Một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của các siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 - pdf 12

Download Luận văn Một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của các siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 miễn phí



MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
I. Sự cần thiết của đề tài
II. Mục đích, đối tượng và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu
III. Phương pháp nghiên cứu
IV. Bố cục luận văn
CHƯƠNG I:MỘT SỐ NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÂN PHỐI VÀ TỔNG QUAN VỀ
SIÊU THỊ
1.1 Một số nhận thức cơ bản về phân phối sản phẩm .1
1.1.1 Khái niệm về Marketing .1
1.1.2 Thị trường và thị trường mục tiêu .2
1.1.2.1 Khái niệm về thị trường.2
1.1.2.2 Chức năng của thị trường .2
1.1.2.3 Phân khúc thị trường .2
1.1.2.4 Thị trường mục tiêu .3
1.1.3 Hệ thống phân phối hàng tiêu dùng .4
1.1.3.1 Khái niệm về phân phối.4
1.1.3.2 Kênh phânphối .4
a. Khái niệm .4
b. Cấu trúc kênh phân phối .5
c. Các trung gian trong kênh phân phối .5
d. Tổ chức và quản trị kênh phân phối .6
1.1.3.3 Các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng.10
a. Khái niệm chung về bán lẻ.10
b. Phân loại các loại hình bánlẻ.10
c. Giới thiệu sơ lược một số cửa hàng bán lẻ.10
1.2 Tổng quan về siêu thị .12
1.2.1 Giới thiệu vềsiêu thị .12
1.2.2 Loại hình bán lẻ siêu thị .13
1.2.2.1 Đặc trưng củasiêu thị .13
1.2.2.2 Phân loại siêu thị .14
a.Phân loại siêu thị theo quy mô.14
b.Phân loại siêu thị theo chiến lược và chính sách kinh doanh .14
1.3 Vị trí vai trò của siêu thị trong hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng .16
1.4 Lịch sử phát triển của siêu thị trên thế giới.17
1.4.1 Lịch sử phát triển của siêu thị thếgiới .17
1.4.1.1 Lý thuyết của cửa hàng bánlẻ.17
1.4.1.2 Quá trình ra đời và phát triển.18
1.4.2 Một số kinh nghiệm .20
Tóm tắt chương I .21
CHƯƠNG II:HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC SIÊU THỊ TẠI TP.HCM
2.1 Sự phát triển của loại hình siêu thị tại Tp.HCM.22
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển .22
2.1.2 Giới thiệu về mô hình tổ chức các siêu thị tại Tp.HCM .24
2.2 Tình hình tổ chức hoạt động kinh doanh của các siêu thị tại Tp.HCM .24
2.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy.24
2.2.2 Quy mô hoạt động .25
2.2.3 Hoạt động phân phối tại các siêu thị .26
2.2.3.1 cách bán hàng .26
2.2.3.2 Khách hàng của siêu thị .27
2.2.3.3 Hàng hóa kinh doanh tại siêu thị.29
2.2.3.4 Hoạt động marketing của các siêu thị .30
2.2.3.5 Công tác tổ chức nguồn hàng .31
2.2.3.6 Nhân lực hoạt động tại các siêu thị .32
2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đếnsự phát triển và hoạt động kinh doanh của siêu thị.
2.3.1 Các yếu tố môi trường vĩmô.34
2.3.1.1 Môi trường chính trị và pháp luật .34
2.3.1.2 Môi trường kinh tế .34
2.3.1.3 Môi trường văn hóa – xã hội .36
2.3.1.4 Môi trường tự nhiên .38
a. Về dân số .38
b. Về cơ sở hạ tầng .38
2.3.1.5 Môi trường khoa học – kỹ thuật .39
2.3.2 Các yếu tố môi trường vimô.39
2.3.2.1 Các đối thủ tiềm ẩn .40
2.3.2.2 Các nhà cung cấp .40
2.3.2.3 Khách hàng .40
2.3.2.4 Các sản phẩm dịchvụ thay thế .41
2.3.2.5 Cạnh tranh trong nội bộ ngành.43
2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của các siêu thị .43
Tóm tắt chương II .44
Trang 2
CHƯƠNG III:MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÁC SIÊU THỊ TẠI TP.HCM ĐẾN NĂM 2010
