Các giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm của Công ty Dệt Minh Khai - Hà Nội - pdf 12

Download Luận văn Các giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm của Công ty Dệt Minh Khai - Hà Nội miễn phí



Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả đều phải có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định và rộng lớn. Thị trường có vai trò quyết định trong sự tồn tại và phát triển của Công ty vì thị trường liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy Công ty phải biết lựa chọn đánh giá và phân tích những thị trường có triển vọng nhất phù hợp với việc tiêu dùng sản phẩm của mình sao cho xây dựng được chiến lược cạnh tranh phù hợp.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32366/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

nước nhập khẩu, bắt được luật pháp cho làm cái gì và cấp kinh doanh cái gì, ngoài ra còn phải nắm vững môi trường kinh tế, văn hoá xã hội, môi trường cạnh tranh, môi trường khoa học công nghệ của nước nhập khẩu và nước chủ nhà. Đây là một nhân tố ảnh hưởng lớn song Công ty phải chuẩn bị để vượt qua.
2. ảnh hưởng của trình độ công nghệ, thiết bị sản xuất ra sản phẩm.
Ta biết rằng muốn tạo ra sản phẩm có chất lượng cao phải có công nghệ tiên tiến hiện đại, công nghệ cao. Nếu Công ty không khắc phục được ảnh hưởng này sẽ khó cạnh tranh sản phẩm với thị trường xuất khẩu.
3. ảnh hưởng của trình độ cán bộ nhân viên trong việc nhận thức được quá trình toàn cầu hoá và cạnh tranh toàn cầu.
Trình độ các bộ phận trong Công ty phải đáp ứng được đòi hỏi cao của thị trường thế giới phải nắm bắt nhanh và kịp thời những đòi hỏi, những thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng của thị trường thế giới có như vậy mới tạo ra được sản phẩm phù hợp với thị trường thế giới.
Chương II: Phân tích về thực trạng của hoạt động xuất khẩu Công ty Dệt Minh Khai.
I. Khái quát về tổ chức bộ máy và kết quả kinh doanh.
1. Sự hình thành phát triển và tổ chức hiện nay của Công ty.
1.1. Quá trình hình thành.
Công ty Dệt Minh Khai là một doanh nghiệp Nhà nước, một đơn vị kinh doanh thuộc sự quản lý của Sở Công nghiệp Hà Nội thành lập vào năm 1974 theo quyết định của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội với tên gọi là Nhà máy dệt khăn mặt khăn tay. Trước đây Nhà máy Dệt khăn mặt, khăn tay được khởi công xây dựng từ những năm cuối của thập kỷ 1960 cho đến những năm đầu của thập kỷ 1970. Thế nhưng lúc bấy giờ, cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc Việt Nam đang ở giai đoạn ác liệt nhất. Cho nên mãi đến năm 1974 về cơ bản Công ty mới được xây dựng xong và được chính thức thành lập theo quyết định của Uỷ ban nhân dân thành phố, chính vào năm đó Công ty đã bước đầu đi vào sản xuất thử đến năm 1975. Nhà máy Dệt khăn mặt khăn tay chính thức nhận kế hoạch Nhà nước giao. Trong thời gian nàym nhiệm vụ chủ yếu của Nhà máy Dệt khăn mặt, khăn tay là sản xuất các sản phẩm dệt may như sản xuất: khăn mặt, khăn bông, khăn tắm…nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước.
Sau đó vào năm 1983 đổi tên thành Nhà máy Dệt Minh Khai, vào năm 1992 Công ty được thành lập lại theo quyết định 338/TTg của Thủ tướng chính phủ trong đó toàn bộ vốn của Công ty hoạt động là 8,680 tỷ đồng vốn kinh doanh bao gồm:
Vốn ngân sách cấp: 1,3 tỷ đồng
Vốn huy động (vốn vay): 7,38 tỷ đồng
Năm 1994 Công ty đổi tên thành: Công ty Dệt Minh Khai để thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường. Hiện nay tên Công ty vẫn được giữ nguyên theo tên gọi năm 1994, đó là:
Tên Công ty: Công ty Dệt Minh Khai
Tên giao dịch quốc tế: Minh Khai Textile Company
Trụ sở chính: 423 Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nôi
Công ty luôn chú trọng hoàn thiện nhà xưởng, nâng cao máy móc thiết bị, đào tạo thêm lao động mới…làm cho việc sản xuất đi vào ổn định, nâng cao hiệu quả sản xuất…hiện nay, với diện tích khoảng gần 5ha, với tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty là 1020 người có trong danh sách.
