Đánh giá hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang - pdf 12

Download Luận văn Đánh giá hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang miễn phí



MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời Thank iii
Nhận xét của GVHD iv
Mục lục v
Danh mục viết tắt viii
Danh mục biểu bảng ix
Danh mục đồ thị xi
Lời mở đầu 1
Lý do chọn đề tài 1
Mục tiêu nghiên cứu 2
Phạm vi nghiên cứu 3
Phương pháp nghiên cứu 3
Chương 1: Cơ sở lý luận 4
1.1 Cơ sở lý luận 4
1.1.1. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 4
1.1.1.1. Hoạt động huy động vốn 4
1.1.1.2. Hoạt động tín dụng 6
1.1.1.3. Thu nhập- Chi phí -Lợi nhuận 7
1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 8
1.2.1. Những thông tin cần biết 8
1.2.2. Các chỉ số tài chính 9
Chương 2: Đánh giá hoạt động kinh doanh và tình hình lợi nhuận của Ngân hàng nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Kiên Giang 12
2.1.Khái quát về Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Kiên Giang 12
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 12
2.1.2. Cơ cấu mạng lưới hoạt động và bộ máy quản lý tại ngân hàng 13
2.1.3.Đối thủ cạnh tranh 15
2.1.4. Phướng hướng hoạt động kinh doanh 2010 15
2.1.5. Thuận lợi và khó khăn của NHN0&PTNT 17
2.2. Đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Kiên Giang 18
2.3. Phân tích hoạt động kinh doanh tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Kiên Giang 20
2.3.1. Phân tích bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng 20
2.3.2. Phân tích hoạt động huy động vốn 26
2.3.3. Phân tích hoạt động tín dụng 30
2.3.4. Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng 36
2.4. Phân tích tình hình thu nhập 38
2.5. Phân tích tình hình chi phí 40
2.6. Phân tích các chỉ số sinh lợi 41
2.7. Phân tích các chỉ số rủi ro 43
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Kiên Giang, kết luận và kiến nghị 46
3.1.Giải pháp đối với công tác tổ chức cán bộ 46
3.2. Giải pháp đối với hoạt động huy động vốn 48
3.3. Giải pháp đối với hoạt động tín dụng 51
3.4. Giải pháp đối với hoạt động dịch vụ 52
3.5. Kiến nghị 52
3.5.1 Đối với NHNo&PTNT Việt Nam 52
3.5.2. Đối với NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang 53
3.6. Kết luận 54
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32331/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

