Các giải pháp giảm thiểu rủi ro trong xuất nhập khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ cho các doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ Việt Nam - pdf 12

Download Luận văn Các giải pháp giảm thiểu rủi ro trong xuất nhập khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ cho các doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1
NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY VÀ RỦI RO XUẤT KHẨU
HÀNG DỆT MAY01
1.1. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của thế giới 01
1.1.1. Vai trò và đặc điểm của ngành dệt may trong nền kinh tế và thương mại thế giới 01
1.1.1.1. Vai trò của dệt may trong nền kinh tế thế giới 01
1.1.1.2. Đặc điểm của buôn bán quốc tế hàng dệt may 02
a. Đặc điểm về nhu cầu và tiêu thụ 02
b. Đặc điểm về sản xuất 03
c. Đặc điểm về thị trường 04
1.1.2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may thế giới 04
1.2. Thị trường dệt may Hoa Kỳ và luật lệ liên quan đến hàng dệt may 09
1.2.1.Thị hiếu thị trường Hoa Kỳ đối với hàng dệt may 09
1.2.2.Tình hình nhập khẩu hàng dệt may của thị trường Hoa Kỳ 11
1.3. Rủi ro xuất khẩu hàng dệt may 13
1.3.1. Khái niệm rủi ro 13
1.3.2. Phân loại rủi ro xuất khẩu 15
1.3.2.1. Nhóm rủi roxuất khẩu do các yếu tố khách quan mang lại 15
a. Rủi ro do thiên tai 15
b. Rủi ro chính trị, pháp lý 15
c. Rủi ro lạm phát 16
d. Rủi ro hối đoái 16
e. Rủi ro do chính sách ngoại thương thay đổi 16
1.3.2.2. Nhóm rủi ro do cácyếu tố chủ quan mang lại 17
a. Rủi ro do thiếu vốn 17
b. Rủi ro do thiếu thông tin 17
c. Rủi ro do năng lực quản lý kém 17
d. Rủi ro do thiếu trình độ chuyên môn nghiêp vụ 18
1.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc kiểm soát rủi ro xuất
khẩu hàng dệt may 18
1.4.1. Kinh nghiệm kiểm soát rủi ro trong xuất khẩu hàng dệt may
của các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc
1.4.2. Kinh nghiệm kiểm soát rủi ro trong xuất khẩu hàng dệt may
của chính phủ Trung Quốc
Kết luận chương 1
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÁC RỦI RO TRONG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT
MAY SANG HOA KỲ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
VIỆT NAM 22
2.1. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 22
2.2. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Hoa Kỳ 26
2.3. Rủi ro từ môi trường bên ngoài 30
2.3.1. Cạnh tranh từ các nước đối thủ cạnh tranh 30
2.3.2. Các hàng rào của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may Việt Nam 34
2.3.2.1. Chế độ hạn ngạch 34
2.3.2.2. Khai báo xuất xứ hàng dệt may 34
2.3.2.3. Tiêu chuẩn về hàng dễ cháy 35
2.3.2.4. Các quy tắc, luật định khác 35
2.3.3. Luật pháp và quy chế của VN lên hàng dệt may xuất khẩu 36
2.4. Rủi ro từ bản thân doanh nghiệp 40
2.4.1. Rủi ro trong đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng 40
2.4.1.1. Rủi ro trong khâu đàm phán 40
2.4.1.2. Rủi ro trong khâu soạn thảo và ký kết hợp đồng 42
2.4.2. Rủi ro trong khâuthực hiện hợp đồng 45
2.4.2.1. Rủi ro liên quan đến quota 45
2.4.2.2. Rủi ro trong khâu chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu 47
a. Rủi ro trong khâu chuẩn bị nguyên phụ liệu 47
b. Rủi ro trong khâu may và duyệt mẫu 50
c. Rủi ro trong khâu sản xuất 50
d. Rủi ro trong khâu kiểm tra chất lượng hàng hóa 53
e. Rủi ro trong khâu thủ tục Hải quan 55
f. Rủi ro trong khâu chuẩn bị chứng từ 56
2.4.3. Rủi ro trong thanh toán và thanh lý hợp đồng 58
2.4.3.1. Rủi ro trong khâu thanh toán 58
2.4.3.2. Rủi ro trong thanh lý hợp đồng 58
Kết luận chương 2
CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂURỦI RO TRONG XUẤT KHẨU
SANG HOA KỲ CHO CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY VỪA VÀ
NHỎ VIỆT NAM 60
3.1. Các giải pháp giảm thiểu rủi ro từ môi trường bên ngoài 60
3.1.1. Tham gia hoạt động trong chuỗi liên kết, hiệp hội 61
3.1.2. Cập nhật, theo dõi thông tin liên quanđến dệt may thường xuyên 62
