Tiểu luận Phân tích chiến lược của topcare - pdf 12

Download Tiểu luận Phân tích chiến lược của topcare miễn phí



I. Giới thiệu chung về công ty cổ phần topcare
II. Phân tích môi trường chiến lược
2.1. Tầm nhìn chiến lược, sứ mạng kinh doanh
2.2. Môi trường bên ngoài
2.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô
2.2.2. Phân tích môi trường ngành
2.3. Môi trường bên trong của topcare
2.3.1. Chuỗi giá trị
2.3.2. Năng lực cạnh tranh
2.3.3. Định hướng chiến lược
III. Đánh giá chiến lược của Topcare
3.1. Chiến lược cạnh tranh tổng quát của Topcare- chiến lược khác biệt hóa
3.2. Chiến lược tăng trưởng của Topcare
IV. Đánh giá tổ chức Topcare
2.3.4. Loại hình cấu trúc tổ chức
2.3.5. Phong cách lãnh đạo chiến lược
2.3.6. Một số nhận xét về văn hóa doanh nghiệp
V. Kết luận
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-31147/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

tới hoạt động nhập và bán hàng của công ty. Nhiều sản phẩm trở nên lỗi thời nhanh chóng nên rủi ro mà công ty có thể gặp phải là không nhỏ. Ví dụ, công ty có thể nhập một lô 1000 Ram 1Gb nhưng sau một tháng bán ra, trên thị trường xuất hiện Ram 2Gb, sản phẩm Ram 1Gb của công ty nhập về tồn kho rất nhiều. Đây là một thách thức cho công ty.
Bên cạnh đó, để phát triển hệ thống bán lẻ cũng cần có sự hỗ trợ them của khoa học công nghệ, trong bối cảnh suy thoái kinh tế như hiện nay, những nhà thiết kế bán lẻ cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ mới để thu hút thêm những khách hàng mới. Mua bán trực tuyến đang trở thành thói quen của nhiều người tiêu dùng trên thế giới. Việc bán hàng qua điện thoại di động và trên mạng xã hội là một bước tiến. Topcare đã và đang thực hiện chiến lược bán hàng qua mạng.
2.3.2. Đánh giá cường độ cạnh tranh
- Đe dọa gia nhập mới
Theo cam kết gia nhập WTO, từ 1/1/2009, thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ mở cửa, khi đó các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài sẽ được phép đầu tư, thành lập các kênh phân phối, siêu thị 100% vốn nước ngoài. Và nhiều tập đoàn bán lẻ thế giới đang chuẩn bị cho kế hoạch thâm nhập thị trường. Lĩnh vực bán lẻ điện máy cũng đang nằm trong tầm ngắm của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Theo các doanh nghiệp, hiện nay tập đoàn bán lẻ của Nhật Bản là Best Denky đã có mặt tại Việt Nam, liên kết với công ty thương mại và tiếp thị Bến Thành (Carings) thành lập siêu thị điện máy là Best-Carings tại Hà Nội và Cần Thơ.
Các tập đoàn lớn của Mỹ là Best Buy và Circuit City… đang chuẩn bị vào Việt Nam. Khi các tập đoàn này vào Việt Nam, chắc chắn không chỉ để mở 1-2 siêu thị tại nhiều tỉnh thành. Và khi đó thị trường điện máy bắt đầu cạnh tranh quyết liệt. theo đánh giá của GS Retail, thị trường bán lẻ hàng điện tử tiêu dùng Việt Nam đạt khoảng 3 tỷ USD năm 2007 và có tốc độ tăng trưởng lên đến 30-40%/năm trong giai đoạn 2008-2010. Bởi vậy, đây là “chiếc bánh” rất hấp dẫn trong con mắt các tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Họ có tiềm lực tài chính mạnh nên sẽ dễ chiếm linhx được những vị trí thuận lợi. Theo kết quả khảo sát và nghiên cứu thị trường của GFK và AC Nielsen, nhu cầu tiêu thụ trọng thị trường bán lẻ điện máy Việt Nam có thể đạt doanh thu khoảng 4 tỷ USD/năm, nhưng hiện nay, doanh số bán lẻ chung của các thị trường hiện chỉ đạt 1,2-1,3 tỷ USD, tương đương 40%. Còn đến 60% thị trường chưa được khai thác đúng mức.
Với tiềm năng tài chính mạnh, họ có thể sẽ sở hữu nhiều vị trí đất đẹp mà các doanh nghiệp Việt Nam không bao giờ có được và với tính chuyên nghiệp cao cùng năng lực bán hàng với số lượng lớn sẽ là thế mạnh gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các DN bán lẻ lớn của Việt Nam tuy gọi là lớn nhưng vẫn thua xa các tập đoàn nước ngoài về mọi mặt, vì vậy nếu không có kế hoạch và chiến lược phát triển chắc chắn sẽ bị thôn tính trong tương lai không xa, còn theo dự báo sẽ chỉ khoảng 20% các cửa hàng điện máy nhỏ lẻ tồn tại được và cũng chỉ tồn tại chủ yếu ở các vùng xa xôi.
