Hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty VIWASEEN: Thực trạng và giải pháp - pdf 12

Download Chuyên đề Hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty VIWASEEN: Thực trạng và giải pháp miễn phí



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẤP THOÁT NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM (VIWASEEN) 7
1.1. Giới thiệu chung về Tổng công ty VIWASEEN 7
1.1.1. Quá trình hình thành của tổng công ty 7
1.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của công ty. 8
1.1.3. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty 18
1.1.3.1. Thi công xây lắp 18
1.1.3.2. Kinh doanh xuất nhập khẩu, thương mại 18
1.1.3.3. Sản xuất công nghiệp 18
1.1.3.4. Tư vấn khảo sát thiết kế nghiên cứu khoa học 18
1.1.3.5. Đầu tư phát triển 18
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty VIWASEEN. 19
1.1.4.1. Tỷ suất kỳ vọng 19
1.1.4.2. Lãi suất 20
1.1.4.3. Khoa học công nghệ 20
1.1.4.4. Vốn đầu tư 20
1.1.4.5. Con người và quản lý 21
1.2. Tình hình đầu tư phát triển tại Tổng công ty VIWASEEN giai đoạn 2006- 2008 22
1.2.1. Tổng quan hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty VIWASEEN22
1.2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển của Tổng công ty VIWASEEN. 24
1.2.2.1. Nguồn vốn cho hoạt động đầu tư phát triển 24
1.2.2.1.1. Nguồn vốn đầu tư 24
Bảng 1.2. Tổng số vốn đầu tư từ năm 2004 đến 2008 26
1.2.2.1.2. Cơ cấu vốn đầu tư 30
1.2.2.2.2. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 36
1.2.2.2.3. Đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật 37
1.2.2.2.4. Đầu tư phát triển đô thị 37
1.2.2.2.5. Đầu tư góp vốn vào các công ty 38
1.2.3. Đánh giá kết quả hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty VIWASEEN. 38
1.2.4. Những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động đầu tư phát triển ở Tổng công ty VIWASEEN. 46
1.2.4.1. Tiến độ thực hiện dự án còn chậm 46
1.2.4.2. Công tác huy động và sử dụng vốn chưa đạt hiệu quả cao 46
1.2.4.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế 46
1.2.4.4. Hạn chế trong công tác chuẩn bị đầu tư, triển khai thực hiện đầu tư, quản lý giám sát hoạt động đầu tư 48
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI TỔNG CÔNG TY VIWASEEN 49
2.1. Định hướng và mục tiêu của Tổng công ty Đầu tư Xây dựng Cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam ( VIWASEEN ) đến năm 2015. 49
2.1.1. Thi công xây lắp 52
2.1.2. Công tác kinh tế, tài chính 52
2.1.3. Kinh doanh thương mại và xuất nhập khẩu 52
2.1.4. Đầu tư phát triển 53
2.1.5. Sản xuất công nghiệp 54
2.1.6. Tư vấn khảo sát thiết kế 54
2.1.7. Công tác đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp 55
2.1.8. Công tác Đảng và đoàn thể 56
2.2. Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty VIWASEEN. 56
2.2.1. Giải pháp về đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư phát triển 56
2.2.1.1. Giải pháp thu hút vốn 56
2.2.1.2. Giải pháp gia tăng vốn tự có 57
2.2.1.3. Giải pháp gia tăng vốn vay 58
2.2.1.4. Giải pháp gia tăng các nguồn vốn khác 58
2.2.2. Giải pháp tăng cường hiệu quả của quá trình sử dụng vốn 58
2.2.3. Giải pháp nâng cao tiến độ thực hiện các dự án 59
2.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc và thiết bị thi công 61
2.2.5. Giải pháp tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thực tế 62
2.2.6. Giải pháp về lập, thẩm định và quản lý thực hiện dự án 64
2.2.7. Một số giải pháp khác 66
KẾT LUẬN 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-31599/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ng vốn
đầu tư
Vốn tự có
Vốn vay
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
1
Hệ thống cấp nước khu Hoà Lạc
7.947
0
0
7.94
100
2
Dự án cấp nước thô cho khu kinh tế Đình Vũ - Hải Phòng
111.236
27.809
25
83.427
75
3
Hệ thống cấp nước khu công nghiệp Nam Sách - Hải Dương
36.016
14.756
30
21.260
70
Nguồn: Báo cáo tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư của Tổng Công ty năm 2004 – 2008
Qua bảng 1.4 ta thấy trong hầu hết các dự án, phần vốn vay luôn chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò cực kỳ quan trọng. Vốn vay ngân hàng nhằm mục đích bổ sung vốn lưu động để mua sắm máy móc thiết bị thi công, xây dựng cơ sở hạ tầng - đây là các phần việc đòi hỏi lượng vốn lớn nhất. Mặc dù việc vay lượng vốn lớn kéo theo gánh nặng trả nợ, nhưng do các dự án của Tổng Công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực cấp thoát nước và môi trường là lĩnh vực rất thiết yếu và phục vụ nhu cầu của nhân dân nên các dự án này thường được Nhà nước dành cho nhiều ưu đãi để đảm bảo khả năng trả nợ.
