Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đối với kênh phân phối bán lẻ của công ty dược Sài Gòn – Sapharco - pdf 12

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
B. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2
C. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 2
CHƯƠNG I CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH. 3
1.1. Khái niệm cạnh tranh 3
1.2. Vai trò và tầm quan trọng của cạnh tranh 4
1.2.1. Đối với nền kinh tế: 4
1.2.2. Đối với doanh nghiệp: 5
1.2.3. Đối với ngành: 6
1.2.4. Đối với sản phẩm: 6
1.3. Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh. 6
1.4. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: 9
1.5. Cạnh tranh trong kênh phân phối: 10
1.6. Các công cụ cạnh tranh: 11
1.6.1. Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm: 11
1.6.2. Cạnh tranh bằng giá cả: 12
1.6.3. Cạnh tranh bằng độ bao phủ: 14
1.6.4. Cạnh tranh bằng chính sách Maketing: 14
1.7. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh: 15
1.7.1. Thị phần 15
1.7.2. Năng suất lao động: 16
1.7.3. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận: 16
CHƯƠNG II GIỚI THIỆU CÔNG TY DƯỢC SÀI GÒN – SAPHARCO 18
2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY : 18
2.1.1. Lịch sử hình thành: 18
2.1.2. Quá trình phát triển của Sapharco: 19
2.2. Chức năng, nhiệm vụ và phạm vị hoạt động của Sapharco: 22
2.2.1. Phạm vi hoạt động: 22
2.2.2. Lĩnh vực hoạt động của Sapharco: 22
2.2.3. Hệ thống phân phối: 23
2.3. Cơ cấu bộ máy quản lý: 24
2.4. Tổng quan về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: 25
2.5. Chính sách phát triển và phương hướng hoạt động thời gian tới: 27
2.5.1. Chính sách công ty: 27
2.5.2. Các chiến lược đang thực hiện: 28
CHƯƠNG III THỰC TRẠNG CẠNH TRANH CỦA KÊNH PHÂN PHỐI BÁN LẺ 29
3.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA KÊNH PHÂN PHỐI BÁN LẺ: 29
3.1.1. Tình hình chung về hệ thống kênh phân phối bán lẻ Dược phẩm hiện nay: 29
3.1.2. Tình hình chung về hệ thống kênh phân phối của Sapharco: 30
3.1.3. Thực trạng hoạt động của kênh phân phối bán lẻ của Sapharco: 31
3.1.3.1. Về doanh thu: 31
3.1.3.2. Về độ bao phủ: 34
3.1.3.3. Về chiến lược đang thực hiện: 35
3.2. THỰC TRẠNG ĐỐI THỦ CẠNH TRANH: 37
3.2.1. Công ty dược phẩm Trung Ương 2- Codupha: 37
3.2.1.1. Khái quát về công ty: 37
3.2.1.2. Thế mạnh của Codupha về kênh phân phối bán lẻ: 37
3.2.2. Công ty Cp dược phẩm Phano: 38
3.2.2.1. Khái quát về công ty: 38
3.2.2.2. Thế mạnh của Phano về kênh phân phối bán lẻ: 39
3.2.3. Công ty Cp Dược phẩm ECO: 40
3.2.3.1. Khái quát về công ty: 40
3.2.3.2. Thế mạnh của ECO về kênh phân phối bán lẻ: 41
3.3. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA KÊNH PHÂN PHỐI BÁN LẺ QUA CÁC CÔNG CỤ: 43
3.3.1. Độ bao phủ: 43
3.3.2. Chất lượng sản phẩm: 44
3.3.3. Chính sách giá cả: 46
3.3.4. Chính sách Marketing: 48
3.4. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA KÊNH PHÂN PHỐI BÁN LẺ QUA CÁC CHỈ TIÊU: 50
3.4.1. Thị phần: 50
3.4.2. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận: 53
3.5. NHỮNG KẾT LUẬN RÚT RA TỪ VIỆC PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CẠNH TRANH CỦA KÊNH PHÂN PHỐI BÁN LẺ: 55
3.5.1. Những thành tựu đạt được: 55
3.5.2. Những mặt còn tồn tại: 56
3.5.2.1. Các khó khăn do chuẩn GPP gây ra: 56
3.5.2.1.1. Tiêu chuẩn GPP chưa được phổ biến: 56
3.5.2.1.2. Khó khăn về chi phí đầu tư ban đầu: 57
3.5.2.1.3. Khó khăn về nhân lực: 57
3.5.2.1.4. Khó khăn về hành vi người tiêu dùng: 58
3.5.2.2. Các khó khăn do việc quản lý của các cơ quan Nhà nước: 58
3.5.2.3. Khó khăn của Sapharco về nguồn lực: 59
