Dự án xây dựng ký túc xá sinh viên trường đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - pdf 12

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

PHẦN 1:
GIẢI TRÌNH NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH DỰ ÁN THEO VĂN BẢN Ý KIẾN SỐ 110/BXD – HĐXD VÀ BIÊN BẢN HỌP THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
PHẦN 2:
NỘI DUNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. CHƯƠNG I:
SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN
2. CHƯƠNG II:
TÌNH HÌNH THỰC TRẠNG KHU VỰC DỰ ÁN
3. CHƯƠNG III
HÌNH THỨC ĐẦU TƯ
4. CHƯƠNG IV:
PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
5. CHƯƠNG V¬:
GIẢI PHÁP QUY HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ
PHÂN KHU CHỨC NĂNG
6. CHƯƠNG VI:
GIẢI PHÁP HẠ TẦNG KỸ THUẬT
7. CHƯƠNG VII:
GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
8. CHƯƠNG VIII:
TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
9. CHƯƠNG IX:
VỐN VÀ HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN
10. CHƯƠNG X:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ
11. CHƯƠNG XI:
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
12. CHƯƠNG XII:
PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC QUẢN LÝ, KHAI THÁC DỰ ÁN
13. CHƯƠNG XIII:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
14. CHƯƠNG XIV:
HỒ SƠ THIẾT KẾ CƠ SỞ
15. CHƯƠNG XV: CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ, PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM
PHẦN 1
GIẢI TRÌNH NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH DỰ ÁN THEO VĂN BẢN Ý KIẾN SỐ 110/BXD – HĐXD VÀ BIÊN BẢN HỌP THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
- Căn cứ văn bản số 110/BXD – HĐXD ngày 20/01/2010 của Bộ Xây Dựng gửi Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh về ý kiến thiết kế cơ sở công trình Khu ký túc xá sinh viên Đại học Quốc gia TP. HCM.
- Căn cứ biên bản họp ngày 29/01/2010 về việc thẩm định dự án đầu tư.
Các văn bản trên đề xuất những yêu cầu giải trình và điều chỉnh về thiết kế cơ sở và dự án đầu tư. Chi tiết yêu cầu giải trình và điều chỉnh thiết kế cơ sở và dựa án đầu tư như sau:
1. Hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà của các khu đất thực hiện dự án:
 Ý kiến Bộ Xây Dựng: Do hồ sơ chưa lập bản vẽ thiết kế cơ sở, yêu cầu lập bổ sung thiết kế cơ sở phần hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà của các khu đất thực hiện dự án đảm bảo kết nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo đúng Qh 1/500 được phê duyệt.
 Giải pháp: Lập bổ sung thiết kế cơ sở cho phần hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà và đảm bảo đấu nối phù hợp với QH 1/500 đã được phê duyệt. Xem hồ sơ thiết kế bổ sung phần bản vẽ hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà.
2. Các chứng chỉ hành nghề thiết kế:
 Ý kiến Bộ Xây Dựng: Các chứng chỉ hành nghề thiết kế của các chủ trì thiết kế cơ sở chưa đủ, cần bổ sung theo quy định.
 Giải pháp: Bổ sung đầy đủ tất cả các chứng chỉ hành nghề của các cá nhân chủ trì thiết kế theo quy định, đính kèm theo Hồ sơ dự án đầu tư.
3. Tầng cao công trình siêu thị:
 Ý kiến Bộ Xây Dựng:Theo quyết định số 1543/QĐ–ĐHQG–KHTC của Giám đốc Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu ký túc xá sinh viên Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, công trình siêu thị thuộc Khu B có quy mô 5 tầng. Tuy nhiên theo hồ sơ thiết kế cơ sở công trình siêu thị chỉ có quy mô 2 tầng. Chủ đầu tư cần kiểm tra điều chỉnh lại cho phù hợp với các nội dung khác của dự án.
 Giải pháp: Điều chỉnh quy mô khu siêu thị từ 2 tầng thành 5 tầng, đảm bảo phù hợp với QHCT 1/500 đã được phê duyệt.
