2.2.1 Xác định cầu nguyên vật liệu trong kỳ kế hoạch 7
2.2.2 Phương pháp xác định kích cỡ lô hàng, lượng đặt hàng NVL 12
2.2.3 Xác định lượng dự trữ của doanh nghiệp 17
2.2.4Tìm kiếm và lựa chọn người cung cấp 25
2.2.5 Tổ chức hoạt động vận chuyển 26
2.2.6 Hệ thống kho tàng kho tàng và quản trị nguyên vật liệu trong kho 28
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu 33
2.4 Sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu 33
CHƯƠNG 2 35
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CUNG ỨNG 35
NGUYÊN VẬT LIỆU 35
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÀ MÁY LUYỆN GANG 35
1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của nhà máy 35
1.1.1 Tên, địa chỉ doanh nghiệp 35
1.1.2 Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng trong quá trình phát triển 35
1.1.3 Quy mô hiện tại của doanh nghiệp 36
1.2 Những đặc điểm của nhà máy trong quá trình sản xuất kinh doanh 38
1.2.1 Đặc điểm về sản phẩm 38
1.3 Đặc điểm về thị trường tiêu thụ và khách hàng của nhà máy 39
1.4 Đặc điểm về đối thủ cạnh tranh 41
1.5 Đặc điểm về đội ngũ lao động và cơ sở vật chất 42
1.5.1 Đội ngũ lao động 42
1.5.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật 44
1.6 Cơ cấu tổ chức và quy trình sản xuất của nhà máy 44
1.6.1 Cơ cấu tổ chức của nhà máy 44
1.6.2 Quy trình sản xuất 46
1.7 Hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy trong hai năm 2007 và 2008 48
1.7.1 Kết quả về giá trị sản lượng và tiêu thụ 48
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NVL CỦA NHÀ MÁY LUYỆN GANG 57
2.1 Chính sách mua sắm, vận chuyển và dự trữ của nhà máy Luyện Gang 57
2.1.1 Công tác xây dựng chính sách 57
2.1.2 Quy trình mua sắm NVL của nhà máy Luyện Gang 60
2.1.3 Tổ chức thực hiện và quản lý việc thực hiện các chính sách 60
2.2 Thực trạng công tác xác định cầu NVL của nhà máy 61
2.2.1 Kế hoạch theo quý 61
2.2.2 Kế hoạch cả năm 66
2.2.3 Thực trạng xác định lượng đặt nguyên vật liệu của nhà máy 68
2.3 Dự trữ nguyên vật liệu của nhà máy 70
2.4 Nghiên cứu thị trường NVL và lựa chọn nhà cung ứng 71
2.4.1 Nghiên cứu thị trường NVL 71
2.4.2 Lựa chọn nhà cung ứng 73
2.5 Tổ chức hoạt động vận chuyển NVL 76
2.5.1 Lựa chọn cách, phương tiện vận chuyển 76
2.5.2 Lên kế hoạch vận chuyển 78
2.6 Quản trị hệ thống kho tàng và tổ chức sử dụng NVL 79
2.6.1 Hệ thống thống kho tàng của nhà máy 79
2.6.2 Công tác tiếp nhận, bảo quản và cấp phát NVL 80
2.6.3 Công tác kiểm tra hệ thống kho tàng 89
2.7 Đánh giá về công tác quản trị cung ứng NVL tại nhà máy 93
2.7.1 Điểm mạnh 93
2.7.2 Điểm yếu 95
III CÁC NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NVL TẠI NHÀ MÁY 99
3.1 Đặc điểm về sản phẩm và quy trình sản xuất sản phẩm 100
3.1.1 Đặc điểm về sản phẩm 100
3.1.2 Quy trình sản xuất 100
3.2 Đặc điểm về công nghệ 101
3.3 Năng lực thực tế đội ngũ lao động 103
3.3.1 Năng lực bộ máy quản trị 103
3.3.2 Năng lực công nhân viên 104
3.4 Đặc điểm về thị trường 105
3.4.1 Thị trường cung 105
3.4.2 Thị trường tiêu thụ sản phảm của nhà máy 108
CHƯƠNG 3 110
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA NHÀ MÁY LUYỆN GANG 110
3.1 ĐỊNH HƯỚNG CỦA NHÀ MÁY TRONG THỜI GIAN TỚI 110
3.1.1 Đổi mới máy móc công nghệ hiện đại 110
3.1.2 Tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 110
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA NHÀ MÁY LUYỆN GANG 111
3.2.1 Xây dựng kế hoạch nhu cầu NVL 111
3.2.2 Tổ chức nghiên cứu thị trường và lựa chọn nhà cung ứng 120
3.2.3 Tổ chức công tác lưu kho bảo quản NVL 124
3.2.4 Xây dựng hệ thống thông tin về quản trị cung ứng NVL, ứng dụng các phần mềm hoạch định nhu cầu NVL trong nhà máy 126
3.2.5 Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên của nhà máy 128
Kết luận 132
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30549/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

và sẽ là kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động quản trị cung ứng NVL.