3.2. Các giải pháp giảm thiểu rủi ro từ bản thân doanh nghiệp 63
3.2.1. Tái cấu trúc tổ chức theo quản lý chuyên nghiệp 63
3.2.1.1. Ban Giám đốc 64
3.2.1.2. Bộ phận kinh doanh 66
a. Bộ phận theo dõi đơn hàng 66
b. Bộ phận xuất nhập khẩu 67
3.2.1.3. Bộ phận kho 68
3.2.1.4. Bộ phận sản xuất 68
a. Bộ phận kỹ thuật (mẫu) 68
b. Bộ phận sản xuất 69
c. Bộ phận kiểm tra chất lượng 70
3.2.1.5. Bộ nhận nhân sự 71
3.2.1.6. Bộ phận kế toán 71
3.2.2. Ap dụng các tiêuchuẩn quốc tế vào hoạt động sản xuất của doanh nghiệp 72
3.2.2.1. Hệ thống quản lý chất lượng (ISO – 9001) 72
a. Trách nhiệm lãnh đạo 72
b. Xây dựng hệ thống chất lượng 73
c. Xem xét hợp đồng 73
d. Kiểm soát thiết kế 73
e. Kiểm soát các nguyên phụ liệu do khách hàng cungcấp 73
f. Kiểm soát quá trình 73
g. Kiểm doát sản phẩm không phù hợp 74
h. Hoạt động phòng ngừa và khắc phục 74
i. Xếp dỡ, lưu kho, đóng gói, bảo quản và giao hàng 74
j. Đào tạo 74
3.2.2.2. Trách nhiệm của Công ty đối với xã hội (SA – 8000) 74
a. Lao động trẻ em 75
b. Lao động cưỡng bức 75
c. Sức khoẻ và an toàn 75
d. Phân biệt đối xử 75
e. Thực thi kỷ luật 75
f. Giờ làm việc 75
g. Lương và phúc lợi 76
3.2.3. Nâng cao chất lượng quản lý trong quá trình lên kế hoạch và
thực hiện đơn hàng 76
3.2.3.1. Chuyên nghiệp hoá hoạt động 76
3.2.3.2. Quản lý tốthệ thống tin trong nội bộ doanh nghiệp cũng như với bên ngoài 78
3.2.3.3. Đầu tư trang thiết bị cần thiết hỗ trợ cho hoạt động của doanh nghiệp 78
3.2.3.4. Tổ chức tốt khâu chuẩn bị nguyên vật liệu cũng như các
điều kiện cần thiết để đảm bảo đúng tiến trình sản xuất 79
3.2.3.5. Tổ chức sản xuất và giao hàng theo đúng kế hoạch 80
a. Chuẩn bị sản xuất 80
b. Sản xuất 80
c. Kiểm hàng và xuất hàng 81
3.2.4. Chuyển hướng hoạt động để luôn được chủ động trong sản xuất 81
3.2.4.1. Chuyển dần từ gia công sang tự sản xuất xuất khẩu 81
3.2.4.2. Đa dạng khách hàng, không nên tập trung vào duy nhất
thị trường Hoa Kỳ 82
3.3. Các kiến nghị đối với Chính phủ, cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ, Ngành 83
3.3.1. Kiến nghị về chức năng tổ chức của Chính phủ, Bộ, ngành 83
3.3.2. Kiến nghị về chức năng hoạch định của Chính phủ, Bộ, ngành 84
3.3.2.1. Chính phủcần tăng cường hơn nữa công tác cải
cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa các khâu chứng từ 84
a. Về thủ tục xử lý công văn, yêu cầu, kiến nghị của thương
nhân liên quan đến hạn ngạch 84
b. Về thủ tục cấp visa, C/O hàng dệt may 84
3.3.2.2. Bộ thương mại cần cảitiến trong các tiêu chí phân bổ hạn ngạch 85
3.3.2.3. Cần triển khai và tăng cường những công tác hỗ trợ cho
doanh nghiệp dệt may 86
a. Hỗ trợ tạo nguồn cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành dệt may 86
b. Các cơ quan liên kết với nhau để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động dễ dàng hơn 87
3.3.2.4. Cơ quan Hải quan cũng nên đơn giản và cải cách các quy định phù hợp với thực tế 87
3.3.3. Giải pháp hoạch định chính sách đào tạo và quản lý nguồn
nhân lực của Chính phủ 88
Kết luận chương 3
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-31493/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

t (sau 20 giờ) và quyết định cho xuất khẩu
và xác định số lượng xuất khẩu. Doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn
trong khâu này. Một số trường hợp do nhiều nguyên nhân khách quan
như: khách hàng chậm thanh toán, hàng chất lượng kém phải tái chế ở
nước ngoài, chậm tiến độ phải giao hàng bằng máy bay… dẫn đến tranh
chấp và phải thương lượng, thời gian có thể kéo dài vài ba tháng, thậm
chí có vụ việc hàng năm, vì vậy không thể làm thủ tục thanh khoản và
thủ tục không thu thuế trong thời gian ân hạn 275 ngày và bị cưỡng chế
theo quy định. Khi bị cưỡng chế, thời gian ân hạn chỉ còn 30 ngày và từ
ngày thứ 31 trở đi, doanh nghiệp lại bị phạt nộp thuế chậm 0,1%/ngày
đối với lô hàng bị cưỡng chế. Mức phạt trên đối với các doanh nghiệp
ngành may là quá lớn.
