Phân tích quan hệ C-V-P và lựa chọn phương án kinh doanh - pdf 12

Link tải luận văn miễn phí cho ae

Trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt, người qaunr lý phải đối mặt với rất nhiều vấn đề của thị trường…Một trong những mối quan tâm lớn đó của nhà quản lý là chi phí, bởi lợi nhuận đạt được cao hay thấp chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã bỏ ra. Do đó vấn đề được đặt ra là làm sao kiểm soát được các khoản chi phí, từ đó có những quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – doanh thu – lợi nhuận là một công cụ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó không hcir giúp doanh nghiệp đánh giá tổng quát quá trình kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện lợi nhuận mà còn là phương pháp phân tích nhằm cung cấp những dữ liệu mang tính dự báo phục vụ cho quá trình ra quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp. Nó còn là cơ sở để đưa ra các quyết định lựa chọn như: lựa chọn dây chuyền sản xuất, chiến lược sản xuất, định giá sản phẩm, cung cấp dịch vụ một cách tốt nhất cho khách hàng… Vì vậy có thể nói phân tích mối quan hệ CVP chính là phân tích cơ cấu chi phí hay nói cách khác là nhằm phân tích rủi ro từ cơ cấu chi phí này. Dựa trên những dự báo về khối lượng (số lượng) hoạt động để công ty đưa ra cơ cấu chi phí cho phù hợp đạt được lợi nhuận cao nhất. Chính vì vậy, chúng tui đã quyết định chọn đề tài “ Phân tích quan hệ C-V-P và lựa chọn phương án kinh doanh” để làm sáng tỏ những vấn đề trên.
Trong quá trình phân tích chắc chắn còn nhiều thiếu sót mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn.
Chúng tui xin chân thành cảm ơn.







PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Phân tích mối quan hệ C-V-P
1. Phân tích mối quan hệ C-V-P:
a. Khái niệm:
Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận (Cost – Volume – Profit) là xem xét mối quan hệ nội tại của các nhân tố: giá bán, sản lượng, chi phí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu mặt hàng,đồng thời xem xét sựảnh hưởng của các nhân tốđó đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Phân tích mối quan hệ C.V.P là một biện pháp hữu ích nhằm hướng dẫn các nhà doanh nghiệp trong việc lựa chọnđề ra quyết định, như lựa chọn dây chuyền sản xuất,định giá sản phẩm, chiến lược khuyến mãi, sử dụng tốt những điều kiện sản xuất kinh doanh hiện có…..
b. Mục đích:
Mục đích của phân tích C.V.P chính là phân tích cơ cấu chi phí hay nói cách khác là nhằm phân tích rủi ro từ cơ cấu chi phí này. Dựa trên những dự báo về khối lượng hoạt động, doanh nghiệp đưa ra cơ cấu chi phí phù hợp để đạt được lợi nhuận cao nhất.
Để thực hiện phân tích mối quan hệ C.V.P cần thiết phảinắm vững cách ứng xử của chi phí để tách chi phí của doanh nghiệp thành chi phí khả biến, bất biến, phải hiểu rõ Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí,đồng thời phải nắm vững một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích.
1.1 Quan hệ chi phí – sản lượng:
Như chúng ta đã biết, độ lớn của chi phí trong doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau. Nếu nghiên cứu mối quan hệ của chi phí với các nhân tố ảnh hưởng đến độ lớn của chi phí có thể biểu diễn phương trình chi phí dưới dạng:
C = f (a, b, c….x, T)
Trong đó: C: Tổng chi phí
a,b,c,x: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ lớn của chi phí
T: Sự biểu hiện tiền tệ (giá trị) của chi phí
Giả định các nhân tố khác (kỹ thuật, công nghệ, tổ chức…) không thay đổi thì có thể biểu diễn phương trình của chi phí trong mối quan hệ với khối lượng hoạt động như sau: C = f(x)
Trong đó: x là khối lượng hoạt động của doanh nghiệp
1.1.1 Chỉ số sản lượng:
Chỉ số sản lượng là đơn vị của đại lượng sử dụng để xác định sản lượng. Một chỉ số sản lượng có thể dựa trên các yếu tố đầu vào sản xuất chẳng hạn như số tấn nguyên liệu đã tiêu thụ, số thời gian lao động trực tiếp đã sử dụng hay số giờ máy công tác. Nó cũng có thể dựa vào đầu ra chẳng hạn như số các đơn vị sản phẩm hoàn thiện tương đương đã xuất xưởng, số đơn vị sản phẩm đã bán hay doanh thu thực hiện.
Một khi đã tìm ra chỉ số sản lượng thích hợp chúng ta có thể phân loại chi phí thành ba nhóm chính:
+ Chi phí khả biến (biến phi)
+ Chi phí bất biến (định phí)
+ Chi phí hỗn hợp
1.1.2 Biến phí:
Biến phí là những mục chi phí thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt động của đơn vị. Nếu ta xem xét về tổng số, biến phí thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động của đơn vị. Ngược lại, nếu xem xét trên một đơn vị mức độ hoạt động thì biến phí là một hằng số.
Trong một đơn vị sản xuất,biến phí tồn tại khá phổ biến như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp…Những chi phí này khi mức độ hoạt động của doanh nghiệp gia tang thì chúng cũng gia tang tỷ lệ thuận theo và ngược lại.
Có các loại biến phí sau:
* Biến phí thực thụ:
Đây là loại chi phí mà sự biến động của chúng thực sự thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí hoa hồng bán hàng về mặt toán học, biến phí thực thụ được thể hiện theo phương trình sau:

Np9gwe0H3Ycrxf9
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status