năm trước. Nguyên nhân là do Ngân hàng mở rộng mạng lưới hoạt động, cung cấp thêm nhiều dịch vụ, Ngân hàng tốn nhiều chi phí cho đầu tư thêm nhiều thiết bị hiện đại.
Lợi nhuận ròng: Qua bảng số liệu ta thấy trong 3 năm hoạt động của Ngân hàng đã đạt được những thành công nhất định, lợi nhuận ròng tăng đều qua các năm. Tốc độ tăng của lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể năm 2008 lợi nhuận ròng đạt 6.576 triệu đồng và đạt tốc độ là 12,16%. Sang năm 2009 lại tiếp tục tăng hơn so với năm 2008 là 655 triệu đồng. Lợi nhuận ròng tăng là do Ngân hàng đã đưa ra các chính sách kinh doanh có hiệu quả nên làm cho doanh thu của Ngân hàng tăng nhanh hơn chi phí mà Ngân hàng bỏ ra.
Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng có những tiến triển tốt đẹp. Do Ngân hàng ngày càng mở rộng thêm dịch vụ để phục vụ cho khách hàng. Điều đó cũng thể hiện sự quản lý tài tình của ban lãnh đạo cùng với sự nổ lực, cố gắng của toàn thể nhân viên trong Ngân hàng.
2.3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH KIÊN GIANG
2.3.1. Phân tích bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính của Ngân hàng khái quát tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn của Ngân hàng vào ngày cuối năm.
Thông qua các chỉ tiêu trong bảng tài sản của Ngân hàng qua 3 năm, cụ thể là chỉ tiêu về tài sản và nguồn vốn. Từ những chỉ tiêu đó ta sẽ phân tích, so sánh để thấy được sự biến động của tài sản cũng như của nguồn vốn. Mặc dù sự tăng, giảm này chưa phản ánh được thực chất của việc quản lý vốn của đơn vị là tốt hay xấu nhưng nó cũng phản ánh được quy mô mà Ngân hàng sử dụng cũng như khả năng tập hợp nguồn vốn.
Phân tích tình hình tài sản có:
Qua bảng số liệu cho chúng ta thấy rằng tài sản sinh lời rất lớn, luôn chiếm hơn 93% trong tổng tài sản của Ngân hàng và đây là điều kiện để Ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Ta thấy các khoản đầu tư chứng khoán và gửi tiền ở các tổ chức tín dụng tăng liên tục qua các năm. Đây là một dấu hiệu đáng mừng vì khi Ngân hàng mua các cổ phiếu của các công ty xuất khẩu thuỷ sản thì các công ty đó đến giao dịch với chúng ta nhiều hơn trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Trong tài sản sinh lời thì hoạt động chủ yếu của Ngân hàng là cho vay, đây là lĩnh vực mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng nhưng đồng thời cũng là lĩnh vực mang lại rất nhiều rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng. Vì thế, trong tương lai Ngân hàng nên đẩy mạnh đầu tư chứng khoán và cho vay. Mặc dù, Ngân hàng đã chiếm lĩnh một thị trường cho vay rất lớn nhưng vẫn còn một tiềm năng rất lớn.
- Tiền mặt của Ngân hàng có sự biến động qua các năm, năm 2008 tăng 11,33% tương đương với số tiền là 988 triệu đồng. Sang năm 2009 thì tiền mặt tại Ngân hàng cũng tăng lên đáng kể với tốc độ tăng là 72,75%. Điều này chứng tỏ Ngân hàng cần nhiều tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra, NHNo&PTNT Việt Nam cũng đang nâng dần tỉ lệ dự trữ bắt buộc để tạo thuận lợi cho các Ngân hàng trong việc rút tiền (nếu một ngày mà Ngân hàng rút tiền dưới 40 tỷ thì không cần hỏi NHNo&PTNT Việt Nam). Điều này cũng tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đồng thời nó cũng làm cho Ngân hàng mất đi một phần lợi nhuận. Do đó Ngân hàng cần xem xét lại chính sách dự trữ tiền mặt sao cho đảm bảo được việc thanh khoản đồng thời nó cũng đáp ứng được lợi nhuận của Ngân hàng.
- Cho vay: Do hoạt động của Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ. Nên số tiền cho vay luôn chiếm một tỷ trọng lớn hơn 92%, cụ thể năm 2008 tăng 31.352 triệu đồng tương đương 6,48% sang năm 2009 tăng 25.864 triệu đồng nhưng tốc độ giảm xuống 5,02%. Đây là dấu hiệu đáng mừng vì chứng tỏ hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả. Trong tương lai thì Ngân hàng nên tiếp tục mở rộng hoạt động cho vay vì đây là nguồn mang lại lợi nhuận lớn cho Ngân hàng.
- Tiền lãi cộng dồn dự thu: luôn tăng trưởng qua các năm. Trong ba năm qua, Ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Mà khách hàng truyền thống của chúng ta là các hộ sản xuất nông-lâm-ngư-diêm nghiệp nên hoạt động chủ yếu của họ là đầu tư vào lĩnh vực cây trồng, vật nuôi mà các lĩnh vực này còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và giá cả của thị trường. Miễn nông dân có mùa thì lại mất giá do họ sản xuất mang tính chất “phong trào” chứ không theo nhu cầu của thị trường. Nên việc thu lãi cũng gặp rất nhiều khó khăn.
- Tài sản cố định và các tài sản có khác: tăng trưởng mạnh qua 3 năm là do Ngân hàng mở rộng mạng lưới hoạt động nên trang bị thêm nhiều tài sản cố định. Hàng năm, Ngân hàng đều trang bị thêm cơ sở vật chất cho các chi nhánh để góp phần tạo thêm lòng tin cho khách hàng. Nhờ đó mà mỗi năm Ngân hàng đều thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Đặc biệt là năm 2009 tài sản cố định tăng lên một cách đột ngột (tới 315,45%), nguyên nhân là do các khoản phải thu trong năm tăng. Ngoài ra, Ngân hàng còn phải trích một khoản để dự phòng rủi ro theo chủ trương của NHNo&PTNT Việt Nam.
Tóm lại: trong 3 năm qua tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng có xu hướng tăng lên liên tục và Ngân hàng dùng tiền nhàn rỗi của mình để đầu tư chứng khoán, gửi tiền ở các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, thị trường huyện Châu Thành vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển trong lĩnh vực cho vay. Vì thế, Ngân hàng cần chủ động hơn để ngày càng phát triển cả về lượng lẫn về chất và tạo được vị thế vững chắc cho mình trong tương lai.
Phân tích tình hình tài sản nợ:
Nguồn vốn của Ngân hàng là những giá trị tiền tệ do Ngân hàng huy động, tạo lập được dùng để đầu tư và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Một Ngân hàng mà có nguồn vốn càng lớn thì hoạt động của Ngân hàng đó không chỉ sôi nổi mà nó còn đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ. Vì thế, Ngân hàng muốn càng vững mạnh hơn trong thời kỳ hội nhập thì Ngân hàng phải chủ động đựơc nguồn vốn của mình. Do đặc tính của Ngân hàng thương mại ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long luôn thiếu vốn nên nguồn vốn mà Ngân hàng có được thì được huy động từ nhiều nguồn khác nhau.
- Tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế: ta thấy nó tăng liên tục qua các năm nhưng lại giảm về tỷ trọng. Nguyên nhân là do Ngân hàng điều chỉnh mức lãi suất ngày càng hợp lý đồng thời Ngân hàng cũng đa dạng hoá các hình thức huy động. Bên cạnh, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ thì Ngân hàng cũng mở các đợt rút thăm trúng thưởng, khuyến mãi nhân các dịp lễ tết như gửi tiền tiết kiệm trúng vàng AAA…
- Tiền vay của Ngân hàng Nhà nước: Đây là khoản chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn và nó giảm liên tục qua các năm. Năm 2007, Ngân hàng vay của Ngân hàng Nhà nước 1.500 triệu đồng nhưng đến năm 2009 thì Ngân hàng đã trả được 200 triệu đồng. Nguyên nhân là do năm 2007 Ngân hàng phải vay để trả nợ công chánh. Đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status