Mô hình kinh doanh B2B của bia24h.com - pdf 12

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
B. Nội dung:
I. Cơ sở lí luận:
1.1. Tổng quan thương mại điện tử b2b.
1.2. Các mô hình thương mại điện tử B2B:
1.2.1. Loại hình giao dịch bên mua chủ đạo (một người bán cho nhiều người
1.2.2. Loại hình bên bán chủ đạo( nhiều đến một).
1.2.3. Loại hình giao dịch qua trung gian( sàn giao dịch).
1.2.4. Loai hình thương mại hợp tác.
2. Mô tả mô hình kinh doanh B2B của Bia 24h.
2.1. Giới thiệu về 24h.com:
2.1.1. Giới thiệu về website:
2.1.2. Các loại hình dịch vụ và hàng hóa mà bia24h cung cấp:
2.2. Quy trình giao dich tại website:
2.2.1. Chào hàng:
2.2.2. Quy trình mua hàng:
2.3. Công nghệ bán hàng và dịch vụ bổ trợ:
2.3.1. Công nghệ bán hàng:
2.3.2. Các loại hình dịch vụ:
2.3.3. Đánh giá việc ứng dụng công nghệ của bia24h.com:
3. Mô tả mô hình tổ chức của bia24h.com.
3.1. Mô hình mà bia24h.com ứng dụng và mô tả:
3.2. Thuận lợi và khó khăn khi DN áp dụng mô hình TMĐT một đến nhiều:
3.3. Kinh nghiệm triển khai mô hình B2B của DN:
C. Kết luận:
A. Lời mở đầu:
Với mỗi doanh nghiệp đều có những mục tiêu, chiến lược khác nhau,và những điều kiện về nguồn nhân lực khác nhau.Để đạt được mục tiêu đặt ra, cần có chiến lược đúng dắn,và vận dụng các nguồn lực sẵn có một cách hợp lí.Do đó, doanh nghiệp khác nhau thì có những mô hình kinh doanh khác nhau.Cùng có điều kiện kinh doanh như nhau,tuy nhiên có những doanh nghiệp thành công vang dội, cũng có những doanh nghiệp bị thất bại ngay từ khi khơi mào bởi mô hình kinh doanh áp dụng không hợp lí.Như vậy chứng tở,mô hình kinh doanh có tác động rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.
Ngày nay với sự phát triển của tiến bộ khoa học công nghệ, doanh nghiệp đã áp dụng phương tiện kĩ thuật có hàm lượng tri thức cao vào kinh doanh tạo nên một loại hình kinh doanh mới là thương mại điện tử.Thương mại điện tử sử dụng công nghệ truyền thông số toàn cầu tạo ra một thị trường thương mại điện tử cho tất cả các loại hình hàng hóa dịch vụ.
Đối với mỗi thị trường thương mại điện tử đều có mô hình kinh doanh, trong đó sử dụng công nghệ bán hàng khác nhau khác nhau,tất cả đều tạo nên thành công cho doanh nghiệp nếu biết tận dụng và khai thác điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của mô hình đó.Mô hình thương mại điện tử B2B là loại hình thương mại điện tử có số lượng giao dịch lớn nhất,bên cạnh những thành tựu mà doanh nghiệp đạt được còn có những hạn chế.Vì vậy để tìm hiểu rõ hơn ưu điểm và hạn chế khi doanh nghiệp áp dụng mô hình thương mại điện tử trong quá trình kinh doanh, kết hợp với công nghệ bán hàng hiện đại, tui lựa chọn doanh nghiệp bia24h.com.