4. Kết quả khoan khảo sát địa chất:
 Ý kiến Bộ Xây Dựng:Thiết kế cơ sở được lập căn cứ theo tài liệu khảo sát địa chất của một số công trình trên Lô B và lô D thuộc khu B, vì vậy chủ đầu tư tổ chức thực hiện khảo sát địa chất cho từng công trình để làm căn cứ thiết kế trong giai đoạn thiết kế tiếp theo.
 Giải pháp: Trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật tiếp theo, Chủ đầu tư sẽ tiến hành tổ chức khoan khảo sát địa chất cho từng công trình cho phù hợp quy định.
5. Danh mục bản vẽ hồ sơ thiết kế cơ sở:
 Ý kiến Bộ Xây dựng: Hồ sơ thiết kế cần được lập danh mục bản vẽ từng hạng mục công trình, sắp xếp rõ ràng, theo thứ tự để dễ theo dõi, xử lý, các bản vẽ thiết kế cơ sở phải có đầy đủ tên và chữ ký của người thiết kế, chủ trì thiết kế.
 Giải pháp: Lập bổ sung danh mục bản vẽ các hạng mục công trình bổ sung đính kèm hồ sơ thiết kế cơ sở
6. Thông số diện tích trên bản vẽ và thuyết minh
 Ý kiến bộ xây dựng: Kiểm tra rà soát lại thông số về diệnt ích đất xây dựng, diên tích sàn xây dựng của từng hạng mục công trình cho phù hợp giữa thuyết minh thiết kế, bản vẽ tổng thể, bản vẽ thiết kế từng hạng mục công trình và bảng tổng hợp chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật các hạng mục công trình của chủ đầu tư
 Giải pháp: Rà soát và điều chỉnh cho phù hợp tất cả các thông số.
7. Tiện nghi cho người khuyết tật
 Ý kiến bộ xây dựng: Khi triển khai các bước tiếp theo bổ sung thiết kế các tiện nghi cho người khuyết tật sử dụng theo quy định.
 Giải pháp: Kiểm tra điều chỉnh bản vẽ bổ sung các ramp dốc khu vực công cộng cho người khuyết tật, tổ chức nhà vệ sinh công cộng, thang máy và các thiết bị công cộng đảm bảo cho người khuyết tật sử dụng.
8. Địa điểm xây dựng:
 Ý kiến Hội đồng thẩm định: Kiểm tra lại vị trí địa điểm của dự án không thuộc đất của phường Linh Trung
 Giải pháp: Rà soát điều chỉnh lại toàn bộ địa điểm dự án trong thiết kế cơ sở và dự án đầu tư cho phù hợp với thực tế.
9. Căn cứ pháp lý tài chính:
 Ý kiến Hội đồng thẩm định: Bổ sung cơ sở căn cứ pháp lý tài chính như suất đầu tư.
 Giải pháp: Bổ sung văn bản giải trình cách tính toán và các cơ sở pháp lý được đính kèm trong cuốn tổng dự toán.
10. Ap dụng mẫu thiết kế điển hình do bộ ban hành.
 Ý kiến Hội đồng thẩm định: Yêu cầu giải trình việc không áp dụng mẫu thiết kế điển hình do bộ ban hành.
 Giải pháp:Việc này được giải trình như sau:
Theo mẫu thiết kế điển hình ký túc xá do bộ ban hành, các mẫu nhà ở sinh viên đều có bếp nấu ăn, dẫn đến chỉ tiêu trên 1 sinh viên từ 6,5m2 – 8,8m2 (chỉ tính diện tích trong phòng đã bao gồm cả diện tích vệ sinh và bếp).
Theo nghiên cứu tình hình thực tế, các nguồn thông tin do ban quản lý ký túc xá sinh viên đại học quốc gia cung cấp, thống nhất ý kiến chủ đầu tư và ban chỉ đạo dự án xây dựng ký túc xá sinh viên đại học quốc gia, để đảm bảo nguồn kinh phí ngân sách nhà nước và thời gian xây dựng nhanh nhất cho 60.000 sinh viên có chỗ ở, ban chỉ đạo, chủ đầu tư và đơn vị tư vấn đã thống nhất nghiên cứu nhiệm vụ thiết kế riêng cho dự án xây dựng ký túc xá sinh viên đại học quốc gia, vơi những đặc trưng sơ bộ như sau:
• Sinh viên không nấu ăn trong phòng, sẽ tổ chức các căntin tập trung các khu vực khác nhau với bán kính phục vụ <= 500m.
