Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty sơn Jotun Việt Nam - pdf 12

Download Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty sơn Jotun Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu .1
Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh.5
1.1 Khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh .5
1.2 Những nhân tố tácđộng đến năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp .10
1.3 Một số kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của hai hãng sản xuất sơn hàng đầu Việt Nam .13
Chương 2 : Phân tích môi trường cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của công ty Jotun Việt Nam.18
2.1 Sơ lược về tập đoàn Jotun và công ty Jotun Việt Nam .18
2.2 Môi trường cạnh tranh của Jotun ViệtNam .24
2.3 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Jotun Việt Nam.32
Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty sơn Jotun Việt Nam.40
3.1 Đánh giá một số nhân tố môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.40
3.2 Quan điểm, mục tiêu phát triển của công ty sơn Jotun Việt Nam .42
3.3 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty sơn Jotun Việt Nam .43
3.3.1 Nhóm giải pháp đối với công ty .43
3.3.2 Nhóm giải pháp đốivới khách hàng .48
Kết luận . 58
Tài liệu tham thảo . 59
Phụ lục


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-31512/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

hàng cho các khoản vay để tài trợ việc đưa hệ thống máy pha màu
tự động xuống đại lý. Đây là lý do khiến tình hình tài chính của Jotun Việt Nam
lâm vào trình trạng nguy hiểm và tỉ suất lợi nhuận thực tế là rất thấp.
Bước vào năm 2005, tình hình kinh doanh của Công ty càng trở nên tồi tệ
hơn, đặc biệt là lĩnh vực sơn trang trí. Vào thời điểm hiện nay, nhiều công ty sơn
tại Việt Nam đã đưa hệ thống máy pha màu tự động bằng vi tính xuống hệ thống
đại lý của họ, điển hình là TOA, Seamaster và trước đó là ICI, 4 Orange. Lợi thế
23
ban đầu của Jotun Việt Nam trong lĩnh vực sơn trang trí có nguy cơ bị các đối thủ
cạnh tranh bắt kịp. Ngòai ra các đối thủ cạnh tranh này đang áp dụng phương
thức tặng máy pha màu hay cho đại lý mượn hệ thống này chứ không thu tiền
như phương pháp Jotun Việt Nam đang áp dụng. Điều này ảnh hưởng nghiêm
trọng đến cơ hội phát triển hệ thống đại lý của Jotun Việt Nam trong thời gian
tới. Tính từ đầu năm 2005 đến cuối tháng 7 năm 2005, Jotun chỉ phát triển thêm
được 08 đại lý trên phạm vi cả nước trong đó Thành phố Hồ Chí Minh không có
một đại lý mới nào. Thực trạng này cùng với việc hơn 30% hệ thống đại lý hiện
hữu hoạt động không hiệu quả đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mục tiêu đặt ra
từ đầu năm của công ty. Theo mục tiêu này, trong năm 2005 doanh số từ lĩnh
vực sơn trang trí phải đạt 2,6 triệu USD với ít nhất là 70 trung tâm pha màu.
Theo số liệu của phòng Kế toán Công ty Jotun Việt Nam, doanh số cho lĩnh vực
này, tính đến cuối tháng 7 năm 2005 chỉ đạt 750 ngàn USD, xấp xỉ 28,8% chỉ
tiêu đề ra và tổng số trung tâm pha màu chỉ dừng lại ở con số 50.
Tình hình trên cho thấy triển vọng phát triển của Jotun Việt Nam thời
gian tới là vô cùng khó khăn. Nếu không có những đột phá về mặt chiến lược
cũng như đề ra được các giải pháp hiệu quả thì tham vọng trở thành một trong ba
hãng sơn dẫn đầu thị trường vào năm 2010 sẽ trở nên khó khả thi.
2.2. Môi trường cạnh tranh của Jotun Việt Nam
2.2.1 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
Trong lĩnh vực sơn hàng hải và công nghiệp, số lượng các hãng sơn tham
gia cạnh tranh là không nhiều vì đây là lĩnh vực đòi hỏi về kỹ thuật sản xuất và
thi công rất khắc khe. Hiện nay đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Jotun Việt Nam
trong lĩnh vực này là công ty Akzo Nobel với thương hiệu International. Mặc dù
hãng sơn này không mạnh ở lĩnh vực sơn trang trí nhưng thương hiệu Internation
24
lại một là một nhãn hiệu uy tín trong lĩnh vực hàng hải và công nghiệp, không
chỉ tại Việt Nam mà trên phạm vi toàn cầu. Các sản phẩm của Akzo Nobel có
chất lượng tương đương với các sản phẩm của Jotun nhưng giá bán có phần cạnh
tranh hơn rất nhiều. Khả năng linh hoạt trong chính sách chiết khấu của Akzo
Nobel là rất cao, hơn hẳn chính sách cứng nhắc của Jotun, đặc biệt là với khách
