Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tại công ty TNHH liên vận Minh Tường - pdf 12

Download Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tại công ty TNHH liên vận Minh Tường miễn phí



Công ty TNHH Liên Vận Minh Tường có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam, có con dấu riêng, độc lập về tài sản, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước, tại các ngân hàng trong và ngoài nước, có điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, tự chịu trách nhiệm tài chính hữu hạn đối với các khoản nợ trong phạm vi vốn điều lệ. Đối với kết quả kinh doanh được hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, có bảng cân đối kế toán riêng, được lập các quỹ theo quy định của luật công ty.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32342/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

iều loại khác nhau, ví dụ chở bắp và chở gạo.
Trong thực tế là do việc bốc xếp hàng rời rất dễ giám sát, mặt khác hải quan không thể theo dõi số lượng xếp lên tàu do là hàng rời nên trong thực tế hải quan sử dụng kết quả của cơ quan giám định (giám định mớn nước) để ghi nhận kết quả kiểm hóa (xem chứng thư giám định mớn nước do Bureau Veritas cấp theo yêu cầu của hải quan).
³ Xuất khẩu theo tàu chuyến
Tương tự tàu chợ hàng rời, áp dụng giao hàng tay ba : Tàu – Cảng – Chủ hàng. Khi tàu tới thì người xuất khẩu mở tờ khai và chở hàng đến cảng giao cho tàu, lưu ý chi phí xếp dỡ ai chịu. Hải quan xác định số lượng hàng thực xuất trên cơ sở biên bảng giám định. Tàu chuyến bao giờ cũng áp dụng giám định hầm tàu lúc xuất khẩu cũng như lúc nhập khẩu. Người ta thực hiện giám định chủ yếu theo mớn nước.
1.6.1.2 Đối với hàng xuất khẩu đóng trong container
³ Nếu gửi hàng nguyên container (FCL/FCL – Full container load)
Quy trình cơ bản bao gồm các công việc :
- Người xuất khẩu liên lạc với hãng tàu, thông báo các thông tin về hàng hóa, nơi đi, nơi đến… Hãng tàu sẽ fax cho chủ hàng bảng lịch tàu để chủ hàng chọn chuyến tàu. Sau khi đã thống nhất hàng sẽ đi chuyến tàu nào thì hãng tàu sẽ fax cho chủ hàng Booking note (Bảng đăng ký lưu khoang/lưu cước) để chủ hàng điền vào và đưa cho thay mặt hãng tàu hay đại lý tàu.
- Sau đó hãng tàu sẽ cấp Lệnh giao cont rỗng để chủ hàng mượn và seal (kẹp chì). Chủ hàng hay người vận tải thay mặt chủ hàng nhận container phải ký vào phiếu EIR (một dạng của biên bản giao container để quy trách nhiệm khi làm hư hỏng hay mất mát container).
- Chủ hàng (nhà xuất khẩu) lấy container rỗng về địa điểm đóng hàng của mình.
- Chủ hàng (nhà xuất khẩu) vận chuyển và giao container cho tàu tại bãi CY (Container yard – bãi container).
- Chủ hàng khai hải quan và thay mặt hải quan đến kiểm tra và giám sát việc đóng hàng vào container. Sau khi đóng xong, nhân viên hải quan sẽ niêm phong, kẹp chì container.
- Chủ hàng lập Packing list và trao cho hãng tàu để lập B/L.
³ Nếu gửi hàng lẻ không đủ một container (LCL/LCL – less than a container load) có 2 trường hợp :
- Gửi hàng thông qua công ty giao nhận với tư cách là người gom hàng (Consolidator)
- Gửi hàng trực tiếp cho hãng tàu thông qua bộ phận cung cấp dịch vụ logistics của hãng tàu ví dụ Mearsk logistics (lưu ý rằng trước đây hãng tàu không làm nhiệm vụ gom hàng lẻ, song do sự phát triển của dịch vụ logistics nên hiện nay các hãng tàu đảm đương luôn công việc này).
Quy trình cơ bản :
Người xuất khẩu gửi Booking note cho hãng tàu hay đại lý của hãng tàu, cung cấp cho họ những thông tin cần thiết về hàng xuất khẩu. Sau khi Booking note được chấp nhận, chủ hàng sẽ thỏa thuận với hãng tàu về ngày giờ giao nhận hàng.
Người xuất khẩu mang hàng đến giao cho người chuyên chở hay đại lý của họ tại trạm CFS (Container frieght station – tram đóng hàng lẻ) của hãng tàu hay của người gom hàng (Consolidator/Forwarder)