3.1 Định hướng, mục tiêu phát triển của hệ thống các siêu thị tại Tp.HCM đến năm
2010 45
3.1.1 Dự báo sự phát triển của hệ thống các siêu thị tại Tp.HCM đến năm 2010.
3.1.1.1 Các yếu tố xã hội .45
3.1.1.2 Các yếu tố kinh tế .46
3.1.1.3 Xu hướng phát triển siêu thị .46
3.1.2 Quan điểm, mục tiêu phát triển hệ thống các siêu thị tại Tp.HCM đến năm 2010.47
3.1.2.1 Quan điểm .47
3.1.2.2 Mục tiêu.48
3.1.3 Định hướng phát triển hệ thống các siêu thị tại Tp.HCM từ nay đến năm 2010.48
3.1.3.1 Quy mô siêu thị .48
3.1.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật của siêu thị .49
3.1.3.3 Tổ chức hoạt động kinh doanh của siêu thị.50
3.2 Một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của các siêu thị tại Tp.HCM đến năm 2010 51
3.2.1 Phát triển đồng bộ, tập trung hệ thống các siêu thị .51
3.2.2 Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh 53
3.2.3 Nâng cao hiệu quả trong công tác quản trị ngành hàng.54
3.2.4 Chuyên nghiệp hóa hoạt động tiếp thị trực tiếp .56
3.2.5 Xây dựng hệ thống dữ liệuthông tin khách hàng .57
3.2.6 Tổ chức hoàn thiện đội ngũ nhân sự trong hoạt động kinh doanh của siêu thị .59
3.2.7 Kiến nghị.60
Tóm tắt chương III .62
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC PHỤ LỤC
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-31511/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

đáng chú ý là chính sách giá và chính sách xúc tiến yểm trợ bán hàng.
Trang 33
Các siêu thị đều cố gắng thực hiện tiêu chí giá thấp và linh hoạt. Các siêu thị
đều thường xuyên nghiên cứu thăm dò giá cả hàng hóa trên thị trường và chính sách
giá cả của đối thủ cạnh tranh để có chính sách giá hợp lý cho siêu thị của mình.
Thực tế cũng đã chứng minh, những siêu thị cố gắng phấn đấu giảm chi phí để bán
hàng với giá thấp (điển hình là hệ thống siêu thị Sài Gòn Co-opmart) thường thu hút
đông đảo khách hàng.
Trong hoạt động xúc tiến và yểm trợ bán hàng, các siêu thị đều đã cố gắng
tìm ra phòng cách riêng của mình. Những siêu thị nào thường xuyên có các hoạt
động khuyến mãi cũng đã thu hút đông lượng khách hàng và những siêu thị làm ăn
có hiệu quả đều là những siêu thị biết chi cho hoạt động khuyến mãi một khoản ngân
quỹ phù hợp. Tâm lý người tiêu dùng bao giờ cũng thích được lợi thêm. Do đó mỗi
khi có đợt khuyến mãi vào các dịp lễ, tết, giới thiệu sản phẩm mới, số lượng khách
hàng đến siêu thị tăng vọt và doanh số bán hàng cũng tương ứng tăng theo.
Ngày nay, các hình thức xúc tiến bán hàng của các siêu thị đang hoạt động
kinh doanh tại Tp.HCM là rất phong phú và đa dạng như:
- Các chương trình thẻ ưu đãi cho khách hàng thân thiết, chương trình
bốc thăm trúng thưởng với những giải thưởng lớn như: xe hơi, xe máy, tivi… là các
hình thức thường được áp dụng nhiều nhất tại các siêu thị.
- Một số siêu thị đã kết hợp hoạt động kinh doanh với các chương trình
giải trí cuối tuần như: công viên nước, ca nhạc hay chương trình trò chơi truyền hình.
Nhìn chung, các hoạt động Marketing mà các siêu thị đang triển khai áp dụng
là khá đa dạng, phong phú và có tính linh hoạt cao. Các siêu thị luôn tìm giải pháp
đặc trưng riêng của mình nhằm thu hút lượng khách hàng đến siêu thị của mình
nhiều hơn và hơn thế nữa là luôn cố gắng để lưu giữ các khách hàng trung thành, tạo
sự ổn định trong một nhóm đối tượng khách hàng trung thành này.
2.2.3.5 Công tác tổ chức nguồn hàng
Để có được nguồn hàng phong phú và đa dạng, chất lượng đảm bảo, giá cả
hợp lý, nhằm phục vụ tốt nhu cầu người tiêu dùng, các siêu thị đều rất chú trọng
công tác tổ chức nguồn hàndg.
Phần lớn các siêu thị ở thành phố đều nghiên cứu tìm những nguồn hàng ổn
định, các nhà cung cấp có uy tín để giải quyết vấn đề đầu vào cho siêu thị của mình.
Trong công tác tổ chức nguồn hàng từ các nhà cung cấp, các siêu thị thường
cân nhắc giữa các nhà cung ứng theo những tiêu thức sau:
- Chủng loại hàng hóa: tính khác biệt hóa của sản phẩm.
- Chất lượng của hàng hóa.
- Giá cả hợp lý.
- Khả năng cung ứng về số lượng lớn, ổn định lâu dài.
- Khả năng cung ứng hàng kịp thời, đúng hẹn.
Trang 34
- Những điều kiện thuận lợi và ưu đãi về giao nhận, vận chuyển, thanh
toán, bảo hành…
Khi chọn được nhà cung cấp phù hợp với yêu cầu, siêu thị thường cố gắng xác
lập kênh phân phối ngắn nhất để tiết kiệm chi phí và thời gian nhập hàng.