• Chỉ tiêu diện tích ở tối đa trong phòng: 4m2/sinh viên (đã bao gồm toilet, không bếp).
• Phòng ở tối đa 8 sinh viên, bao gồm giường ngủ, các tủ locker đựng đồ, toilet, giặt và logia phơi đồ. Phần sinh hoạt công cộng như tiếp khách, học tập, vui chơi giải trí được thiết kế riêng tại các tầng khối đế công trình.
• Chỉ tiêu diện tích xây dựng công trình bao gồm cả tầng sinh hoạt công cộng: tối đa 7m2/sinh viên.
Dựa trên nhiệm vụ thiết kế và mẫu thiết kế ban hành của bộ xây dựng, đơn vị tư vấn đã nghiên cứu lập 3 mẫu ký túc xá mới với dây chuyền chức năng, hình thức bố trí trong phòng và hình thức ghép khối tương tự như mẫu thiết kế điển hình do Bộ ban hành, nhưng lựa chọn giải pháp tiết kiệm nhất là ghép khối dạng hành lang giữa, hệ thống lõi thang máy thang bộ và kỹ thuật trung tâm, giảm tải trọng gió cho nhà cao tầng, đảm bảo được chỉ tiêu theo nhiệm vụ: 4m2/sinh viên (diện tích trong phòng), hệ thống lưới cột đều nhau, sử dụng lặp lại các phòng điển hình để tiết kiệm thời gian thi công và chi phí, có thể áp dụng thi công bán lắp ghép.
Với mẫu thiết kế mới tuy không áp dụng triệt để mẫu thiết kế do bộ ban hành, tuy nhiên đã tối ưu hóa diện tích sử dụng, các chỉ tiêu tiện nghi đảm bảo theo tiêu chuẩn, và tiết kiệm chi phí hơn so với mẫu bộ ban hành.




PHẦN 2
NỘI DUNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ



CHƯƠNG I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ DỰ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
1.1. Lý do lập dự án
Đại học Quốc gia Tp.HCM được thành lập theo Nghị định số 16/CP ngày 27/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm thực hiện chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo đại học và sau đại học, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Với vị trí và vai trò quan trọng hàng đầu trong mạng lưới các trường đại học, cao đẳng phía Nam và cả nước, việc quy hoạch chi tiết Đại học Quốc gia Tp.HCM cần được nghiên cứu hoàn chỉnh, thực hiện theo từng giai đoạn đầu tư, theo đúng định hướng quy hoạch, đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đào tạo trước mắt cũng như phát triển lâu dài.
Dự án đầu tư xây dựng Khu ký túc xá sinh viên, viết tắt là QG-HCM-06A, được tách ra từ dự án thành phần QG-HCM-06: Dự án đầu tư xây dựng Khu ký túc xá sinh viên và Khu nhà công vụ Đại học Quốc gia Tp.HCM nhằm thực hiện theo Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị; và Quyết định số 65/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho sinh viên các các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề thuê;
Việc giải quyết chỗ ở cho những đối tượng trên theo mô hình tập trung mang tính thời vụ sẽ tạo sự ổn định và tiết kiệm được kinh phí sinh hoạt cho các đối tượng sử dụng, hoàn chỉnh một không gian đô thị đại học khép kín.