- Các doanh nghiệp dệt may gặp rủi ro trong việc thiếu lao động cho sản
xuất.
Ngành dệt may sử dụng hàng triệu lao động nhưng chỉ nâng cao
tay nghề theo kiểu “anh truyền, em nối”, chưa có trường lớp đào tạo bài
bản, tình trạng thiếu lao động có tay nghề tiếp tục là chuyện phổ biến.
Ca cũng đầu tư vào ngành may mặc để giải quyết bài toán lao động, dẫn
đến tình trạng lao động ngành may từ thành phố Hồ Chí Minh và các
tỉnh lân cận rút về các tỉnh miền Trung và Bắc một cách ồ ạt. Ngoài ra,
tình trạng công nhân chạy theo lương. Ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
lương công nhân thường thấp do đơn hàng của doanh nghiệp có hạn
trong khi các chi phí khác lại cao hơn, giá cả không tăng vì không thể
cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác. Do lương thấp nên các lao
động giỏi bỏ sang các công ty trả lương cao, nhất là các doanh nghiệp
liên doanh và doanh nghiệp nước ngoài, khiến cho một số công ty, xí
nghiệp may thiếu trầm trọng lao động có tay nghề.
43
Ví dụ 3:
Trong tháng 3 năm 2005, công ty may Tân Phú Cường có hơn 100 lao
động đã tự ý bỏ việc và đến nay vẫn chưa tuyển được công nhân. Vì thế,
việc lôi kéo lao động bằng mọi cách của một số đơn vị cũng là lẽ đương
nhiên. Họ không cần biết người lao động mới có gắn bó lâu dài với công
ty nhưng trước mắt chỉ cần đáp ứng nhu cầu đơn hàng. Hiện, công đoàn
của công ty cũng đang mệt mỏi với vấn đề này, vì phải làm công bằng
cho cả doanh nghiệp và người lao động
(Nguồn: Bà Tạ Thị Ngọc-Chủ tịch Công đoàn công ty may Tân Phú
Cường)
Các doanh nghiệp dệt may cũng như các nhà lãnh đạo ngành
dệt may đang mắc phải tình trạng khó khăn với vòng lẩn quẩn “thiếu
lao động, không có đơn hàng – có đơn hàng, không có lao động”. Điển
hình như ở công ty trách nhiệm hữu hạn may mặc S. A, trước đây, công
ty muốn có cơ hội được ký hợp đồng xuất khẩu để mong tìm kiếm công
ăn việc làm cho hơn 300 công nhân nhưng lại thiếu quota. Ban giám đốc
công ty phải cố gắng hết sức để đem đơn hàng về thì lại vấp phải khó
khăn thiếu lao động. Công ty hiện thiếu đến 20% lao động để hoàn tất
đơn hàng, Ban giám đốc công ty lại một lần nữa phải lo tìm người, vừa
đăng báo tuyển lại đến đăng ký ở các trung tâm tuyển dụng nhưng chỉ
tuyển được vài người. Ban giám đốc phải bàn bạc và thống nhất quyết
định giao cho nhà máy khác gia công, thành ra công sức bỏ ra của ban
giám đốc công ty trở nên quá uổng phí nhưng không ai dám giữ đơn
hàng vì sợ không đảm bảo đúng thời hạn giao hàng thì lại bị bồi thường
cho khách hàng.