Nguồn hàng của siêu thị bao gồm cả hàng nội địa được sản xuất trong nước và
hàng nhập khẩu từ các nước theo thị hiếu của người tiêu dùng.
- Hàng nội thường được các siêu thị mua trực tiếp từ những nhà sản xuất
trong nước có uy tín, đạt tiêu chuẩn hàng Việt Nam chất lượng cao như: Vinamilk,
Vissan, dầu Tường An, Miliket, Vifon, đồ hộp Hạ Long…
- Hàng nhập khẩu thường được mua từ đại lý phân phối chính thức của
các hãng nước ngoài.
Trong công tác tổ chức nguồn hàng của các siêu thị, nhà cung ứng thường là
các nhà sản xuất trực tiếp hay các đại lý phân phối lớn, ít qua trung gian. Rõ ràng,
chỉ có những nhà cung ứng như vậy mới có thể đảm bảo tính tiết kiệm chi phí cũng
như đảm bảo các tiêu chí khác và lợi ích trong hoạt động kinh doanh của siêu thị.
Với số lượng mặt hàng trưng bày kinh doanh trong siêu thị rất nhiều về số
lượng, đa dạng về chủng loại, các siêu thị thường áp dụng các hình thức mua hàng
như sau:
a. Mua tự do
- Đây là cách mua hàng linh hoạt trên cơ sở nhà cung cấp và siêu
thị thỏa thuận với nhau về số lượng chất lượng, giá cả.
- cách bán hàng này thường áp dụng đối với những hàng hóa có
khả năng bảo quản được lâu và tiêu chuẩn về mẫu mã, chất lượng thường không theo
một tiêu chuẩn nào cụ thể mà tùy thuộc vào sự thỏa thuận đánh giá của hai bên như:
quần áo, đồ gia dụng, hàng bách hóa…
b. Đại lý bán hàng cho nhà sản xuất
- Siêu thị ký hợp đồng làm đại lý phân phối bán lẻ hàng hóa cho các
nhà sản xuất và hưởng hoa hồng theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng. cách
này rất có lợi cho siêu thị vì siêu thị không phải bỏ vốn mua hàng, lại cũng không lo
lỗ vốn khi hàng hóa không tiêu thụ được.
- Những hàng hóa thường áp dụng theo cách này là: thực phẩm
chế biến có hạn dùng, hàng thực phẩm đông lạnh và thực phẩm chế biến sẵn dùng
ngay được như: sữa, đồ hộp các loại, thịt, thủy hải sản đông lạnh, rau củ quả tươi,
giò, chả, pate, xucxich, rau quả muối chua, ngâm dấm…
c. Mua theo hợp đồng
- Siêu thị ký hợp đồng mua hàng của các nhà cung cấp. Mua theo
cách này giúp siêu thị ổn định được nguồn hàng. Nếu tổ chức mua hàng theo
Trang 35
hợp đồng cung cấp định kỳ siêu thị còn tiết kiện được chi phí tồn trữ hàng. Nhưng
muốn áp dụng cách này, siêu thị phải có vốn lưu động đủ lớn và có uy tín.
2.2.3.6 Nhân lực hoạt động của các siêu thị
Tương ứng với quy mô hoạt động hiện tại của các siêu thị, số lượng nhân viên
công tác tại siêu thị có nhiều chênh lệch khác nhau giữa các quy mô này. Phần lớn
các siêu thị đang triển khai hoạt động kinh doanh tại Tp.HCM có số lượng nhân viên
từ 100 người trở lên. Số lượng nhân viên trong hệ thống các siêu thị này được tổng
hợp như sau:
Bảng 4: Nhân lực hoạt động của các siêu thị tại Tp.HCM
Số lượng lao động (người) Số lượng siêu thị
< 50 4
50 – 100 16
100 – 150 27
> 150 21
Tổng cộng 68
Nguồn: Sở Thương mại Tp.HCM
Nhận xét: Với đội ngũ nhân sự đang công tác trong các siêu thị tại Tp.HCM,
việc chú trọng đến công tác quản lý nguồn nhân lực chưa được Lãnh đạo các siêu
thị, hệ thống siêu thị quan tâm đúng mức. Nhìn chung, hiện nay chỉ những đơn vị
làm ăn có hiệu quả mới thực hiện tốt công tác quản trị nguồn nhân lực.
Nhận thức được vai trò quyết định của lực lượng lao động và công tác quản trị
nguồn nhân lực đối với hiệu quả kinh doanh của các siêu thị, Sài Gòn Co-opmart
luôn chú trọng làm tốt công tác tổ chức quản lý, sử dụng và đào tạo lực lượng lao
động. Tỷ lệ lao động đã được đào tạo qua trường lớp ở hệ thống siêu thị của Sài Gòn
Co-opmart là khá lớn. Hầu như tất cả nhân viên của hệ thống siêu thị của Sài Gòn
Co-opmart trước khi được nhận vào làm việc chính thức đều phải trải qua một khóa
huấn luyện về bán hàng ở siêu thị nhằm đảm bảo phù ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status