Biện pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp thương mại ở nước ta giai đoạn hiện nay - pdf 12

Download Đề tài Biện pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp thương mại ở nước ta giai đoạn hiện nay miễn phí



Quy mô sản xuất ngày càng tăng, tiến bộ khoa học kỹ thuật và mối quan hệ thương mại ngày càng phát triển thì càng đặt ra nhiều yêu cầu mới cho hoạt động tiêu thụ hàng hoá, trong đó kể cả các hoạt động dịch vụ khách hàng. Dịch vụ lúc này trở thành vũ khí cạnh tranh sắc bén của doanh nghiệp. Dịch vụ xuất hiện ở mọi nơi, mọi giai đoạn của quá trình bán hàng. Trong quá trình này doanh nghiệp phải truyền đạt thông tin về hàng hoá dịch vụ của mình tới khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác, giúp khách hàng hiểu rõ được về hàng hoá dịch vụ để có được quyết định, lựa chọn, chính xác, phù hợp. Thông qua các dịch vụ về chuẩn bị hàng hóa về triển lãm, trưng bày, chào hàng doanh nghiệp đã đưa hàng hoá của mình gần hơn với khách hàng, gây được sự chú ý cho các khách hàng tiềm năng.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30507/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ổ sung không được nhắc tới. Khách hàng không được tư do lựa chọn cũng như không được phục vụ chu đáo, họ chỉ được mua hàng khi có tem phiếu hay có sự hướng dẫn của Nhà nước. Các doanh nghiệp sản xuất cũng chẳng phải bận tâm tìm kiếm khách hàng, họ coi khách hàng là người mình ban ơn nên không bao giờ quan tâm đến các loại hình dịch vụ khách hàng. Nhưng ngày nay trong cơ chế mới, cơ chế thị trường và nhất là khi Việt Nam đang hội nhập kinh tế khu vực và thế giới thì dịch vụ trong tiêu thụ hàng hoá luôn đóng vai trò lớn. Dịch vụ trong tiêu thụ hàng hoá là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công của doanh nghiệp trên thương trường. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì một trong các nhiệm vụ quan trọng là làm sao thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các loại hình dịch vụ trong tiêu thụ hàng hoá.
Chính vì vậy, tìm ra những biện phát để khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ hàng hoá luôn là mối quan tâm của ban lãnh đạo và toàn bộ nhân viên của bất kỳ doanh nghiệp nào.
“Biện pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp thương mại ở nước ta giai đoạn hiện nay”.
CHƯƠNG I.
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG TIÊU THỤ HÀNG HOÁ
I. BẢN CHẤT
Khái niệm tiêu thụ hàng hoá.
1.1 Khái niệm tiêu thụ hàng hoá.
Trong nền kinh tế thị trường, công tác tiêu thụ hàng hoá và tổ chức tiêu thụ hàng hoá đó là một vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Kinh tế thị trường đã tạo ra một nền kinh tế cạnh tranh tự do, giá cả và số lượng do quan hệ cung cấp quyết định nên mỗi doanh nghiệp phải tự chủ trong việc nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược, lập các kế hoạch tiêu thụ hàng hoá cho riêng mình.
Tiêu thụ hàng hoá là một trong những khâu quan trọng nhất của quá trình tái sản xuất hàng hóa. Tiêu thụ hàng hoá là quá trình chuyển hoá hình thái giá trị của hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và thu lợi nhuận. Quá trình tiêu thụ hàng hoá bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, lựa chọn hàng hoá thích hợp, xác định gía, tổ chức mạng lưới bán hàng bao gồm quá trình xúc tiến bán và hỗ trợ tiêu thụ, phân phối hàng hóa, các kênh tiêu thụ và cuối cùng là tổ chức quản lý và đánh giá kết quả công tác tiêu thụ.
Tiêu thụ hàng hoá là khâu lưu thông hàng hóa là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất, phân phối và một bên là tiêu dùng. Trong quá trình tuần hoàn các nguồn vật chất, việc mua và bán các hàng hoá của doanh nghiệp thực hiện. Giữa hai khâu này có sự khác nhau, quyết định tới bản chất của hoạt động thương mại đầu vào và hoạt động thương mại đầu ra của doanh nghiệp.
Hàng hoá của doanh nghiệp chỉ được coi là tiêu thụ khi người bán (Phòng kế toán nếu bán trực tiếp tại doanh nghiệp hay cửa hàng giới thiệu và bán hàng hoá hay các đại lý của doanh nghiệp) đã nhận được tiền hay người mua chấp nhận thanh toán.
