Một số biện pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy Quản lý tại Công ty que hàn Việt Đức - pdf 12

Download Luận văn Một số biện pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy Quản lý tại Công ty que hàn Việt Đức miễn phí



MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
CHƯƠNG I 2
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 2
I. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp. 2
1. Khái quát về cơ cấu tổ chức. 2
2.Khái niệm và nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp. 2
3. Những yêu cầu cơ bản đối với cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp. 4
4. Vai trò của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đối với hoạt động của doanh nghiêp. 5
5. Các loại hình cơ cấu tổ chức: 6
II. Một số phương pháp hình thành bộ máy quản lý doanh nghiệp. 6
1. Phương pháp tương tự: 6
2. Phương pháp phân tích theo yếu tố: 7
III. Các mối liên hệ trong cơ cấu tổ chức: 7
IV.một cơ cấu quản lý tốt thì phảI đáp ứng được 8 nguyên tắc và 5 yêu cầu chung về tổ chức. 9
CHƯƠNGII 11
THỰC TRẠNG VỀ CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY QUE HÀN ĐIỆN VIỆT ĐỨC. 11
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Que hàn điện Việt Đức. 11
1. Các nguồn lực của Công ty 12
II. Phân tích thực trạng về các nguồn lực và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Que hàn Việt Đức. 15
1. Các nguồn lực: 15
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. 18
2. Những ưu điểm và nhược điểm tồn tại của cơ cấu tổ chức hiện hành. 30
CHƯƠNG III 33
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ Ở CÔNG TY 33
QUE HÀN ĐIỆN VIỆT ĐỨC. 33
1. Phòng tài vụ: 34
2. Phòng Tổ chức nhân sự. 35
3. Phòng tiêu thụ. 35
KẾT LUẬN 37
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32489/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