Do đó, việc nghiên cứu, lập dự án đầu tư xây dựng công trình Ký Túc Xá Sinh Viên (thuộc dự án đầu tư QG-HCM-06A) nhằm tạo tiền đề cho việc thực hiện các công tác đầu tư xây dựng cơ bản khác, sớm đưa các công trình vào sử dụng đúng như yêu cầu hình thành Khu ký túc xá sinh viên, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của toàn Đại học Quốc gia Tp.HCM.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ hơn các yếu tố phát triển không gian, các hạng mục đầu tư xây dựng trong Dự án thành phần QG-HCM-06 được xác định trong đồ án QHCT tỷ lệ 1/2000 Đại học Quốc gia Tp.HCM và các đồ án QHCT tỷ lệ 1/500 Khu A ký túc xá sinh viên, Khu B ký túc xá sinh viên đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nghiên cứu, phát triển các hạng mục đầu tư xây dựng mang tính khả thi, phù hợp với quy hoạch được phê duyệt đồng thời phân đợt đầu tư hợp lý, tạo nền tảng vững chắc cho việc phát triển Khu ký túc xá sinh viên đồng bộ, nhanh chóng, đạt hiệu quả đầu tư cao.
Thông qua luận cứ và cơ sở trình bày, dự án ĐTXDCT sẽ khẳng định rõ sự cần thiết thực hiện dự án và tập trung đầu tư cho dự án, xác định rõ các công việc cần thực hiện, nhu cầu vốn, khả năng tập trung và bố trí các nguồn vốn, lộ trình thực hiện dự án.
Để triển khai xây dựng tiếp theo, dự án đầu tư xây dựng công trình QG-HCM-06A cần được nghiên cứu hoàn chỉnh, đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu trước mắt và phát triển lâu dài. Nguồn vốn ngân sách ở đây được tính như điều kiện cơ bản để thực hiện những hạng mục thiết yếu của dự án cùng với việc kêu gọi các nguồn vốn khác từ các chương trình hợp tác phát triển.
Tạo cơ sở pháp lý cho việc tiến hành các công tác đầu tư xây dựng cơ bản khác của dự án theo luật định.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thực hiện dự án được xác định trong quy hoạch chi tiết 1/2000 và quy hoạch chi tiết 1/500 được phê duyệt gồm 02 phân khu (khu A và khu B) với tổng diện tích 59,00 ha. Phạm vi từng phân khu được xác định trong ranh giới đường đỏ các lô đất theo quy hoạch với quy mô như sau:
 Khu A: Có tổng diện tích 20,95ha, trong đó:
+ Diện tích quy hoạch hiện hữu (Khu A hiện hữu): 14,82ha (không điều chỉnh quy hoạch);
+ Diện tích quy hoạch khu công viên dự kiến: 1,00ha;
+ Diện tích quy hoạch mở rộng (Khu A mở rộng): 5,13ha;
 Khu B: Có tổng diện tích 38,05ha, trong đó:
+ Diện tích quy hoạch hiện hữu (Khu B hiện hữu): 28,05ha;
+ Diện tích quy hoạch mở mở rộng (Khu B mở rộng): 10,0ha
II. CÁC CĂN CỨ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ:
2.1 Các căn cứ pháp lý của dự án:
- Căn cứ Nghị định số 07/2001/NĐ-CP ngày 1/2/2001 của Chính phủ về Đại học Quốc gia.
- Căn cứ Quyết định số .15/2001/QĐ-TTg ngày 12/2/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức lại Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
- Căn cứ Quyết định số 16/2001/QĐ-TTg ngày 12/2/2001 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia.
- Căn cứ Quyết định số 154/2001/QĐ-TTg ngày 10/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
- Căn cứ Công văn số 892/CP-KG ngày 29/07/2002 của Thủ tướng Chính phủ thông qua Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
- Căn cứ Quyết định số 660/QĐ-TTg ngày 17/6/2003 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Quy hoạch chi tiết 1/2000 Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
- Định hướng chiến lược trung hạn phát triển Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh năm 2001 đến năm 2005 và các năm tiếp theo.
- Điều lệ Quản lý xây dựng Đại học Quốc gia TPHCM.
- Căn cứ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu A Ký túc xá- Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh được Đại học Quốc gia TPHCM phê duyệt ngày 14/09/1998.
- Căn cứ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu B Ký túc xá- Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh được phê duyệt theo Quyết định số 394/ QĐ/ĐHQG-KHTC ngày 13/ 07 /2004 của Đại học Quốc gia TPHCM.
