Các giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động Logistics trong giao nhận giày dép xuất khẩu bằng Container đường biển vào thị trường Mỹ trên địa bàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - pdf 12

Download Đề tài Các giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động Logistics trong giao nhận giày dép xuất khẩu bằng Container đường biển vào thị trường Mỹ trên địa bàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam miễn phí



MỤC LỤC
Trang
Mục lục
Danh mục Bảng
Danh mục Hình vẽ, Đồ thị
Danh mục Phụ lục
Danh mục các chữ viết tắt
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan về Logistics .1
1.1. Khái niệm và phân loại Logistics.1
1.2. Mối quan hệ giữa Logistics và Quản trị dây chuyền cung ứng.5
1.3. Vai trò và ý nghĩa của Logistics .6
1.4 Xu hướng phát triển Logistics trên thế giới.9
1.5. Kinh nghiệm phát triển Logistics của cácquốc gia .11
Kết luận Chương 1.15
Chương 2: Phân tích hoạt động Logistics trong giao nhận giày dép xuất khẩu
bằng container đường biển vào thị trườngMỹ trên địa bàn Vùng Kinh tế Trọng
điểm phía Nam .16
2.1. Ngành sản xuất - xuất khẩu giày dép trên địa bàn Vùng Kinh tế Trọng điểm
phía Nam.16
2.2. Đặc điểm thị trường giày dép của Mỹ .19
2.3. Thực trạng hoạt động Logistics trong giao nhận giày dép xuất khẩu bằng
container đường biển vào thị trường Mỹ trên địa bàn Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam .24
2.4. Phân tích SWOT .37
Kết luận Chương 2.41
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động Logistics trong giao
nhận giày dép xuất khẩu bằng container đường biển vào thị trường Mỹ trên địa
bàn Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam.43
3.1. Mục tiêu, quan điểm và căn cứ đề xuất giải pháp .43
3.2. Các chiến lược, giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động Logistics trong
giao nhận giày dép xuất khẩubằng container đường biển vào thị trường Mỹ trên địa
bàn Vùng Kinh tế Trọng điểm phíaNam.47
3.3. Các kiến nghị.70
Kết luận .71
Tài liệu tham khảo


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-31464/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