d. Các nguồn vốn khác
Các nguồn vốn khác chủ yếu được huy động từ các nhà đầu tư thông qua việc phát hành cổ phiếu. Lượng vốn này có tốc độ tăng rất nhanh: năm 2005 lượng vốn này huy động được đạt gấp 50 lần so với năm 2004. Đến năm 2006 nguồn vốn này có giảm nhưng đến năm 2007 đã tăng đột biến, tăng gấp 10 lần so với năm 2006, điều này có thể lý giải bởi sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm gần đây, đồng thời Tổng Công ty là một doanh nghiệp thuộc Nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả nên cổ phiếu của Tổng Công ty có được một sự đảm bảo chắc chắn, thu hút được nhiều nhà đầu tư. Đến nay, nguồn vốn này chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn và là nguồn vốn được chú trọng phát triển trong tương lai để giúp Tổng Công ty huy động vốn phục vụ hoạt động đầu tư, xây dựng.
1.2.2.1.2 Cơ cấu vốn đầu tư
Vốn hàng năm của Tổng Công ty được phân bổ cho các lĩnh vực kinh doanh chính phụ thuộc vào nhu cầu về vốn của từng lĩnh vực và mục tiêu, định hướng phát triển của Tổng Công ty.
Bảng 1.5. Cơ cấu vốn theo lĩnh vực hoạt động của Tổng Công ty VIWASEEN năm 2006 – 2008
STT
Các chỉ tiêu
2006
2007
2008
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
1
Xây lắp
885.792
56
1.140.014
50,73
1.413.179
45,69
2
Sản xuất công nghiệp
123.603
7.81
134.900
6
135.572
4,38
3
Xuất nhập khẩu
249.122
15,75
315.513
14,04
339.240
10,97
4
Thiết kế - tư vấn
45.863
3
34.586
1,54
55.524
1,8
5
Đầu tư phát triển
131.448
8,31
381.200
16,96
719.000
23,25
6
Kinh doanh khác
145.833
9,22
240.625
10,71
430.150
13,9
Tổng
1.581.661
100
2.247.108
100
3.092.664
100
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ SXKD năm 2008
Qua bảng 1.5 ta thấy do lượng vốn hàng năm tăng nên mức vốn cho từng lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty cũng tăng lên, trong đó lĩnh vực thi công xây lắp luôn được ưu tiên cấp cho lượng vốn lớn nhất: năm 2006 chiếm 56% tổng vốn đầu tư; năm 2007 chiếm 51%, đến năm 2008 giảm lượng vốn cho thi công xây lắp xuống còn 45,7%. Trong các lĩnh vực trên thì đầu tư phát triển đạt tốc độ tăng lớn nhất, từ chỗ chỉ chiếm 8,3% tổng vốn đầu tư năm 2006 tăng lên 17% năm 2007 và đến năm 2008, nhờ có dự án xây dựng hệ thống cấp nước thô khu kinh tế Đình Vũ - Hải Phòng mà lượng vốn đầu tư dành cho đầu tư phát triển đã tăng lên 23,2%.