Đe dọa từ các sản phẩm thay thế:
Mặc dù mặt hàng điện tử, điện lạnh ngày càng trở thành nhu cầu cao đối với người tiêu dùng, dần dần có thể trở thành mặt hàng thứ yếu, nhất là trong thực trạng nền kinh tế như hiện nay, thu nhập người dân tăng cao nhưng cũng không thể tránh được sự đe dọa từ các sản phẩm thay thế, đỉnh cao hơn, công nghệ hiện đại hơn mà công nghệ thông tin phát triển mạnh như hiện nay, sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu cho người tiêu dùng.
Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng
Nhà cung ứng có thể là những nhà cung cấp sản phẩm, mặt hàng cho doanh nghiệp. Các nhà cung ứng có quyền lựa chọn doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm cho mình. Siêu thị điện máy đua nhau ra đời khuyến mại và giảm giá, có quá nhiều siêu thị điện máy ai cũng muốn có những nhà cung ứng tốt và chất lượng vì vậy quyền lực thuộc về nhà cung ứng. Các doanh nghiệp phải có những chiến lược và chính sách để tạp ra được mối quan hệ lâu dài với nhà cung ứng để có thể có đủ nguồn hàng cho siêu thị điện máy phát triển. Topcare mặc dù đã và đang là hệ thống siêu thị điện máy lớn mạnh nhưng trước nó cũng có bao hiêu siêu thị điện máy tên tuổi khác. Đặc biệt là ngành điện tử, điện lạnh. Là ngành có mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành mạnh mẽ.và khốc liệt.
Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng
Đối với ngành bán lẻ điện tử, điện lạnh nói chung và Topcare plaza nói riêng, quyền lực của khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chân khách hàng. Lòng tin của khách hàng đói với siêu thị giảm đi khi họ quyết định chuyển sang siêu thị khác để lựa chọn sản phẩm.
Vài năm trở lại đây, người tiêu dùng luôn được chứng kiến cuôc cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực bán lẻ điện máy vói các chương trình khuyến mãi diễn ra liên tục. Nhiều sản phẩm điện máy có mức giảm giá từ 30%-50% trong mỗi đợt khuyến mãi.
Trong suốt cả năm, hầu như các siêu thị ddienj máy chẳng chịu ngồi yên, hàng loạt các chương trình khuyến mãi nào là: “giờ vàng giá sốc”, “mở kho hàng”, “xả hàng tồn kho”, “tuần lễ vàng”…diễn ra liên tục, vừa hết chương trình này thì lại thấy nối tiếp một chương trình khác, khiến khách hàng không thể đừng việc mua sắm. Tất cả đều là những chương trình hết sức hấp dẫn.
Tất cả những chương trình khuyến mãi đều nhằm mục đích thu hút khách hàng, các sản phẩm thì tương tự nhau, các chương trình khuyến mãi cũng tương đối như nhau trong những khoảng thời gian giống nhau vì vậy quyền lực thương lượng thuộc về khách hàng, họ được lựa chọn và quyết định. Vì thế, để cạnh tranh được, các siêu thị cần có sự khác biệt như những dịch vụ sau bán: bảo hành, lắp đặt…
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện tại trong ngành
Số lượng các đối thủ cạnh tranh trong ngành khá nhiều. Chỉ riêng thị trường phía Bắc điểm qua chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy có đến rất nhiều cái tên kinh doanh điện máy tiêu biểu như: Nguyễn Kim, Pico, HC, Trần Anh, Hanel trading, Việt Long, Mediamark, Best Carings…
Một đại gia từ Nam ra Bắc từng gây tiếng vang trên thị trường bán lẻ điện máy Hà Nội là Nguyễn Kim, với lợi thế là kinh nghiệm kinh doanh bán lẻ điện máy cũng như nguồn vốn từ trung tâm kinh tế lớn nhất nước, từ năm 2006 khi thị trường chưa có đại gia nào nổi lên, Nguyễn Kim đã Bắc tiến và khai trương hoành tráng bằng mẻ khuyến mãi được coi là lớn chưa từng có ở Miền Bắc thời điểm bấy giờ. Tuy nhiên, sau cú ra mắt ngoạn mục đó, hãng bán lẻ điện máy này sớm hạ nhiệt bởi không có chương trình bán hàng nào đủ sức vượt tầm chương trình ra mắt, đặc biệt khi thị trường có sự gia nhập và đầu tư tiềm lực tài chính làm thương hiệu của các siêu thị điện máy mới nổi lên sau đó, thì Nguyễn Kim không còn là cái tên duy nhất được nhắc đến. Pico cũng là một tên tuổi thường được nhắc đến. Dù gia nhập thị trường chưa lâu, sau thành công và cũn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status