B. Nội dung:
I. Cơ sở lí luận:
1.1. Tổng quan thương mại điện tử b2b:
B2B là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Theo Tổ chức Liên hợp quốc về Hợp tác và Phát triển kinh tế (UNCTAD), TMĐT B2B chiếm tỷ trọng lớn trong TMĐT (khoảng 90%). Các giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng TMĐT như mạng giá trị gia tăng (VAN); dây chuyền cung ứng hàng hoá, dịch vụ (SCM), các sàn giao dịch TMĐT… Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua các hệ thống này. Ở một mức độ cao, các giao dịch này có thể diễn ra một cách tự động. TMĐT B2B đem lại nhiều lợi ích thực tế cho doanh nghiệp, đặc biệt giúp giảm các chi phí về thu thập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, đàm phán, tăng các cơ hội kinh doanh,
Tại Việt Nam, mô hình giao dịch B2B tiếp tục là lựa chọn chiếm ưu thế khi doanh nghiệp tiến hành xây dựng website thương mại điện tử. Trong khi tỷ lệ website có đối tượng mục tiêu là người tiêu dùng không thay đổi qua hai năm, thì tỷ lệ website hướng tới đối tác là tổ chức hay doanh nghiệp đã tăng từ 76,4% năm 2006 lên đến 84,8% năm 2007.Tuy nhiên có khá nhiều nỗ lực để phát triển B2B ở Việt Nam, song hầu hết đều chưa thành công. Nguyên nhân của việc chưa thành công này có rất nhiều, trong đó trước hết là nguyên nhân các điều kiện giao dịch điện tử chưa chín muồi
1.2. Các mô hình thương mại điện tử B2B:
1.2.1. Loại hình giao dịch bên mua chủ đạo (một người bán cho nhiều người mua)-một đến nhiều.
- Là thị trường điện tử dựa trên cơ sở web,trong dó một doanh nghiệp bán hàng hóa hay dịch vụ cho nhiều doanh nghiệp theo hình thức catalog điện tử hay đấu giá,thường thông qua mạng ngoại bộ(Extranet)
- Khách hàng có thể là Dn hay người tiêu dùng cá nhân.
- Thị trường TMĐT bên bán có cấu trúc tương tụ mô hình TMĐT của B2C,tuy nhiên khác nhau là ở quyền quyết định.
- Những người bán trong thị trường bên bán có thế là các nhà sản xuất click_and_mortar hay các nhà trung gian.Nhà trung gian có thể là doanh nghiệp thương mại điện tử thương mại thuần túy
- Dịch vụ khách hàng: Người bán hàng có thể cung cấp các dịch vụ khách hàng phức tạp, các dịch vụ khách hàng lựa chọn, đặt mua, thỏa thuận về vận chuyển cũng thuận lợi hơn.
Loại hình giao dịch bên mua chủ đạo hay còn gọi là thị trường điện tử bên bán(một đến nhiều) bao gồm 3 cách bán chính:
- Bán hàng trực tiếp từ catalog. Ví dụ: bigboxx.com
- Bán hàng thông qua đấu giá kì hạn(giá tăng dần). Ví dụ: GM bán dấu giá phụ tùng cũ.
- Bán một tới một thông qua hợp đồng dài hạn. Ví dụ: Moal Technologies
1.2.2. Loại hình bên bán chủ đạo( nhiều đến một).
- Khi một người mua hàng tìm đến thị trường bên bán,bộ phận mua hàng của người mua sẽ nhập dữ liệu một cách thủ công vào máy tính của họ và tiến hành tìm kiếm các cửa hàng (e-store),các phố bán điện tử trực tuyến(e-mail) để so sánh nhà cung ứng, sản phẩm. Quá trình này rất chậm và làm tốn nhiều chi phí.
- Đối với Dn lớn mua nhiều,giải pháp tốt nhất là mở riêng cho mình một thị trường điện tử riêng (gọi là thị trường điện tử bên mua ) và mời những người bán hàng duyệt xem và đáp ứng yêu cầu của họ. Thí dụ: GM
- Hoạt động mua hàng hóa của doanh nghiệp được gọi là mua sắm thường được các thay mặt mua hàng thực hiện.
Các phương pháp mua sắm hàng hóa và dịch vụ cơ bản trong thị trường bên Mua:
- Mua sắm điện tử
- Đấu giá ngược
- Một số phương pháp khác.
1.2.3. Loại hình giao dịch qua trung gian( sàn giao dịch).


uK9qwZr77wMN73G
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status