Báo cáo Thống kê về dự án kinh doanh cửa hàng 24h - pdf 12

Download Báo cáo Thống kê về dự án kinh doanh cửa hàng 24h miễn phí



Đa số sinh viên đều quan tâm đến cả chất lượng và giá cả của hàng hóa dù ở mức chi tiêu như thế nào. Tuy nhiên, ở mức tổng chi tiêu hàng tháng trên 2 triệu thì ta nhận thấy rằng, họ quan tâm đến chất lượng nhiều hơn là giá cả hàng hóa. Do đó khi thực hiện mở cửa hàng 24h, cần chú trọng đến giá cả và đặc biệt là chất lượng hàng hóa cung cấp cho sinh viên.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-31064/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

BÁO CÁO THỐNG KÊ VỀ DỰ ÁN KINH DOANH CỬA HÀNG 24H
Mở đầu
* Lý do chọn đề tài:
Khu vực Đại học Quốc Gia là nơi tập trung với số lượng lớn sinh viên. Do đó, trong khu vực có nhiều loại hình kinh doanh phục vụ nhu cầu học tập và sinh hoạt của sinh viên. Chúng tôi, những sinh viên Đại học Quốc Gia hiểu rõ nhu cầu mua hàng tiêu dùng của sinh viên là rất cần thiết.
Nhưng trên thực tế, những loại hình kinh doanh về hàng tiêu dùng chưa đáp ứng thật tốt nhu cầu của sinh viên. Ý tưởng kinh doanh cửa hàng 24h xuất phát từ sự mong muốn một cửa hàng đáp ứng tốt về chất lượng và giá cả của sản phẩm cho đối tượng chủ yếu là sinh viên.
Chúng tui tập trung nhiều đến khu vực Đại học Quốc Gia, chọn đây là nơi tiến hành khảo sát để thực hiện kế hoạch mở cửa hàng 24h đầu tiên. Bên cạnh đó, để xác định hướng phát triển tiềm năng cho chuỗi cửa hàng 24h, chúng tui mở rộng hướng khảo sát cho khu vực Thủ Đức và quận 9.
* Việc tiến hành khảo sát cho dự án này nhằm mục tiêu:
- Khảo sát về nhu cầu mua hàng tiêu dùng của sinh viên dựa trên những đặc điểm của cửa hàng 24h.
- Sử dụng thống kê mô tả và thống kê suy diễn để phân tích các yếu tố liên quan đến nhu cầu mua hàng tiêu dùng của sinh viên.
- Đưa ra quyết định nên hay không nên thực hiện dự án kinh doanh cửa hàng 24h và hướng giải pháp để hoàn thiện cửa hàng.
* Ý nghĩa của đề tài thống kê:
- Việc sử dụng phương pháp thống kê để điều tra, nghiên cứu thị trường cho ý tưởng kinh doanh. Đồng thời, hỗ trợ chúng tui đưa ra những quyết định đúng đắn cho dự án cửa hàng 24h.
- Chúng tui hi vọng báo cáo thống kê này sẽ là một tài liệu hữu ích nhằm kêu gọi đầu tư và tài liệu tham khảo cho môn học thống kê của sinh viên.
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
1. Thu thập dữ liệu:
- Số lượng mẫu:
Với mục đích điều tra nghiên cứu về nhu cầu mua sắm hàng tiêu dùng của các bạn sinh viên ở cửa hàng 24h, chúng tui phát phiếu điều tra diện rộng vào cuối tháng 11 năm 2009. Nội dung nghiên cứu chỉ phản ánh nhu cầu mua hàng tiêu dùng của các bạn sinh viên ở cửa hàng 24h và mức độ ưa thích của sinh viên đối với các nơi mua sắm là đối thủ cạnh tranh của cửa hàng.
- Địa bàn lấy mẫu: căn cứ vào nơi mà cửa hàng dự định sẽ mở, chúng tui tiến hành khảo sát ở khu vực Đại học quốc gia 103 sinh viên.
- Khu vực khảo sát mở rộng :quận 9 và thủ Đức 60 sinh viên.
- Phương pháp lấy mẫu:
Do thời gian và kinh phí hạn chế nên chúng tui chỉ tiến hành lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện. Chúng tui tiến hanh điều tra thử 20 bảng câu hỏi nhằm kiểm tra tính tương thích của bảng câu hỏi và các biến đã xác định bằng phương pháp định tính. Sau đó tiến hành điều tra chính thức để thu thập dữ liệu trên mẫu.
2. Tóm tắt và trình bày dữ liệu
- Lập bảng tần số cho dữ liệu định tính:
Đối với dữ liệu định tính thu thập từ các tiêu thức thuộc tính như giới tính… hay thu thập từ các tiêu thức số lượng nhưng qua các thang đo định tính như mức thu nhập ( dưới 1 triệu đồng, từ 1-2 triệu đồng…) người ta thường đếm xem có bao nhiêu đơn vị quan sát có cùng một biểu hiện và so với tổng số quan sát thì số đơn vị có cùng biểu hiện này chiếm bao nhiêu phần trăm. Kết quả thường được trình bày dưới dạng bảng tần số. Ở dạng cơ bản nhất thì bảng tần số thường bao gồm hai cột tính toán là tần số và tần suất %.