Số ca làm việc trong ngày: 3 ca (tuỳ theo phân xưởng)
Số giờ làm việc mỗi ca: 8h
Số ngày làm việc trong năm: 350 ngày
Đầu năm 2000 nguồn vốn của Công ty là:
+ Vốn cố định: 10.294.447.616đ
+ Vốn lưu động: 4.458.512.667đ
Hiện nay, nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là ngoài việc sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa Công ty còn tiến hành các hoạt động xuất khẩu các sản phẩm ra thị trường thế giới. Do đó, Công ty có một vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp Hà Nội, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
1.2. Quá trình phát triển của Công ty Dệt Minh Khai.
a. Giai đoạn mới thành lập 1974 - 1980.
Trong khoảng thời gian đầu mới được thành lập và chính thức đi vào hoạt động Công ty gặp rất nhiều khó khăn do nhà xưởng xây dựng chưa hoàn thiện, máy móc thiết bị đều do Trung Quốc viện trợ, khâu lắp đặt không đồng bộ, có nhiều khâu hoạt động theo phương pháp thủ công ban đầu Công ty chỉ được trang bị với 260 só máy dệt thoi của Trung Quốc và tài sản cố định khi đó chỉ có gần 3 triệu đồng. Trong khi đó, lực lượng lao động lành nghề còn thiếu, cán bộ công nhân viên còn thiếu chuyên môn nghiệp vụ, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Thế nhưng, đội ngũ cán bộ công nhân viên Công ty đã mạnh dạn đưa vào sản xuất mặt hàng khăn bông với nhiều thông số kỹ thuật không có sẵn mà phải vừa làm vừa tìm tòi, nghiên cứu. Vì thế, trong những năm đầu tiến hành sản xuất Công ty chỉ mới đưa vào hoạt động được hơn 100 máy dệt (thừa gần 160 máy thoi) số cán bộ công nhân viên là 415 người. Năm 1975 Công ty chính thức nhận kế hoạch Nhà nước giao và Công ty tiến hành sản xuất đạt mức:
+ Sản phẩm chủ yếu đạt gần 2 triệu khăn bao gồm nhiều loại
+ Giá trị tổng sản lượng gần 2,5 triệu đồng
Mặc dù có những khó khăn nhất định vào thời kỳ cuộc chiến tranh phá hoại giặc Mỹ ở miền Bắc đang ở giai đoạn ác liệt nhưng cán bộ công nhân viên Công ty đã có những cố gắng nỗ lực nhất định hoàn thành cá chỉ tiêu đề ra nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân đồng thời với sự giúp đỡ quan tâm của các lãnh đạo ban ngành thành phố Công ty đã khắc phục những khó khăn, dần đi vào ổn định xây dựng và hoàn thiện dây chuyền sản xuất, lao động được bổ sung cả về số lượng lẫn chất lượng. Do đó mà năng suất lao động và doanh thu ngày càng được tăng thêm.
b. Giai đoạn 1981 - 1989.
Giai đoạn này Công ty phát triển với tốc độ cao là do được thành phố đầu tư thêm cho 1 dây chuyền công nghệ dệt kim đan dọc để dệt các loại vải rèm, tuyn, valide. Do vậy, vào thời điểm này Công ty được giao cùng một lúc quản lý và triển khai thực hiện 2 quy trình công nghệ dệt khác nhau là dệt thoi và dệt kim.
Để không nhừng nâng cao năng lực sản xuất Công ty đã tập trung đầu tư theo chiều sâu với các biện pháp kinh tế kỹ thuật nhằm đồng bộ hoá dây chuyền sản xuất, đưa dần toàn bộ những máy móc thiết bị ở khâu dẫn dây chuyền sản xuất như: nồi hơi, nồi nấu áp lực, máy nhuộm, máy sợi đi vào hoạt động sản xuất. Do đó mà Công ty đã chấm dứt được tình trạng khâu đầu của dây chuyền sản xuất không hoạt động được phải làm theo phương pháp thủ công.
Trong giai đoạn này để giải quyết những khó khăn về nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ, để chủ động sản xuất kinh doanh Công ty đã chủ động chuyển hướng sang việc sản xuất chủ yếu phục vụ cho hoạt động xuất khẩu (ở cả 2 thị trường XHCN và TBCN). Năm 1981, Công ty đã ký hợp đồng xuất khẩu dài hạn sang nước CHDN Đức và sau đó ký hợp đồng xuất khẩu sang Liên Xô. Công ty xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Nhật Bản vào năm 1983 và từ đó cho đến nay lượng suất khẩu sang thị trường xuất khẩu chính của Công ty trong những năm gần đây. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty từ 19...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status