2.4. RỦI RO TỪ BẢN THÂN DOANH NGHIỆP
2.4.1. Rủi ro trong đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng
2.4.1.1. Rủi ro trong khâu đàm phán
- Theo điều tra từ 50 công ty dệt may, có đến 46% doanh nghiệp đàm
phán sử dụng phiên dịch của đối tác, đây là con số không nhỏ mà các doanh
nghiệp vừa và nhỏ chưa khắc phục được. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp
dệt may vừa và nhỏ thường ít chú ý đầu tư vào nhân viên giỏi tiếng Anh để có
thể sử dụng trong đàm phán. Thường ở các doanh nghiệp này, hay không có
cán bộ đàm phán hay có nhưng vốn tiếng Anh còn yếu. Đến lúc đối tác nước
ngoài cần gặp để đàm phán về hợp đồng thì họ thuê hay nhờ phiên dịch bên
ngoài vào dịch. Những người này có thể vốn tiếng Anh giỏi nhưng không chuyên
44
- Ngoài rủi ro trên, doanh nghiệp còn có thể gặp rủi ro khi cán bộ đàm
phán không nắm được những thông tin về hàng hoá, thị trường và về chính đối
tác của mình. Theo điều tra thực tế từ 50 doanh nghiệp dệt may, hầu hết không
sử dụng nhân viên kỹ thuật trong buổi đàm phán để cố vấn mà các quyết định
đều do Giám đốc (hay cán bộ đàm phán quyết định). Chỉ có 4 trong số 50 doanh
nghiệp này có sự tham gia của nhân viên kỹ thuật trong buổi đàm phán, chiếm
chỉ 8%. Cũng phải thừa nhận một điều là người quyết định trong buổi đàm phán
của doanh nghiệp là người có kinh nghiệm lâu năm trong may mặc tuy nhiên, họ
ở trên cương vị quản lý nên đôi khi không đánh giá được khả năng thực hiện
mẫu mã do đối tác đưa ra (nếu gặp mẫu mã khó) hay không thể nắm bắt được
tình hình thực hiện thực tế) ở dưới chuyền sản xuất bằng nhân viên kỹ thuật.
Ngoài ra, nếu cán bộ đàm phán không am hiểu tình hình thì dễ làm cho doanh
nghiệp gặp phải những rủi ro sau:
• Nhận một đơn hàng quá lớn so với năng lực hiện có của doanh
nghiệp. Đặc biệt đối với hàng dệt may xuất qua Hoa Kỳ, khách
hàng Hoa Kỳ thường đặt với số lượng rất lớn. Khi đã nhận đơn
hàng và ký hợp đồng rồi mà thực hiện không được thì doanh
nghiệp sẽ gặp rủi ro là bị phạt hợp đồng.
• Không nắm chắc được thông tin về thời gian nhận vải và nguyên
phụ liệu mà đã đưa ra một ngày giao hàng xác định thì sẽ gặp rủi
ro khi vải và nguyên phụ liệu không về kịp tiến độ sản xuất
• Không nắm được chính sách ngoại thương của trong nước và
nước của khách hàng về chế độ hạn ngạch, hàng rào quan thuế…,
doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro khi sản xuất hàng xong và chuẩn bị
để xuất thì mới biết hàng xuất cần có quota và khi đi mua
quota hay xin cấp quota thì đã hết.
• Không nắm được thông tin giá thế giới, mà đưa ra một giá chào
FOB không tính tới tình hình biến động giá nguyên phụ liệu
trong thời gian sắp tới doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro khi giá vải,
45
- Không tìm hiểu đối tác về uy tín, tình hình tài chính, nhu cầu, ý định của
đối tác nhà xuất khẩu có thể gặp rủi ro khi trong đàm phán do nhân nhượng theo
những đòi hỏi của khách hàng như đòi thanh toán T/T trả sau…
Ví dụ 4:
Thực tế một doanh nghiệp may gia công xuất khẩu Việt Nam M.T ký kết
hợp đồng gia công với tổng số tiền gia công khoảng 35 ngàn USD cho
một đối tác Hoa Kỳ không có tenâ công ty mà chỉ có tên người giao dịch
và ký hợp đồng, không có địa chỉ cụ thể mà chỉ có địa chỉ hộp thư bưu
điện. Trong suốt thời gian gia công hàng, doanh nghiệp không hề nghi
ngờ và bên đối tác cam kết sẽ chuyển tiền ngay cho doanh nghiệp sau khi
nhận được bộ chứng từ lấy hàng. Đến nay, sau khi giao hàng hơn một
năm, doanh nghiệp này vẫn chưa nhận được tiền gia công. Doanh nghiệp
đã gởi thư, f...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status