Tầng 1:
- Sảnh chính: Bố trí trên trục lối vào chính, ngay giữa công trình, sảnh chính được bố trí tầng cao độc lập vượt tầng, có khu chờ, các khu quầy hướng dẫn văn thư, quầy làm thủ tục nhập xuất viện, quầy thu viện phí, quầy dược cấp phát thuốc Từ sảnh chính có thể liên hệ với khu khám bệnh đa khoa, khu kỹ thuật nghiệp vụ chẩn đóan xét nghiệm, khu thang máy trung tâm và các hành lang nối với khối nội trú.
- Khu khám đa khoa và điều trị ngoại trú: Nằm bên trái sảnh chính nhìn từ lối vào chính, có lối đi riêng. Tại đây bố trí khu vực đợi chung cho các phòng khám có các quầy tiếp nhận hồ sơ, quầy thu tiền, quầy bán thuốc, các phòng khám được xếp theo từng khu như: khu khám nội, thần kinh, da liễu, đông y, nhi, ngoại, phụ sản, mắt, tai mui họng, răng hàm mặt và bộ phận nghiệp vụ phụ trợ.
- Khu kỹ thuật nghiệp vụ: nội tiếp với khu khám bệnh, tại đây bố trí các khoa chẩn đoán hình ảnh, các phòng khám thăm dò chưc năng với sảnh lớn kết hợp khu chờ.
- Khu cấp cứu: nối tiếp khu kỹ thuật nghiệp vụ và chẩn đoán, có đường vào cấp cứu riêng, bố trí gần cổng phụ và liên hệ thuận tiện với các khu xét nghiệm và kỹ thuật nghiệp vụ.
- Cụm thang máy và thang bộ chính: bố trí độc lập trên hành lang rộng rãi nối 2 khối nhà 3 và 5 tầng .
Tầng 2 : Bố trí các khoa:
- Khu hành chánh quản trị: Nằm bên trên khối cấp cứu, gồm các phòng của ban giám đốc, các phòng nghiệp vụ, phòng giao ban bệnh viện, khu lưu trữ hồ sơ và thư viện.
- Khu khám bệnh: nối tiếp khu khám tầng trệt qua hệ thống thang bộ.
- Khu xét nghiệm huyết học, vi sinh, hóa sinh, y học thực nghiệm .
- Khối nội trú có 2 đơn nguyên .
Tầng 3 :
- Khu khám bệnh: nối tiếp khu khám tầng 2 qua hệ thống thang bộ.
- Khu hồi sức cấp cứu gồm khu mổ và săn sóc đặc biệt nằm bên trên khu kỹ thuật nghiệp vụ tầng 2, đường đi lại trong khu mổ đảm bảo theo nguyên tắc càng vào gần phòng mổ càng vô trùng cao, có hành lang riêng biệt đưa bệnh nhân vào phòng mổ và đường đi riêng cho phẫu thuật viên vào khu mổ.
- Khối nội trú có 2 đơn nguyên.
Tầng 4 đến tầng 5 :
Bố trí các đơn nguyên nội trú (4 đơn nguyên).
 Lô đất hướng đông (lô 2) :
o Khối nhà chính ( cao 5 tầng ):
- Tầng trệt: Bố trí sảnh rong cho thân nhân thăm bệnh, khoa vật lý trị liệu, nhà xe nhân viên .
- Tầng 2 – tầng 5: Các đơn nguyên nội trú ( 8 đơn nguyên )
o Khối nhà khác (1 tầng) :
Hợp khối có khoảng cây xanh cách ly với khối nội trú
o Khối nhà bếp – nhà ăn và dịch vụ :
Bố trí đầu khối phụ trợ, thuận tiện cho phục vụ.
o Khối nhà trung tâm tiệt khuẩn- nhà giặt ( khoa chống nhiểm khuẩn )
o Khối nhà khoa giải phẩu bệnh lý :
Bố trí góc sau khu đất, gồm phòng tang lễ, phòng để xác và khu giải phẩu bệnh lý, phía trước có sân rộng để phục vụ cho xe tang .
o Xưởng sửa chữa, kho vật tư y tế ,nhà đặt máy phát điện và các công trình xử lý nước thải : được bố trí phía sau khu đất, có khoảng trống cây xanh bao che.