Quy trình mua sắm NVL của nhà máy Luyện Gang
Sơ đồ 11: Quy trình mua sắm NVL của nhà máy
Nhu cầu NVL
Ngiên cứu thị trường NVL
Lựa chọn nhà cung ứng
Tổ chức mua sắm NVL
Vận chuyển
Kho, bãi chứa NVL
2.1.3 Tổ chức thực hiện và quản lý việc thực hiện các chính sách
Các chính sách mua sắm, dự trữ nguyên vật liệu được thống nhất trong toàn bộ nhà máy, phổ biến từ trên xuống nên mọi cá nhân có trách nhiệm liên quan đều phải tuân thủ nghiêm ngặt. Với thực tiễn của nhà máy để quản lý việc thực hiện các chính sách này thì tất cả mọi chứng từ phát sinh trong quá trình mua sắm của nhà máy đều được kế toán vào sổ sau đó báo cáo cho phó giám đốc sản xuất để đối chiếu, tổng hợp, đánh giá rồi đưa ra kiến nghị trình lên giám đốc nhà máy. Qua các chứng từ liên quan (hoá đơn mua hàng, vận chuyển, phiếu nhập kho, xuất kho, biên bản kiểm nghiệm...) để kiểm tra thời gian, chi phí mua hàng, chi phí lưu kho, hao hụt NVL..., thực hiện khen thưởng cho những cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tiết kiệm chi phí cho nhà máy và ngược lại sẽ kỷ luật những người cố tình vi phạm quy định, chính sách chung.
Tóm lại chính sách mua sắm, vận chuyển và dự trữ NVL của nhà máy là tương đối phù hợp với tình hình sản xuất thực tế hiện nay. Lượng NVL đáp ứng đủ và kịp thời cho nhu cầu sản xuất.
2.2 Thực trạng công tác xác định cầu NVL của nhà máy
2.2.1 Kế hoạch theo quý
Xác định cầu NVL là xác định chính xác về số lượng và chủng loại NVL cần đáp ứng cho hoạt động SXKD của nhà máy. Muốn vậy cần tổ chức xây dựng kế hoạch NVL. Hiện nay nhà máy đã tổ chức xây dựng kế hoạch NVL theo từng năm và từng quý.