Tóm lại, tiêu thụ hàng hoá là tổng thể các biện pháp về mặt tổ chức, kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu và nắm bắt nhu vầu thị trường, tổ chức sản xuất, tiếp nhận hàng hoá, chuẩn bị và xuất bán hàng hoá theo yêu cầu của khách hàng sao cho có hiệu quả nhất.
Như vậy đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hoá tức là bằng các biện pháp có thể làm cho công việc tiêu thụ hàng hoá diễn ra một cách nhanh chóng.
1.2 Vai trò của công tác tiêu thụ hàng hoá.
Tiêu thụ hàng hoá là giai đoạn cuối cùng của quá trình hoạt động nhưng nhiều khi là khâu quyết định sự tồn tại của các doanh nghiệp. Chỉ sau khi tiêu thụ đươc hàng hoá các doanh nghiệp có thể thu hồi vốn để tiếp tục quá trình hoạt động kinh doanh. Tiêu thụ hàng hoá là điều kiện tồn tại và phát triển của xã hội.
Bất cứ một đơn vi kinh doanh nào muốn tồn tại và phát triển đều phải đạt được mục tiêu về lợi nhuận. Trong khi đó để thu được lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải thoả mãn được điều kiện cần và đủ sau:
+ Bán được hàng hoá.
+ Giá bán lớn hơn giá vốn cộng với chi phí.
Như thế, nếu không có quá trình bán - mua thì các điều kiện trên không được thoả mãn, từ đó mục tiêu của doanh nghiệp không được thực hiện.
Trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ hàng hoá có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Công tác tiêu thụ hàng hoá được tổ chức tốt thì hoạt động kinh doanh mới được tiến hành thường xuyên, liên tục và doanh nghiệp mới đứng vững trên thị trường. Vì rằng sau khi hàng hoá được tiêu thụ thì doanh nghiệp sẽ thu được một lượng tiền êT (lợi nhuận) ngoài các chi phí. Với êT này doanh nghiệp có thể dùng để tiêu dùng (tồn tại) và phát triển. Như vây, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hoá giúp doanh nghiệp đạt được ba mục tiêu cơ bản là: lợi nhuận, vị thế, an toàn.
Trước đây trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp, Nhà nước đứng đằng sau các doanh nghiệp – thì vấn đề tiêu thụ hàng hoá được thực hiện hết sức giản đơn – kế hoạch hoá bằng chế độ cấp phát, giao nộp. Các doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo kế hoạch của cấp trên, việc đảm bảo các yếu tố vật chất (thương mại đầu vào) đã có cấp trên cấp phát theo quy định của Nhà nước. Sau đó giao nộp hàng hoá theo từng địa chỉ với số lượng, giá cả do Nhà nước định sẵn.
Như vậy trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung thì hoạt động tiêu thụ hàng hoá chỉ là việc tổ chức bán hàng hoá sản xuất ra theo kế hoạch với số lượng, giá cả được ấn định từ trước. Đó là thời kỳ “bán như cho” còn người tiêu dùng thì tranh nhau “mua như cướp”. Và giám đốc các doanh nghiệp có thể khệnh khạng, ngật ngưỡng trên chiếc ghế của mình với bộ mặt lạnh lùng khinh khỉnh ngồi duyệt bán hàng hoá cho khách hàng theo kiểu ban ơn.
Chuyển sang cơ chế thị trường, với sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế hàng hóa, các giám đốc đích thực đã phải lặn lội đến “bạc mặt” mới tìm kiếm được khách hàng mua hàng hoá của mình và nếu như trước đây khách hàng phải chạy chọt, thậm chí nài nỉ mới được mua một ít hàng, nhiều khi chất lượng chẳng ra gì hay chỉ để dự phòng chứ chưa cần dùng đến, thì bây giờ họ đã có thể lựa chọn những cái mình cần. Thay vì phải chạy vạy, xin xỏ, khách hàng đã trở thành những “thượng đế” có quyền phán xét và trả giá mặt hàng này, mặt hàng kia thông qua lá phiếu đồng tiền của họ. Thực tế kinh doanh cho thấy không thiếu hàng hoá tốt của một số doanh nghiệp vẫn không tiêu thụ được, bởi không biết cách tổ chức tiêu thụ nhất là dịch vụ khách hàng, không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Vì thế, để tiêu thụ hàng hoá, có thể trang trải được các khoản chi phí, đảm bảo kinh doanh có lãi thực sự khiến cho các doanh nghiệp phải suy nghĩ trăn trở chứ không phải bình thản như trước đây.
Nội dung của hoạt động dịch vụ trong tiêu thụ hàng hoá.
Dịch vụ là một lĩnh vực rất rộng, dịch vụ nằm trong cấu trúc nền sản xuất xã hội. Ngoài lĩnh vực sản xuất vật chất ra, dịch vụ chiế...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status