 GIẢI PHÁP MẶT ĐỨNG CÔNG TRÌNH :
- Vật liệu trang trí mặt đứng là ốp nhôm bằng các tấm nhôm Alucomat để đạt độ bền và vệ sinh kết hợp với sơn nước kẽ joint.
- Cửa đi và cửa sổ sử dụng vật liệu nhôm kính.
- Kiến trúc của công trình là sự kết hợp bố cục giữa các khối nhà, đường nét kỹ hà đơn giãn, không gian trung tâm như sảnh chờ và đại sảnh của công trình được thiết kế thông tầng tạo cảm giác rộng mỡ và lấy thông thoáng cho công trình.
 GIẢI PHÁP VẬT LIỆU XÂY DỰNG :
 Nội thất :
- Toàn bộ tường ngoài nhà và tường ngăn các phòng có yêu cầu đặc biệt, xây gạch với chiều dày 200, mặt ngoài nhà bả mastic sơn nước và ốp nhôm.
- Các tường trong xây gạch dầy 100 kết hợp với các vách ngăn kiếng nhẹ cơ động để tiết kiệm diện tích như các phòng khám bệnh, phòng lưu bệnh ….
- Các phòng chức năng đặc biệt như phòng mổ, phòng Xquang, phòng City được cấu tạo theo các tiêu chuẩn qui định của ngành
- Tường của các phòng có yêu cầu vệ sinh, vô khuẩn sẽ được ốp gạch men kính cao > 1m5. Các tường trong nhà không có yêu cầu đặc biệt trát vữa và sơn nước .
- Phòng x quang san nền, tường được phủ vật liệu cách điện và chống tia phóng xạ.
- Sàn các tầng được lát gạch ceramic, ngoại trú các sàn nên thường xuyên cọ rửa, khữ trùng như khu cấp cứu, khu mổ, hậu phẫu … được thiết kế bằng vật liệu chống thấm dễ cọ rửa để bảo đảm vệ sinh chống nhiễm khuẩn.
- Đối với các phòng có sử dụng axit như phòng xét nghiệm, sàn và mặt bàn xét nghiệm, chậu rửa và bệ phải làm bằng vật liệu chống axit .
- Tường sàn vệ sinh sử dụng gạch ceramic nhám chống trơn trượt.
- Lát đá granite toàn bộ tầng trệt, khu vực cầu thang, các khu vực sảnh thang các tầng.
- Trần nhà chủ yếu là trần thạch cao khung nổi đảm bảo thời gian thi công nhanh và tiện cho việc sửa chữa sau này. Các khu vực có nhu cầu cao về trang trí thì đóng trần thạch cao khung nhôm chìm.
 Hệ thống cửa:
- Cửa ngòai nhà sử dụng khung nhôm kính
- Cửa đi bên trong và cửa vệ sinh nhôm kính.
- Cửa thóat hiểm sử dụng theo mẫu nhà sản xuất.
 KHÁI QUÁT VỀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT NGOẠI VI
 Giao thông – sân bãi
o Trong tổng mặt bằng khu bệnh viện bố trí các đường đi lại hợp lí. Bố trí các đường đi lại và vận chuyển riêng biệt cho:
- Nhân viên và khách.
- Người bệnh.
- Khu nhiễm và người bệnh .
- Thực phẩm và đồ dùng sạch.
- Xác, rác và đồ vật bẩn.
o Trong bệnh viện có các loại đường đi:
- Cho xe cấp cứu, xe chữa cháy, xe vận chuyển, xem thăm bệnh nhân đặc biệt.
- Nối với các công trình nội trú, kĩ thuật nghiệp vụ và khám bệnh.
- Dạo chơi, đi bộ cho người bệnh.
o Bãi xe :
- Bãi xe cho khách đến khám chữa bệnh ngoại trú.
- Bãi xe cho khách và thân nhân đến thăm bệnh nội trú.
- Nhà xe cho nhân viên và y bác sĩ bệnh viện.