– 600.000 đồng/20’,
700.000 – 1.000.000 đồng/40’sd, thời gian mất từ nửa giờ đến một giờ rưỡi trong
điều kiện giao thông bình thường). Vì vậy, đa số các công ty sản xuất giày dép xuất
khẩu trong mẫu khảo sát đánh giá vị trí các cảng hiện tại là tương đối thuận lợi (gtbq
3,12/5), nhưng từ góc độ các hãng tàu thì vị trí hiện hữu của các cảng là chưa hợp lý
(gtbq 2,4/5) do cảng nằm trong nội thành TPHCM, năng lực tiếp nhận tàu tải trọng
42
thấp (dưới 1.000 teus) làm tăng chi phí vận tải. Kho CFS phục vụ hoạt động logistics
cũng đặt trong vị trí gần các khu công nghiệp, dọc theo trục đường Xuyên Á như kho
ICD Sóng Thần của APL Logistics (khu công nghiệp Sóng Thần, Bình Dương), kho
Sài Gòn CFS, Sagawa (gần khu chế xuất Linh Trung) của Maersk Logistics.
b. Quản lý nguyên phụ liệu đầu vào:
Nguyên phụ liệu giày dép hiện là khâu yếu nhất, chủ yếu là khâu chế biến da.
Hàng năm cả nước có thể thu được 3,28 triệu m2 da, tuy nhiên, do nhiều nguyên
nhân, sản lượng da thu được chỉ đạt khoảng 2,3 triệu m2. Ngoài ra, các loại nguyên
phụ liệu sản xuất trong nước như tấm đế xốp, đế giày nhựa, mũi giày… cũng có nhiều
hạn chế về chất lượng, thời hạn giao hàng. Việc thiếu nguyên phụ liệu trong nước đã
hạn chế khả năng đáp ứng nhanh đơn hàng của các doanh nghiệp Việt Nam và
phát triển hoạt động logistics đầu vào trong nước cho ngành giày dép.
Tỷ lệ giá trị nguyên phụ liệu nhập khẩu trong mẫu khảo sát chiếm rất cao
(81%), phần giá trị nguyên phụ liệu trong nước chỉ chiếm 19%. Các doanh nghiệp
nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu vải, da thuộc, synthetic, đế giày, túi đệm
(airbag), vải lót, hộp giày từ các nước Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc và Mỹ. Trả
lời về lý do nhập khẩu nguyên phụ liệu, 43,82% ý kiến trả lời theo yêu cầu của
người mua hàng; 21,35% do không có, hay không đủ nguyên vật liệu trong nước;
20,22% vì nguyên vật liệu trong nước không đáp ứng được về chất lượng và 11,24%
theo sự chỉ định của công ty mẹ (chủ đầu tư). Đánh giá về hiệu quả sử dụng nguyên
phụ liệu trong nước, các doanh nghiệp đồng ý tác động giảm thời gian đặt hàng (gtbq
4,13/ 5) và giảm chi phí (3,80), tuy nhiên không đồng ý rõ rệt đối với tính chủ động
về nguồn cung cấp (3,37) vì nguyên phụ liệu trong nước chưa đảm bảo về chất lượng
và số lượng.
c. Ký kết hợp đồng xuất khẩu sản phẩm – dịch vụ khách hàng:
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mang tính thụ động và phụ thuộc
vào dây chuyền phân phối của khách hàng, dẫn đến sự am hiểu về hoạt động
logistics vào thị trường Mỹ còn nhiều hạn chế (có đến 74,07% số công ty được khảo
43
sát trả lời ít am hiểu, chỉ có 16,67% am hiểu có mức độ). Tính thụ động biểu hiện ở
chỗ phần lớn KNXK là hàng gia công (88,78% kim ngạch vào thị trường Mỹ), chỉ có
11,22% là tự doanh, tỷ lệ gia công vào thị trường Mỹ cao hơn so với các thị trường
khác (84,45% gia công, 15,55% tự doanh), hàng tự doanh của các công ty Việt Nam
đưa vào thị trường Mỹ còn ít, trị giá nhỏ và mang tính xuất khẩu thăm dò thị trường.
Ngoài ra, trong lựa chọn điều kiện thương mại quốc tế, điều kiện FOB chiếm đại đa
số trong KNXK cho thấy tính phụ thuộc vào khách hàng (điều kiện FOB chiếm
97,14% KNXK vào Mỹ, ở một số doanh nghiệp tỷ lệ này lên đến 100%, chỉ có
1,69% giá trị theo điều kiện CIF; 0,51% CFR; 0,04% FCA, và 0,62% theo điều kiện
khác như EXW, CPT,…).
Thêm vào đó, các công ty Việt Nam biểu hiện tính gián tiếp khi xuất khẩu
giày dép sang thị trường Mỹ phần lớn thông qua trung gian thương mại hay công ty
mẹ. Ở các doanh nghiệp FDI, công ty mẹ bỏ vốn đầu tư luôn đóng vai trò trung gian
bán hàng, thu phần chênh lệch giữa giá bán cho nhà nhập khẩu Mỹ và phần giao lại
cho công ty Việt Nam; theo số liệu mà tác giả khảo sát được thì tỷ lệ này vào
khoảng 8-15% trên giá FOB bán cho khách hàng nhập khẩu. Đây là một sự sắp xếp
để chủ đầu tư của các doanh nghiệp FDI chuyển lợi nhuận về nước mà không phải
đóng thuế tại Việt Nam. Trị giá xuất qua trung gian vào thị trường Mỹ chiếm
75,21%, xuất khẩu trực tiếp cho các công ty nhập khẩu, siêu thị, hệ thống cửa hàng
chỉ chiếm 21,62% và 2,77%. Điều này làm giảm lợi nhuận của các công ty xuất khẩu
Việt Nam, và cho thấy các doanh nghiệp chưa chủ động tìm khách hàng trực tiếp
nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ.
Một số khách hàng đặc biệt như Nike, Adidas yêu cầu độc quyền trong gia
công, nghĩa là toàn bộ nhà máy hay một phân xưởng tách biệt chỉ chuyên gia công
cho một khách hàng, không cho phép sản xuất cho các thương hiệu khác hay thương
hiệu riêng của công ty. Đây là một rào cản cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn
thông qua hợp tác gia công làm bước đệm để chuẩn bị xuất khẩu hàng giày dép tự
doanh vào thị trường Mỹ.
cách nhận và quản lý đơn hàng của các doanh nghiệp Việt Nam còn
44
nặng tính thủ công và giản đơn, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin và
thương mại điện tử thấp, 45,28% nhận bằng email (sau đó nhập lại dữ liệu vào
phần mềm quản lý của công ty), 33,96% ký hợp đồng trực tiếp, chỉ có 11,32% tải
đơn hàng từ Website của khách hàng và 7,55% bằng EDI. Có đến 18,75% sử dụng
phần mềm Word, Excel (phần lớn là doanh nghiệp trong nước) để quản lý đơn hàng
và soạn thảo chứng từ nên thiếu hiệu quả và độ chính xác không cao.
Các khách hàng Mỹ có nhiều yêu cầu đặc biệt đối với doanh nghiệp sản xuất –
xuất khẩu giày dép như: áp dụng mã vạch theo chuẩn UPC nên các công ty phải đầu
tư một hệ thống in và scan mã vạch riêng, trên Hóa đơn thương mại phải thể hiện giá
trị của nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Mỹ để được miễn thuế khi nhập khẩu sản
phẩm giày vào Mỹ, các khách hàng Mỹ ngày càng gia tăng yêu cầu và áp dụng các
chương trình quản lý người cung cấp (Nike đã áp dụng ở Việt Nam từ năm 2002)…
(xem thêm ở Phụ lục 4 mục 2.3.5)
d. Giao nhận – logistics đầu ra:
Giày dép là mặt hàng có thể tích và trọng lượng lớn nên vận chuyển bằng
container đường biển là cách vận tải chủ yếu vào thị trường Mỹ (96,35%), số
lượng vận chuyển bằng đường hàng không ít (3,65%), chỉ áp dụng đối những lô hàng
gấp hay do sản xuất trễ. Kết quả khảo sát cho thấy thể tích trung bình của một đơn
hàng tương đối nhỏ: bình quân 5-15 cbm/đơn hàng, chi phí logistics chiếm không cao
trong giá thành xuất khẩu (từ 5,85% đến 18,89% giá CPT New York tùy theo phẩm
cấp giày xuất khẩu, chi tiết trình bày ở Bảng 2.10), do đó rất thuận lợi để đẩy
mạnh hoạt động logistics trong giao nhận. Trong cơ cấu container xuất khẩu thì
loại 40’sd và 40HC chiếm đa số 85,74% do tính kinh tế về cước phí.
45
Bảng 2.10: Cơ cấu chi phí logistics giày dép xuất khẩu trên địa bàn VKTTĐPN.
Tính trên cơ sở một container 40' (chứa được 6.000 đôi giày)
Số tiền
(USD)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(USD)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(USD)
Tỷ trọng
(%)
Đơn giá giày (USD/đôi) 4 - 8 - 15 -
Tiền hàng 24,000 81.11% 48,000 89.57% 90,000 94.15%
Cước vận tải container đến
New Yo...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status