yokai( Nhật) đã cấp chứng chỉ cho hai sản phẩm que hàn N46-VD, VD-6013 đủ tiêu chuẩn quốc tế để sử dụng trong việc sản xuất kết cấu thép cán, vỏ tầu biển có trọng tải lớn. Uy tín ngày càng tăng cao, năm 2001 công ty đã xuất khẩu sản phẩm của mình sang các nước như Singapore, Miama...
Với nguồn lực trên, cùng với sự cải tiến dây chuyền công nghệ, sự điều hành có hiệu quả của ban lãnh đạo cùng với lòng nhiệt tình và óc sáng tạo của cán bộ công nhân viên Công ty đã không ngừng mở rộng thị trường, nâng cao uy tín đối với khách hàng, phát huy những thế mạnh và tiếp tục phát triển nhằm khẳng định vai trò là một doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh que hàn điện. Sản lượng sản phẩm sản xuất, tiêu thụ của Công ty không ngừng tăng qua các năm và Công ty luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, dành một phần thích đáng vốn đầu tư để phát triển, cải thiện đời sống công nhân lao động trong ngành.
1. Các nguồn lực của Công ty
a. Nguồn nhân lực.
Để đảm bảo về yêu cầu sản xuất kinh doanh, công ty đã từng bước ổn định đội ngũ cán bộ kỹ thuật, đặc biệt quan tâm đến đội ngũ cán bộ và công nhân lành nghề. Qua thực tế sản xuất kinh doanh và được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý kinh tế, một đội ngũ cán bộ mới đã trưởng thành.
Theo số liệu hết ngày 31-3-2003 tổng số CBCNV của toàn Công ty là 320 người, trong đó có 79 người là lao động gián tiếp, 241 người lao động trực tiếp.
Bậc thợ bình quân là 4,43 và tuổi đời bình quân của công nhân viên là 43 tuổi. Mức lương bình quân là 1.870.000đ/1người/1tháng. Hiện nay công ty còn ký hợp đồng theo vụ việc và ngắn hạn với khoảng 40 lao động, chủ yếu là sử dụng lao động tại địa phương làm các công việc đơn giản như : bao gói, chất xếp và vận chuyển hàng hoá.
Công ty đã thực hiện việc giao khoán làm đòn bẩy sản xuất và là cơ sở để tăng cường công tác quản lý.
b. Tài sản cố định.
Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp. Tài sản cố định, đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản xuất.
Tính đến ngày 31-12-2002 tổng tài sản cố định của công ty theo nguyên giá là 19.840 triệu đồng và đã khấu hao 14.000 triệu đồng. Cơ cấu nhà xưởng thiết bị theo nguyên giá là 6.664 triệu đồng, đã khấu hao 3.200 triệu đồng.
c.Nguồn vốn kinh doanh.
Bất kỳ một hoạt động sản xuất dù với bất kỳ quy mô nào cũng cần có một lượng vốn nhất định, đó là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của doanh nghiệp. Sự tuần hoàn của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu như sự tuần hoàn máu trong cơ thể sống của mỗi con người. Một trong những nhân tố quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, xác lập vị thế của doanh nghiệp trên thương trường chính là việc phát huy hiệu quả của từng đồng vốn bỏ ra. Sử dụng vốn có hiệu quả đồng nghĩa với việc cung cấp sản phẩm hàng hoá không những thoả mãn nhu cầu xã hội mà còn đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Vốn kinh doanh của công ty tính đến ngày 31-12-2002 là 11.900 triệu đồng, trong đó.
Vốn cố định là 5.500 triệu đồng.
Vốn lưu động là 6.400 triệu đồng.
d. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Stt
Các chỉ tiêu chủ yếu
Đvt
1999/1998
2000/1999
2001/ 2000
2002/2001
Số TĐ
%
STĐ
%
STĐ
%
STĐ
%
1
Giá trị tổng sản lượng
Trđ
31100
14,8
35856
15,3
53892
50,3
68508
27,1
2
Doanh thu tiêu thụ
Trđ
29400
13,7
33900
15,3
52400
54,5
66500
26,4
3
Tổng số công nhân viên(người)
280
3,4
295
5,3
332
12,5
320
3
4
Tổng vốn kinh doanh
4a. Vốn cố định
4b. Vốn lưu động
Trđ
10958
4935
6023
1,9
11403
5250
6153
4,06
11664
5300
6364
2,2
11900
5500
6400
2,02
5
Lợi nhuận
Trđ
360
9,8
410
13,8
860
109
1350
56,9
6
Nộp ngân sách
Trđ
540
10,3
630
16,6
710
12,6
781
11
7
Thu nhập bình quân
Trđ
1,03
15,8
1,2
16,5
1,48
23,3
1,870
26,3
8
Năng suất LĐ theo giá trị tổng sản lượng
Trđ
111,07
8,9
121,54
9,4
162,32
33,5
214,9
31,9
9
Lợi nhuận/DT (5/2)
%
1,2
1,21
1,59
1,97
10
Lợi nhuận/Vốn KD
%
3,2
3,59
7,3
11,3
11
Vòng quay VLĐ(2/4b) (vòng)
4,88
5,5
8,2
10,3
Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động SXKD của Công ty Que hàn điện Việt Đức
Qua số liệu trên ta thấy Công ty đang hoạt động ngày một hiệu quả thể hiện trước hết ở doanh thu với tốc độ tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2000 doanh thu đạt 33.900 triệu đồng, tăng 15,3% so với năm 1999. Sang năm 2001 tổng doanh thu đạt 52.400 triệu đồng, tăng 54,5% so với năm 2000. Năm 2002 doanh thu đạt 66.500 triệu đồng, tăng 26,9% so với năm 2001. Đây là một kết quả khả quan thể hện mức tăng trưởng cao của doanh nghiệp so với các đơn vị kinh doanh cùng ngành. Có được kết quả như vậy là do Công ty có một đội ngũ công nhân với trình độ tay nghề cao và đây chuyền công nghệ luôn được cải tiến cùng với sự chỉ đạo của bộ máy quản lý Công ty.
II. Phân tích thực trạng về các nguồn lực và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Que hàn Việt Đức.
1. Các nguồn lực:
a. Nguồn nhân lực:
Cơ cấu lao động: (năm 2002)
Tổng số lao động
320
Tỷ lệ %
Gián tiếp
79
24
Trực tiếp
241
76
Nam
195
61
Nữ
125
39
Tuổi đời bình quân:
Trên 45 tuổi
Dưới 45 tuổi
43
126
194
40
60
Nguồn: báo cáo về lao động- tiền lương của Công ty Que hàn điện Việt Đức
Tổng số nhân viên của Công ty năm 2002 là 320 người, trong đó số lao động gián tiếp chiếm 24% và số lao động trực tiếp chiếm 76%. Trong đó số lao động nữ là 125 người chiếm 39%. Số lao động nam là 195 người chiếm 61%.
Qua số liệu trên ta nhận thấy lao động gián tiếp chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số lao động của doanh nghiệp. Điều đó chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí gián tiếp về nhân công như chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng của doanh nghiệp chưa thực sự đem lại hiệu quả. Hơn nữa đứng trên góc độ là một doanh nghiệp sản xuất cần thiết phải cân đối lại tỷ lệ giữa các lao động trực tiếp và gián tiếp sao cho thật hợp lý dể từ đó cắt giảm chi phí, giảm giá vốn hàng bán nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Để có một cái nhìn cụ thể hơn về kết cấu lao động của Công ty, ta sẽ xem xét tiếp trình độ bậc thợ của công nhân trong công ty.
Số người
Bậc thợ
Tỷ lệ%
25
7
10,3
70
6
29
65
5
27
30
4
12.5
21
3
8,7
10
2
4,1
20
1
8,3
Nguồn: báo cáo về lao động – tiền lương của Công ty Que hàn điện Việt Đức
Qua số liệu trên ta nhận thấy, bậc thợ bình quân của công ty là 4.43. Tuổi đời bình quân của công nhân viên trong công ty là 43 tuổi, trong đó số người có tuổi đời từ 45 tuổi trở lên là 126 người chiếm 40%.
Từ những số liệu trên ta có thể thấy bậc thợ 5,6,7 chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng số lao động điều đó nói lên rằng chất lượng sản phẩm sản xuất được đảm bảo. Công ty có khả năng hạn chế tối đa số lượng sản phẩm hỏng và các sai...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status