Người xuất khẩu mời thay mặt hải quan kiểm tra, kiểm soát và giám sát việc đóng hàng vào container của người chuyên chở hay người gom hàng. Sau khi hải quan niêm phong, kẹp chì container, chủ hàng hoàn thành thủ tục giao hàng và yêu cầu cấp vận đơn và chứng từ vận tải.
Người chuyên chở xếp container lên tàu và vận chuyển tới nơi đến.
1.6.2 Trình tự giao nhận hàng hoá nhập khẩu tại cảng
³ Đối với hàng hóa dạng hàng rời phải lưu kho, lưu bãi tại cảng có 2 bước :
Cảng nhận hàng từ tàu bao gồm các công việc :
- Trước khi dỡ hàng tàu hay đại lý phải cung cấp cho cảng Manifest (bảng lược khai hàng hóa), sơ đồ hầm tàu để cảng tiến hành các thủ tục cần thiết và bố trí phương tiên dỡ hàng.
- Cảng và địa diện tàu tiến hành kiểm tra tình trạng hầm tàu. Nếu phát hiện thấy hầm tàu ẩm ướt, hàng hóa bên trong hầm tàu lộn xộn hay bị hư hỏng, mất mát thì phải lập biên bản hai bên củng ký. Nếu tàu không chịu ký vào biên bản thì mời cơ quan giám định lập biên bản mới tiến hành dỡ hàng.
- Dỡ hàng bằng cần cẩu của tàu hay của cảng và xếp lên phương tiện vận tải để đưa về kho, bãi. Trong quá trình chở hàng, thay mặt của tàu cùng cán bộ giao nhận cảng kiểm đếm và phân loại hàng hóa cũng như kiểm tra về tình trạng hàng hóa và ghi vào Tally sheet.
- Hàng sẽ được xếp lên xe để vận chuyển về kho theo phiếu vận chuyển có ghi rõ số lượng, loại hàng, số B/L.
- Cuối mỗi ca và xếp xong hàng, cảng và thay mặt tàu phải đối chiếu số lượng hàng hóa giao nhận và cùng ký vào Tally sheet.
- Cảng và tàu ký bào bảng kết toán nhận hàng với tàu (ROROC – Report on receipt of cargo) xác nhận số lượng hàng hoá thực giao so với Manifest và B/L.
Lập các giấy tờ cần thiết hay biên bản trong quá trình giao nhận như :
- Biên bản đỗ vỡ hàng (COR – Cargo outturn report) nếu hàng bị hư hỏng.
- Xác nhận hàng thiếu (CSC – Certificate of shortlanded cargo) nếu tàu giao thiếu.
Cảng giao hàng cho người nhập khẩu :
Khi nhận được thông báo tàu đến, người nhập khẩu phải mang vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để nhận lệnh giao hàng (D/O – Delivery order). Hãng tàu hay đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 3 bản D/O cho người nhập khẩu.
- Người nhập khẩu đóng phí lưu kho phí xếp dỡ và lấy biên lai.
- Người nhập khẩu mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng Invoice và Packing list đến văn phòng quản lý tàu để ký xác nhận D/O và tìm vị trí hàng, tại đây lưu 1 bản D/O.
- Người nhập khẩu mang 2 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuất kho. Bộ phận này giữ 1 D/O và lưu 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng.
- Người nhập khẩu tiến hành làm thủ tục hải quan (nộp 1 D/O).
- Sau khi hải quan xác nhận “Hoàn thành thủ tục hải quan” người nhập khẩu có thể mang hàng ra khỏi cảng và chở hàng về kho riêng.
³ Đối với hàng không lưu kho, bãi tại cảng
Khi người nhập khẩu có khối lượng hàng lớn chiếm toàn bộ hầm tàu hay hàng rời, thì người nhập khẩu có thể đứng ra giao nhận trực tiếp với tàu.
Trước khi nhận hàng, trước khi nhận hàng người nhập khẩu phải hoàn tất các thủ tục hải quan và trao cho cảng B/L, D/O.
Sau khi đối chiếu Manifest cảng sẽ lên hóa đơn cước phí dỡ hàng và cấp lệnh giao thẳng để chủ hàng trình cán bộ giao nhận tại tàu để nhận hàng.
Sau khi nhận hàng, người nhập khẩu và người giao nhận ở cảng cùng ký bản tổng kết giao nhận và xác nhận số lượng hàng hóa đã giao nhận bằng phiếu giao hàng trên phiếu xuất kho. Đối với tàu người nhập khẩu vẫn phải lập Tally sheet và ROROC (Bản kết toán nhận hàng với tàu) như trên.
³Đối với hàng nhập bằng container.
Nếu là hàng nguyên container (FCL/FCL)
- Khi nhận được thông báo tàu đến (Notice of arrival) người nhập khẩu mang B/L gốc và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy D/O.
- Người nhập khẩu mang D/O làm thủ tục đăng ký kiểm hóa, người nhập khẩu có thể đề nghị đưa cả container về kho riêng hay trạm thông quan nội địa ICD (Inland clearance deport) kiểm tra hải quan nhưng phải trả vỏ container đúng hạn nếu không sẽ bị xử ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status