3.5.2.4. Khó khăn của Sapharco về phát triển hình ảnh thương hiệu: 60
CHƯƠNG IV KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA KÊNH PHÂN PHỐI BÁN LẺ 61
4.1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH BÁN LẺ DƯỢC PHẨM VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ CỦA CTY SAPHARCO NÓI RIÊNG: 61
4.1.1. Tình hình phát triển ngành Dược cả nước: 61
4.1.2. Xu hướng phát triển ngành bán lẻ dược phẩm Việt Nam: 62
4.1.3. Xu hướng phát triển về ngành bán lẻ dược phẩm của Sapharco: 63
4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH ĐỐI VỚI KÊNH PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA SAPHARCO: 64
4.2.1. Giải pháp 1: Tập trung nguồn lực. 65
4.2.2. Giải pháp 2: Phát triển hình ảnh thương hiệu. 66
4.2.3. Giải pháp 3: Giải pháp về công nghệ. 67
4.2.3.1. Công nghệ thẻ Mifare 67
4.2.3.2. Công nghệ truyền thông hợp nhất: 69
4.2.4. Giải pháp 4: Quản lý khâu phân phối, cắt giảm chi phí. 71
4.2.5. Giải pháp 5: Đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. 72
4.2.6. Giải pháp 6: Mở ra một hướng đi mới cho Thực phẩm chức năng. 75
4.3. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC: 76
KẾT LUẬN 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
LỜI MỞ ĐẦU
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bất cứ một công ty nào muốn phát triển một cách bền vững đều phải luôn có một chiến lược kinh doanh vững vàng. Thông thường các công ty thường quên đi chiến lược kinh doanh vì họ mãi bận rộn với công việc hiện tại. Tuy nhiên, nếu không có một chiến lược, một hướng đi cụ thể thì người chủ doanh nghiệp sẽ không thể lèo lái con thuyền của mình đi đúng hướng.
Những năm gần đây, đất nước đang ngày càng đổi mới, khuyến khích mở cửa đón nhận làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ nước ngoài, đồng thời cũng sẽ vấp phải nhiều sự cạnh tranh khốc liệt hơn. Trong điều kiện thị trường có nhiều biến động, bỏ qua các yếu tố ngẫu nhiên thì vấn đề quyết định đến thành công của doanh nghiệp là lựa chọn một hướng đi đúng, xác định được một chiến lược kinh doanh cho hợp lý và kịp thời. Sự cạnh tranh ngày càng tăng cao không chỉ đem lại nhiều thách thức mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp khẳng định vị thế của mình trên thế giới.
Từ khi thành lập đến nay, công ty Dược Sài Gòn – Sapharco đã và đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực phân phối dược phẩm, mục đích của công ty là trở thành một nhà phân phối dược phẩm chuyên nghiệp. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh luôn thay đổi, các đối thủ cạnh tranh ngày một linh hoạt và lớn mạnh hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ dược phẩm hiện nay. Do vậy, Sapharco càng phải tích cực đưa ra những chiến lược mới của mình nhằm phát huy những thế mạnh vốn có, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
Qua quá trình thực tập ở công ty Dược Sài Gòn – Sapharco, trên cở sở hệ thống lý thuyết đã được trang bị trên ghế nhà trường, và căn cứ vào thực tế của công ty, em đã chọn đề tài:
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐỐI VỚI KÊNH PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA CÔNG TY DƯỢC SÀI GÒN – SAPHARCO”
làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài lần này là vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế nhằm góp phần đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh về kênh phân phối bán lẻ của Sapharco. Tuy nhiên, kiến thức trên giảng đường và thực tế là hoàn toàn khác nhau. Do đó, đề tài chỉ mang tính xây dựng và củng cố thêm để chiến lược phát triển kênh phân phối bán lẻ của Sapharco càng thêm hiệu quả.

B. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính.
- Thu thập số liệu do các phòng ban cung cấp.
- Tìm kiếm thông tin và số liệu liên quan trên internet, và các trang báo điện tử
- Tiến hành dựng biểu đồ dựa vào các thông tin thu thập.
- Sử dụng phương pháp phân tích thống kê.

C. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
• Phần I: Cở sở lý luận về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh.
• Phần II: Giới thiệu công ty Dược Sài Gòn – Sapharco.
• Phần III: Thực trạng cạnh tranh của kênh phân phối bán lẻ.
• Phần IV: Kiến nghị và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của kênh phân phối bán lẻ.

CHƯƠNG I
CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH.
1.1. Khái niệm cạnh tranh
Thuật ngữ “cạnh tranh” được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, sinh thái, thể thao; thường xuyên được nhắc tới trong sách báo chuyên môn, diễn đàn kinh tế cũng như các phương tiện thông tin đại chúng và được sự quan tâm của nhiều đối tượng, từ nhiều góc độ khác nhau, dẫn đến có rất nhiều khái niệm khác nhau về “cạnh tranh”, cụ thể như sau:
Tiếp cận ở góc độ đơn giản, mang tính tổng quát thì cạnh tranh là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành được sự tồn tại, sống còn, giành được lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần thưởng hay những thứ khác.
Theo Mác: “Cạnh tranh là sự phấn đấu ganh đua gay gắt của các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và trong tiêu thụ để đạt được những lợi nhuận siêu ngạch”.
Theo Michael Porter ( “chiến lược cạnh tranh” – 1980) thì: Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi.
Trong nền kinh tế hiện nay, khi chủng loại các sản phẩm và dịch vụ ngày càng đa dạng, nhu cầu con người thay đổi ngày một nhanh chóng thì sức ép về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Ngoài việc thể hiện rõ trong kinh doanh, cạnh tranh còn tồn tại trong mỗi con người, xã hội liên tục phát triển do đó mỗi người phải luôn phấn đấu, không ngừng trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao năng lực bản thân, tăng khả năng cạnh tranh nhằm tránh để bị đào thải. Do vậy, có thể nói cạnh tranh luôn tồn tại trong nền kinh tế xã hội hiện nay, nó ảnh hưởng đến tất cả mọi mặt của cuộc sống và cũng là chất kích thích để mỗi các nhân, đoàn thể, đất nước, kinh tế, xã hội phát triển. Vì chỉ có cạnh tranh mới khiến các cá nhân tích cực nâng cao năng lực bản thân, khiến các doanh nghiệp tích cực đầu tư đổi mới công nghệ, cắt giảm chi phí, tìm mọi cách để mang lại giá trị sử dụng cao nhất cho khách hàng. Thực tế cho thấy, thiếu sự cạnh tranh thường ở đó biểu hiện sự trì trệ, doanh nghiệp yếu kém sẽ mau chóng bị đào thải ra khỏi quy luật vận động của nền kinh tế thị trường.
Tóm lại, có nhiều định nghĩa khác nhau về sự cạnh tranh, nhưng tựu trung lại cạnh tranh là sự tranh giành, là những hành động nhằm chiếm giữ phần lợi thế của mỗi cá thế trong xã hội. Trong kinh doanh, cạnh tranh là cuộc ganh đua gay gắt của các chủ thể đang hoạt động trên thị trường với nhau, kinh doanh cùng một loại sản phẩm hay các sản phẩm tương tự thay thế lẫn nhau nhằm chiếm lĩnh thị phần, tăng doanh số và lợi nhuận. Và doanh nghiệp cũng không nên vì sức ép cạnh tranh mà dẫn đến những hành động không lành mạnh, điều này sẽ làm tổn hại đến lợi ích cộng đồng cũng như sẽ làm suy yếu chính mình.