- Lập bảng tần số cho dữ liệu định lượng:
Đối với dữ liệu định lượng thu thập từ các thang đo định lượng, khi số quan sát khá nhiều lên đến vài chục, hàng trăm hay hơn thì chúng ta cần lập bảng tần số tương tự như trong trường hợp dữ liệu định tính. Trong trường hợp các trị số thu thập được có ít giá trị thì mỗi trị số là một tổ hay nhóm. Trong trường hợp có quá nhiều trị số tức là có quá nhiều nhóm thì các trị số hay nhóm sẽ được sắp xếp lại với nhau để số tổ nhóm ít lại, dễ cho việc quan sát và cảm nhận.
Khi phân tổ đối với dữ liệu định lượng thì chúng ta có thể phân tổ có khoảng cách tổ đều tùy theo tính chất của hiện tượng nghiên cứu hay tùy theo mục đích so sánh và phân tích của những người nghiên cứu. Nếu mức độ của các đơn vị phân tán đều thì sử dụng phân tổ có khoảng cách đều. Nếu các đơn vị có mức độ phân tán không đều thì chúng ta có thể phân tổ có khoảng cách không đều chứ không nhất thiết phải phân tổ đều.
- Sử dụng đồ thị phân phối tần số:
Biểu đồ và đồ thị thống kê là các hình vẽ, đường nét hình học dùng để mô tả có tính quy ước các số liệu thống kê. Bảng thống kê chỉ dùng các con số và cung cấp những thông tin chi tiết, còn biểu đồ và đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp với hình vẽ, đường nét và màu sắc để tóm tắt và trình bày các đặc trưng chủ yếu của hiện tượng nghiên cứu, phản ánh một cách khái quát các đặc điểm về cơ cấu, mối liên hệ, quan hệ so sánh, xu hướng biến động … của hiện tượng nghiên cứu.
Do dùng hình vẽ, đường nét và màu sắc để biểu hiện mức độ của hiện tượng nên đồ thị thống kê rất sinh động, có sức hấp dẫn mạnh mẽ, giúp cho người xem nhận thức được những đặc điểm cơ bản của hiện tượng một cách dễ dàng, nhanh chóng, làm cho những người dù ít hiểu biết về thống kê vẫn có thể nhận ra được nội dung chủ yếu của vấn đề được trình bày trên đồ thị.
3. Phân tích dữ liệu:
- Thống kê mô tả:
Đối với dữ liệu định lượng, chúng ta có thể tóm tắt tốt hơn khi có khối lượng dữ liệu lớn, đó là dùng các đại lượng thống kê mô tả. Các đại lượng thống kê mô tả thường sử dụng nhất được chia làm hai nhóm: nhóm các đại lượng thể hiện mức độ tập trung của dữ liệu, và nhóm các đại lượng thể hiện độ phân tán của dữ liệu. Chúng ta cần tính toán cả hai đại lượng đo lường này vì chúng phản ánh hai khía cạnh của tập hợp dữ liệu đã thu thập.
Các đại lượng đo lường mức độ tập trung của dữ liệu thường dùng là trung bình cộng, mode, trung vị. Trong đó trung bình cộng được sử dụng phổ biến nhất. Các đại lượng đo lường độ phân tán của dữ liệu thường dùng là khoảng biến thiên, độ lệch tuyệt đối bình quân, phương sai, độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên. Trong đó độ lệch chuẩn được sử dụng phổ biến nhất.
+ Số trung bình cộng được tính bằng cách đem chia tổng tất cả các trị số của các đơn vị cho số đơn vị tổng thế.
+ Mode là biểu hiện của một tiêu thức được gặp nhiều nhất trong tổng thể. Đối với một dãy số lượng biến, mode là lượng biến có tần số lớn nhất.
Mode không chịu ảnh hưởng của các lượng biến đột xuất, nhưng cũng chính điều này làm cho mode kém nhạy bén với sự biến thiên của tiêu thức. Trong thực tế mode được sử dụng ít hơn số trung vị và số trung bình.
+ Trung vị là lượng biến của đơn vị đứng ở vị trí giữa trong dãy số lượng biến đã được sắp xếp theo thứ tự tăng dần. Số trung vị chia dãy số làm hai phần, mỗi phần có số đơn vị tổng thể bằng nhau.
Trung vị biểu hiện m
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status