Để đảm bảo hoạt động SXKD phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh phải xác định lượng sản phẩm cần sản xuất cụ thể. Xác định được sản lượng cần cung cấp cho các đơn vị thành viên và sản lượng cung cấp cho thị trường bên ngoài và dựa tình hình tiêu thụ trong thời gian trước của nhà máy. Dựa trên số lượng và chủng loại sản phẩm cần sản xuất phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh sẽ xác định cụ thể số NVL, khối lượng NVL cần sử dụng là bao nhiêu
Sơ đồ 12: Quy trình xây dựng kế hoạch NVL
Thị trường
P.Kế hoạch sản xuất kinh doanh
Giám đốc
Quy trình xây dựng kế hoạch NVL được tiến hành qua hai bước:
Thứ nhất: Thông tin về nhu cầu sản phẩm trong quý tới
Thứ hai: Kết quả dự báo nhu cầu sản phẩm được trình lên giám đốc phê duyệt
Kế hoạch mua sắm NVL được xây dựng trên các căn cứ:
Nhu cầu sản phẩm cần sản xuất
Định mức tiêu hao NVL
Lượng NVL tồn kho của quý trước
Dự báo nhu cầu NVL của quý sau
Kế hoạch về nhu cầu sản phẩm của nhà máy vào quý I năm 2009 như sau:
Bảng 14: Nhu cầu sản phẩm của nhà máy quý I/2009
STT
Tên sản phẩm
Số lượng (tấn)
1
Gang lỏng GD
10.725.000
2
Gang lỏng GM
210.925.000
3
Gang lỏng GD lò 3
8.055.550
4
Gang lỏng GM lò 3
52.446.000
5
Gang thỏi GD lò 3
20.000
6
Gang thỏi GM lò 3
17.175.243
7
Gang thỏi GD
16.000
8
Gang thỏi GM
43.113.081
Tổng
342.475.874
(Nguồn: Phòng sản xuất kinh doanh)
Từ đó, nhu cầu NVL của nhà máy được xác định theo công thức sau:
W = Q*M – TK + DT
Trong đó: W - Lượng NVL cần sử dụng (tính theo tấn)
Q - Lượng sản phẩm cần sản xuất (tính theo tấn)
M - Định mức tiêu hao (tính theo tấn)
TK - Lượng NVL tồn kho của quý trước (tính theo tấn)
DT - Lượng dự trữ (tính theo tấn)
Nhu cầu sản phẩm được xác định dựa trên những chỉ tiêu của tổng công ty giao xuống và một phần nhu cầu của thị trường bên ngoài Công ty.
Định mức tiêu dùng NVL của nhà máy
Bảng 15: Định mức tiêu dùng NVL của gang thỏi GD
STT
Tên nguyên vật liệu
ĐVT
Định mức tiêu hao
I
NVL chính
1
Quặng sắt 8-45
Tấn
1,965
2
Quặng sắt 0-8
Tấn
1,875
II
NVL phụ
1
Đô lô mít
Tấn
0,130
2
Đá vôi 5X15
Tấn
0,083
3
Đá vôi 15X40
Tấn
0,075
4
Đá 5X25 XD
m3
0,067
5
Gạch cao nhôm
Tấn
0,0004
6
Gạch G1-G6
Kg
0,0003
7
Quặng Quắc Zit
Tấn
0,02
III
Vật tư khác
1
Than kôk luyện kim
Tấn
0,9187
2
Than kôk vụn
Tấn
0,0085
3
Than cám 5-KH
Tấn
0,651
4
Bánh xe máy đúc
Tấn
0,0006
5
Khuân lanh gô
Tấn
0,0115
6
Trục bánh xe máy đúc
Kg
0,2
(Nguồn: Phòng kỹ thuật)
Bảng16: Lượng NVL tồn kho của quý IV năm 2008
STT
Tên nguyên vật liệu
ĐVT
Khối lượng
I
NVL chính
1
Quặng sắt 8-45
Tấn
26.020,125
2
Quặng sắt 0-8
Tấn
6.428,099
II
NVL phụ
1
Đô lô mít
Tấn
450,000
2
Đá vôi 5X15
Tấn
229,750
3
Đá vôi 15X40
Tấn
140,070
4
Đá 5X25 XD
m3
5
Gạch cao nhôm
Tấn
6
Gạch G1-G6
Kg
20.997,800
7
Quặng Quắc Zit
Tấn
150,000
III
Vật tư khác
1
Than kôk luyện kim
Tấn
20.965,639
2
Than kôk vụn
Tấn
3
Than cám 5-KH
Tấn
450,000
4
Bánh xe máy đúc
Tấn
1,340
5
Khuân lanh gô
Tấn
30,490
6
Trục bánh xe máy đúc
Kg
280,000
(Nguồn: Phòng kế hoạch sản xuất kinh doanht)
Lượng dự trữ NVL của nhà máy hiện nay chưa được xác định một cách cụ thể, lượng dự trữ phụ thuộc vào tiến độ sản xuất cũng như tình hình mua sắm NVL của nhà máy, và phụ thuộc vào từng thời kỳ trong năm. Dựa vào các thông tin này xác định nhu cầu NVL của nhà máy trong quý I năm 2009.