Năm 2007, tổng giá trị đầu tư xây dựng ước đạt 381,20 tỷ đồng, trong đó:
- Đầu tư trực tiếp: 324,46 tỷ đồng, bao gồm:
• Đầu tư xây dựng công trình: 318,83 tỷ đồng, tập trung vào các dự án xây dựng thuộc lĩnh vực cấp thoát nước và môi trường như Dự án Nhà máy nước Suối Dầu, dự án hệ thống câp nước thô Đình Vũ,… gần đây Tổng Công ty mở rộng lĩnh vực đầu tư sang xây dựng các khu đô thị khu công nghiệp như Tổ hợp chung cư và văn phòng VIWASEEN tại Trung Văn - Từ Liêm; Dự án đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện Nậm La – Sơn La; Dự án xây dựng khu đô thị mới Hoài Đức…
• Đầu tư trang thiết bị phục vụ thi công: 5,63 tỷ đồng
Hầu hết các dự án đầu tư xây dựng do Tổng Công ty đầu tư hiện nay đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, triển khai cấp giấy chứng nhận đầu tư, khoan khảo sát địa chất… riêng dự án Nhà máy Thuỷ điện Tây Bắc tới thời điểm cuối năm 2007 đã bắt đầu khởi công. Ngoài ra còn một số dự án do các Công ty thành viên thực hiện, hiện nay đã có một số dự án triển khai đồng bộ và gấp rút hoàn thành để đưa vào khai thác và sử dụng vào cuối năm 2007 đầu năm 2008 như Dự án cấp nước Cà Giang; Hệ thống cấp nước khu du lịch Thuận Quý – Bình Thuận… và một số dự án xây dựng nhà ở, văn phòng cho thuê khác.
- Đầu tư gián tiếp: 56,74 tỷ đồng, chủ yếu là đầu tư tài chính như góp vốn thành lập công ty mới, tăng vốn điều lệ của các công ty thành viên.
Như vậy, các dự án đầu tư xây dựng thuộc lĩnh vực cấp thoát nước và môi trường là một phần của các dự án đầu tư phát triển của Tổng Công ty. Ngoài ra trong lĩnh vực thi công, xây lắp, nhờ có kinh nghiệm và máy móc thiết bị hiện đại nên Tổng công ty có uy tín trong lĩnh vực này; năm 2007, Tổng Công ty đã triển khai ký kết được 95 hợp đồng kinh tế lớn, nhỏ với tổng giá trị lên đến 897.738 triệu đồng để thực hiện một số công việc như Công trình cấp nước tỉnh Kiên Giang, Phú Yên, Tây Ninh; Trạm làm lạnh nước tuần hoàn tại khu kinh tế Đình Vũ; Dự án thoát nước Thành phố Hải Phòng. Ngoài ra còn tham gia dự thầu một số công trình và hạng mục công trình như Hệ thống thoát nước mưa và thu gom nước thải Thành phố Quy Nhơn; Nhà máy xử lý nước thải thị xã Sóc Trăng - Tỉnh Sóc Trăng; Dự án thoát nước tỉnh Bắc Ninh…
1.2.2.2. Đầu tư phát triển theo các nội dung.
Trong những năm qua, để đáp ứng nhu cầu tăng cường khả năng kinh doanh sản xuất, tạo lợi nhuận với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh, Tổng công ty đã có nhiều hoạt động đầu tư:
1.2.2.2.1. Đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư máy móc thiết bị phục vụ thi công :
Máy móc thiết bị là những tư liệu sản xuất hết sức quan trọng thể hiện trình độ cơ giới hóa và khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Qui mô và loại hình các loại máy móc thiết bị phản ánh trình độ đầu tư, khả năng vốn liếng và khả năng điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. VIWASEEN là một Tổng công ty đầu tư xây dựng, là nhà thầu xây lắp lớn cho nên việc đầu tư vào máy móc, thiết bị phục vụ quá trình thi công xây lắp là một nhiệm vụ bắt buộc và đóng vai trò quan trọng trong chiến lược đầu tư của mình. Nhưng máy móc thiết bị không có nghĩa càng hiện đại thì càng tốt mà phải lựa chọn máy móc thiết bị phù hợp với trình độ quản lý, trình độ công nhân và hợp lý giữa chi phí thuê mua và giá trị sử dụng.
Tổng công ty VIWASEEN được thành lập trên cơ sở tổ chức lại 3 công ty, trong đó có 2 công ty chuyên về thi công, xây dựng, do vậy Tổng Công ty VIWASEEN có một nền tảng vững chắc về kinh nghiệm và cơ sở vật chất đ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status