- Nhà xe cho xe cấp cứu .
o Có các loại đường theo yêu cầu sử dụng và cảnh quan:
- Đường bê tông nhựa nóng cho giao thông cơ giới.
- Đường bê tông lát gạch trang trí cho giao thông bộ hành.
- Đường dạo trong thảm cỏ công viên bê tông đan sỏi hay các loại vật liệu trang trí khác.
- Diện tích giao thông sân bãi toàn khu : 13.882,7 m2
 Cây xanh cảnh quan :
- Mật độ diện tích cây xanh đạt được 36% tổng diện tích khu đất xây dựng.
- Trong bệnh viện theo khu vực sẽ trồng các loại cây lấy bóng mát, cây bụi thấp tạo cảnh quan theo bố cục, cây kiểng làm điểm nhấn, không được trồng các loại cây có hoa quả thu hút ruồi muỗi, sâu bọ, loại cây dễ đổ, giữ ẩm và loại cây có nhựa độc.

NHÀ VĂN HÓA SINH VIÊN:
 Vị trí, yêu cầu và quy mô đầu tư:
 Vị trí:
Nh văn hóa Đại học Quốc gia Tp.HCM tọa lạc trên lô đất rộng: 26.542,81 m2.
Trong đó: Khu nhà văn hóa: 16.591,65 m2
Cĩ bốn mặt tiếp giáp như sau:
- Phía Đông Bắc giáp đường 14
- Phía Tây Bắc giáp đường số 15
- Phía Đông nam giáp đường trục T1
- Phía Ty Nam giáp đất quy hoạch.
 Yêu cầu:
- Nh văn hóa Đại học Quốc gia Tp.HCM là công trình văn hóa, có nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực, có nhiều hoạt động văn hoá x hội ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ĐHQG nên hình thức kiến trc phải mang nt đặc trưng, hiện đại, thông thoáng, bền vững, hiệu quả.
- Nhà văn hóa Đại học Quốc gia Tp.HCM là trung tâm sinh hoạt vui chơi, giao lưu, học tập của làng ĐHQG Tp.HCM, đáp ứng việc phát triển toàn diện về: Đức dục-thể dục-trí dục cho sinh viên nói riêng và dân cư trong khu vực nói chung.
- Cơng trình phải đáp ứng được các yêu cầu sử dụng hiện tại cũng như lâu dài.
- Cơng trình cĩ quy mơ v kiến trc ph hợp, hin đại, là điểm nhấn cho khu vực.
- Cơng trình phải đáp ứng tốt các điều kiện vi khí hậu và môi trường.
- Hình khối, công năng: Nhà văn hóa Đại học Quốc gia Tp.HCM là một công trình văn hóa đặc sắc, thể hiện được tính văn hóa, tạo hình đơn giản, trong sáng, dễ nhận diện v trở nn thân thiện và gần gũi với mọi người, mang dáng dấp năng động phù hợp giới trẻ riêng nhưng phải chỉn chu nghiêm túc và hịa hợp với tổng thể của làng Đại học.
- Cơng trình chia lm 1 khu:
o Khu 1: Khu nhà văn hóa chính: chọn giải pháp bố cục tập trung để tiết kiệm diện tích, cô đọng trong hình khối Elip, mang tính biểu cảm cao.
 Qui mơ thiết kế:
- Cơng trình cơng cộng, cấp I
- Quy mơ 03 khn phịng 250-350 chỗ
- 01 khn phịng 500 chỗ
- Với tiu chuẩn 6-10m² /khn giả
- Dt khu đất: 26.542,81 m² tương đương quy mô thiết kế: 2.650 người
- Cơng trình bố trí các chức năng của nhà văn hóa kết hợp dịch vụ thương mại.
- Yu cầu với khu nhà văn hóa chính: 3 tầng, mật độ XD <30%
- Hệ thống cây xanh thảm cỏ vừa đáp ứng về mật độ, vừa đảm bảo vi khí hậu cho toàn công trình.
- Sân đường: đường nội bộ và hệ thống bi xe ngồi trời bố trí xung quanh khu đất.


fwia4E5gG9li25D
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status