hàng mới đến với thương hiệu International.
Theo báo cáo của bộ phận bán hàng sơn hàng hải và công nghiệp công ty
Jotun Việt Nam, hiện tại doanh số của Internation tại Việt Nam trong lĩnh vực
hàng hải và công nghiệp vào khoảng 4,72 triệu USD, chiếm gần 39,5% thị phần
( năm 2004)
Bảng 2 : Doanh số qua các năm của các hãng trong lĩnh vực sơn hàng
hải và công nghiệp.
ĐVT : Triệu USD
Năm
Hãng
1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
JOTUN 0.5 1.58 2 2.17 3.28 3.54 4.39 5.91 6.4
Akzo Nobel 0.9 2 2.3 1.9 2.75 2.5 3.85 4.72 5.8
KHÁC 0.1 0.25 0.28 0.4 0.8 0.85 1.2 1.32 1.5
TỔNG 1.5 3.83 4.58 4.47 6.83 6.89 9.44 11.95 13.7
(Nguồn :Báo cáo của bộ phận bán hàng sơn hàng hải và công nghiệp Jotun Việt
Nam)
Akzo Nobel là một tập đoàn rất lớn của Hà Lan cả về tài chính và uy tín
cũng như công nghệ sản xuất nên dự báo thời gian tới sẽ rất khó khăn cho Jotun
Việt Nam khi tập đoàn này quyết tâm lấy lại vị trí dẫn đầu tại thị trường Việt
Nam. Tham vọng này đã được cụ thể hóa một bước khi Akzo Nobel quyết định
đầu tư mở rộng nhà máy sản xuất tại Đồng Nai, nâng công suất lên đến gần 30
triệu lít/ năm. Dự án này nhằm 2 mục đích : giành lại vị trí dẫn đầu trong lĩnh
25
vực sơn hàng hải và công nghiệp và cạnh tranh quyết liệt hơn tại thị trường sơn
trang trí.
Đối với lĩnh vực sơn trang trí, là hãng đi sau nhưng Jotun Việt Nam lại là
hãng đầu tiên đưa công nghệ pha màu tự động bằng vi tính vào thị trường Việt
Nam. Chiến lược này của Jotun Việt Nam đã gây biến động lớn tại thị trường
sơn trang trí Việt Nam trong hơn 2 năm qua. Nhiều hãng sơn bắt buộc phải đưa
vào áp dụng công nghệ này dù sự chuẩn bị còn sơ sài và không đồng bộ.
Tính đến cuối tháng 8 năm 2005, đã có 6 hãng sơn tại Việt Nam triển
khai công nghệ này ra hệ thống đại lý gồm ICI, 4 Orange, Nippon, Seamaster,
Toa và Levis. Vì Jotun Việt Nam chủ lực phát triển hệ thống phân phối thông
qua đại lý pha màu tự động nên đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Công ty chính là
các hãng đang áp dụng công nghệ này tại Việt Nam.
Trong số các đối thủ cạnh tranh trực tiếp nêu trên, ICI, 4 Orange,
Seamaster và Toa là 4 hãng mà Jotun Việt Nam quan tâm nhiều nhất. Lý do vì
đây là các hãng sơn có hệ thống phân phối rộng khắp và cách tài trợ đại
lý khi thiết lập hệ thống pha màu rất linh hoạt nên khả năng bành trướng rất lớn.
Trong khi đó Levis vẫn đang áp dụng công nghệ bán tự động và Nippon chỉ vừa
khởi động việc quay lại Việt Nam sau một thời gian gián đọan do xung đột với
nhà cung cấp độc quyền cũ.
Trong thị trường sơn trang trí hiện nay, ICI và 4 Orange là 2 hãng dẫn đầu
thị trường và khoảng cách giữa 2 hãng này với các hãng sơn còn lại là khá lớn.
ICI Việt Nam là công ty liên doanh trực thuộc Tổng công ty hoá chất Việt
Nam và được thành lập vào năm 1992. Nhà máy ICI đặt tại Thủ Đức –TP.HCM
với công suất thiết kế 9 triệu lít / năm. Hệ thống phân phối của ICI rộng khắp
toàn quốc. Phương pháp phân phối của ICI là thông qua hệ thống đại lý cấp 1 và
26
cấp 2. Theo ước tính của Jotun Việt Nam, ICI Việt Nam chiếm khoảng 39% thị
phần với các chủng loại sơn từ thấp cấp đến cao cấp. Các nhãn hiệu nổi tiếng
của ICI gồm : Dulux Whethershield, Supreme 3 in 1, Maxilite.
Công ty 4 Orange là liên doanh giữa công ty Cao Sơn ( Việt Nam) và
công ty Essex với tên gọi ban đầu là Mee Kwaung. Mee Kncung chuyển thành
công ty 100% vốn Thái Lan vào năm 1992 và được đổi tên thành công ty 4
Orange vào năm 2004. Nhà máy 4 Orange tọa lạc tại Long An với công suất
thiết kế lên tới 30 triệu lít/ năm. Đây là hãng sơn lớn thứ hai tai Việt Nam với
các dòng sản phẩm đa dạng bậc nhất trong lĩnh vực sơn trang trí. Các nhãn hiệu
nổi tiếng của 4 Orange gồm Expo, Spec và Mykolor. Theo ước tính của Jotun
Việt Nam, công ty 4 Orange chiếm 37% thị phần, chỉ sau ICI.
Seamaster là hãng sơn 100% vốn của Singapore được thành lập năm 1994
với nhà máy đặt tại Bình Dương. Đây là hãng chuyên cung cấp sơn kinh tế giá
rẻ và dòng sơn trung cấp. Hệ thống phân phối chỉ mạnh tại các tỉnh miền Đông
Nam Bộ và miền Tây. Hiện Seamaster chiếm khoảng 2 – 2,5% thị phần.
Toa là hãng sơn 100% vốn của Thái Lan, được thành lập vào năm 1995
v...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status