Bảng 17: Nhu cầu NVL trong quý I năm 2009 của gang thỏi GD
STT
Tên nguyên vật liệu
ĐVT
Khối lượng
I
NVL chính
1
Quặng sắt 8-45
Tấn
33.587,568
2
Quặng sắt 0-8
Tấn
33.578,572
II
NVL phụ
1
Đô lô mít
Tấn
3.586,248
2
Đá vôi 5X15
Tấn
6.854,725
3
Đá vôi 15X40
Tấn
3.487,257
4
Đá 5X25 XD
m3
32,452
5
Gạch cao nhôm
Tấn
13,576
6
Gạch G1-G6
Kg
5.486,587
7
Quặng Quắc Zit
Tấn
450,000
III
Vật tư khác
1
Than kôk luyện kim
Tấn
43.572,682
2
Than kôk vụn
Tấn
987,572
3
Than cám 5-KH
Tấn
2.834,588
4
Bánh xe máy đúc
Tấn
12,872
5
Khuân lanh gô
Tấn
147,586
6
Trục bánh xe máy đúc
Kg
1,957
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)
Ngoài ra kế hoạch mua sắm NVL còn được xác định dựa vào nhu cầu NVL vào thời điểm cùng quý của năm trước. Những căn cứ về nhu cầu sản phẩm, cũng như thị trường cung ứng NVL trong thời gian đó biến động như thế nào cũng sẽ là một trong những căn cứ để nhà máy xác định số lượng, chủng loại NVL sao cho phù hợp với nhu cầu sản xuất và sự biến động của thị trường NVL.
Trong công tác lập kế hoạch NVL cần chú trọng trong thời kỳ mà sản phẩm tiêu thụ được nhiều. Vì việc đảm bảo cung ứng tốt nguồn nguyên liệu sẽ đảm bảo cho khả năng sản xuất của nhà máy, tránh tình trạng làm gián đoạn sản xuất gây thiệt hại cho nhà máy.
2.2.2 Kế hoạch cả năm
Từ những kết quả đoán nhu cầu NVL theo từng quý sẽ tổng hợp nên kết quả nhu cầu thực tế hàng năm của nhà máy.
Dựa vào kết quả dự báo nhu cầu NVL trong quý I năm 2009 ta có kế hoạch NVL cả năm như sau:
Bảng 18: Kế hoạch NVL năm 2009 của gang thỏi GD
STT
Tên nguyên vật liệu
ĐVT
Khối lượng
I
NVL chính
1
Quặng sắt 8-45
Tấn
174.655,354
2
Quặng sắt 0-8
Tấn
174.608,574
II
NVL phụ
1
Đô lô mít
Tấn
18.648,490
2
Đá vôi 5X15
Tấn
35.644,570
3
Đá vôi 15X40
Tấn
18.133,736
4
Đá 5X25 XD
m3
168,750
5
Gạch cao nhôm
Tấn
70,595
6
Gạch G1-G6
Kg
28.530,252
7
Quặng Quắc Zit
Tấn
2.340,000
III
Vật tư khác
1
Than kôk luyện kim
Tấn
226.577,946
...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status