1.2. Vai trò và tầm quan trọng của cạnh tranh
Nước ta đang có bước chuyển rất nhanh và mạnh về phát triển kinh tế. Từ một nền kinh tế tập trung bao cấp trì trệ, yếu kém, bảo thủ và cực kỳ quan liêu. Việc chuyển mình mạnh mẽ, thay đổi cơ chế quản lý nhằm trở thành một nền kinh tế thị trường đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Năm 2006 đã đánh dấu một cột mốc hết sức quan trọng, nước ta trở thành thành viên của WTO – Tổ chức thương mại thế giới. Sự kiện này đã mở ra một cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam vươn tầm ra thế giới, đồng thời cũng là một thách thứ không nhỏ vì phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ về kinh nghiệm cũng như về quy mô trên đấu trường quốc tế. Tuy nhiên, việc cạnh tranh là không thể tránh khỏi, nếu như trước đây các doanh nghiệp trong nước chỉ phải cạnh tranh với nhau, thì bây giờ càng phải nỗ lực hơn nữa để giành giật và mở rộng thị phần với các đối thủ mới. Điều này vô hình chung đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam rèn luyện khả năng để tồn tại ở “sân chơi” lớn nhất này. Do vậy, cạnh tranh không phải là mặt tiêu cực mà có một vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến nhiều yếu tố như sau:
1.2.1. Đối với nền kinh tế:
Đối với nền kinh tế, cạnh tranh không chỉ là môi trường, động lực để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hóa quan hệ xã hội, là môi trường để phát triển chức năng động của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cạnh tranh còn góp phần gợi mở những nhu cầu mới của xã hội thông qua sự xuất hiện của những sản phẩm mới. Điều đó chứng tỏ đời sống của con người ngày càng được nâng cao về tinh thần và vật chất. Cạnh tranh còn đảm bảo thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, phát triển sâu rộng sự phân công lao động xã hội. Thông qua việc thúc đẩy phát triển các loại hình sản phẩm và dịch vụ ngày càng đa dạng cả về số lượng lẫn chất lượng, cạnh tranh góp phần giải quyết được tỷ lệ thất nghiệp một cách đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn mà cạnh tranh đem lại thì nó vẫn còn mang lại những mặt hạn chế như cạnh tranh không lành mạnh tạo sự phân hóa giàu nghèo, nó còn dẫn đến những hành vi phạm pháp như trốn thuế, hàng giả…Nếu không được quản lý tốt, cạnh tranh không lành mạnh sẽ đánh mất niềm tin của các doanh nghiệp vào thị trường, niềm tin của khách hàng vào doanh nghiệp, và ảnh hưởng nặng nề đến uy tín của cả nền kinh tế.
1.2.2. Đối với doanh nghiệp:
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng vậy, khi tham gia vào các hoạt động kinh doanh trên thị trường thì đều muốn doanh nghiệp mình tồn tại và đứng vững. Để tồn tại và đứng vững doanh nghiệp cần có những chiến lược kinh doanh cụ thể và lâu dài mang tính chiến lược ở cả tầm vi mô và vĩ mô. Vì thế, việc phải đương đầu với các đối thủ cạnh tranh luôn là vấn đề làm “đau đầu” các nhà quản trị.
Để giải quyết được bài toán “cạnh tranh”, doanh nghiệp cần liên tục cập nhật thông tin phản hồi từ phía khách hàng để từ đó có thể nâng cao, cải tiến, hay thậm chí là đưa ra một sản phẩm dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc cạnh tranh lành mạnh sẽ giúp doanh nghiệp có được những bước đi vững chắc trong quá trình tạo dựng uy tín thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.



/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status